221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1053147
Phía Nam dịch tiêu chảy cấp chắc chắn xảy ra!
1
Article
null
Phía Nam dịch tiêu chảy cấp chắc chắn xảy ra!
,

 - TS. Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cảnh báo, phía Nam dịch tiêu chảy cấp chắc chắn xảy ra. Ca tiêu chảy cấp đầu tiên của TP.HCM chứa nhiều yếu tố nguy cơ. Vợ chồng chủ nhà nơi bệnh nhân ở trọ có ghé qua Thái Bình và Hải Phòng - nơi dịch tiêu chảy cấp đang lưu hành, nguồn nguyên liệu được bán gần đường tàu lửa, và đường xe ô tô...

Bệnh nhân Nguyễn T. M. đang nằm trong khoa Cấp cứu - BV Bệnh Nhiệt đới. Ảnh: BV. Bênh Nhiệt đới

Sáng ngày 10/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, Phó Chủ tịnh UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hà cùng Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra công tác xử lý ổ dịch tiêu chảy cấp tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.

Một ca tiêu chảy phức tạp

Nơi ở của bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả đầu tiên ở TP.HCM là một khu nhà trọ tương đối sạch sẽ. Đó là một khu trọ trên dưới 60 người với 12 phòng trọ. Các hộ đều sử dụng nước máy. Nhiều nhà có sử dụng nước uống đóng chai, đun sôi nấu chín thức ăn.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều lo ngại về sự phức tạp của ca bệnh này.

Điều nguy hiểm của ca này là bệnh nhân có người con gái cũng mắc bệnh tiêu chảy. Trong nhà lại có trẻ con. Đồng thời, bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với vợ của chủ nhà.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, Phó Chủ tịnh UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hà cùng Sở Y tế TP.HCM đã kiếm tra công tác xử lý ổ dịch tiêu chảy cấp tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức. Ảnh: H.Cát

Trong khi đó, vào cuối tháng 3, vợ chồng anh Phạm X. P. - chủ nhà nơi bệnh nhân ở trọ, đã về Bắc. Trên đường đi, vợ chồng anh này có dừng chân khoảng 2 giờ đồng hồ tại Thái Bình và sau đó về ở Hải Phòng 3 ngày. Đồng thời, những ngày cuối tháng 3 (28,29,30), bệnh nhân cũng đã về Bình Phước thăm nhà.

Theo BS Nguyễn Đắc Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, một mối nguy hiểm khác là chợ Bình Triệu thuộc khu vực này, đặc biệt là khu buôn bán thực phẩm tươi sống. Khu chợ xây dựng từ năm 1990, hiện đang xuống cấp trầm trọng, đang trong thời kỳ chờ giải tỏa.

"Chúng ta không thể bỏ sót một yếu tố nào trong công tác phòng chống dịch. Chúng ta phải hình dung rằng, mặc dù nấu chay, nhưng nguồn nguyên liệu vẫn được mua tại khu vực này. Đây là khu vực gần ga, do đó nguồn nguyên liệu có thể nhiễm khuẩn đến từ các tỉnh khác", BS. Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói. 

BS Châu còn cảnh báo, bệnh nhân xuống lại TP.HCM cũng là lúc vợ chồng anh P. từ ngoài bắc trở vào. Thái Bình và Hải Phòng lại là những nơi đang lưu hành dịch tiêu chảy cấp. Ca tiêu chảy này có liên quan gì đến những yếu tố này hay không? Nếu đặt vấn đề như thế, thì cả khu nhà trọ phải được giám sát và khử trùng.

Phía Bắc, dịch tiêu chảy cấp đã vào đợt thứ 3. Qua kiểm tra ngẫu nhiên, tất cả các mẫu nước ao hồ, cống rãnh đều có phẩy khuẩn tả. Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại 30 ngày trong nước bình thường, sống trong cơ thể người lành suốt một tuần, được đào thải liên tục và người lành khác lại tiếp tục nhiễm. Phẩy khuẩn tả lưu chuyển trong cộng đồng người lành từ 25-75%.

Ghi nhận tại khoa Nội B - BV Bệnh Nhiệt đới, 14g chiều ngày 10/4, có khoảng 20 ca nhập viện vì tiêu chảy. Hầu hết các bệnh nhân là do ăn uống mất vệ sinh.
Ghi nhận tại khoa Nội B - BV Bệnh Nhiệt đới, 14h chiều ngày 10/4, có khoảng 20 ca nhập viện vì tiêu chảy. Hầu hết các bệnh nhân là do ăn uống mất vệ sinh.

Nhập viện: Tiêu chảy do ăn uống bừa bãi

Ngày 9/4, BV Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận tổng cộng 49 ca tiêu chảy cấp (trong đó có 13 ca người lớn). Ghi nhận tại khoa Nội B - BV Bệnh Nhiệt đới, 14h chiều ngày 10/4, có khoảng 20 ca nhập viện vì tiêu chảy. Hầu hết các bệnh nhân là do ăn uống mất vệ sinh. Các bệnh nhân nằm rải rác ở các quận huyện trong thành phố như: Quận 6, Quận 8, Tân Bình, Bình Thạnh...

Phòng 318, khoa Nội B có 12 bệnh nhân, trong đó tiêu chảy chiếm 5 ca. Chị Thái T. H, 43 tuổi, ngụ tại Bình Dương, nhập viện vào khuya ngày 9/4, đi tiêu chảy hơn 10 lần/ngày. Theo người nhà, chị H. bị đau bụng ngay lập tức ngay sau khi ăn bún và dưa leo. Còn sản phụ Phạm Trần M. T. (Gò Vấp) cũng vừa mới nhập viện vì tiêu chảy. Ngày 9/4, chị M. T. uống sữa, ăn đậu hũ mua ngoài chợ và bánh mì ngọt được bày bán trước cổng bệnh viện nơi chị đi khám thai định kỳ.

Theo BS Điền Hòa Lễ, Trưởng khoa Nội B, mỗi ngày trung bình khoa có 10 bệnh nhân bị tiêu chảy, tuy nhiên, vào sáng 10/4, số bệnh nhân bị tiêu chảy có gia tăng. Thêm 8-9 ca mới nhập viện. Đa số ca đều là những tiêu chảy bình thường, do ăn uống linh tinh và sử dụng các thực phẩm không hợp vệ sinh, bày bán ngoài chợ hay ở vỉa hè. Mùa nóng, thức ăn rất dễ ôi thiu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Theo các chuyên gia "tiêu chảy là một từ chung chỉ việc đi tiêu nhiều lần với phân mềm và nước". Những người có biểu hiện như đi tiêu nhiều lần, với lượng nước nhiều. Đồng thời những ca bị mất nước nhưng không bù nước được do ói, kèm theo sốt thì cần phải vào bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Hiện nay, bệnh nhân tiêu chảy cấp đầu tiên của TP.HCM, bà Nguyễn T.M, đã dần phục hồi. Dự kiến, bệnh nhân sẽ được chuyển lên khoa Nội B trong chiều ngày 10/4.

Phía Nam: Dịch chắc chắn xảy ra

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, TS. Trịnh Quân Huấn, dch chắc chắn xảy ra ở khu vực phía Nam, có thể ở TP.HCM, có thể ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có thể ở khu vực miền Trung. Ảnh: H.Cát
"Dịch chắc chắn xảy sẽ ra ở khu vực phía Nam, có thể ở TP.HCM, có thể ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có thể ở khu vực miền Trung. Qua kiểm tra ở Đà Nẵng, tôi phát hiện ra hiện tượng ăn uống mất vệ sinh, bừa bãi, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Nguy cơ dịch tiêu chảy cấp lan rộng là rất lớn. Do đó, những chi tiết tỉ mỉ, tiểu sử của ca tiêu chảy cấp đầu tiên của TP.HCM rất được Bộ Y tế quan tâm", TS. Huấn khuyến cáo.

Đồng thời, TS. Huấn nhận xét, khi hỏi thăm thông tin có ca bệnh tiêu chảy này vào chiều ngày 9/4, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng như Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới báo cáo rất chung chung. Ngay trong báo cáo của phường Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức sáng ngày 10/4, việc xử lý ổ dịch cũng không nêu chi tiết, rõ ràng.

Theo TS. Huấn, về việc xử lý ổ dịch, một số tỉnh như Nam Định và thậm chí ngay ở Hà Nội "nói rất hay, nhưng khi đến tận nơi thì không ai làm cả". Nếu Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM đã xử lý tốt, thì xem như ổ dịch tiêu chảy cấp đầu tiên này đã xong, nhưng nguy cơ vẫn chưa hết.

"Tất cả đường tàu, đường bay, đường biển liên tục đổ về thành phố hàng nghìn người hàng ngày. Chúng ta làm sao biết được người nào mang mầm bệnh, người nào không. Do đó, tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố phải xây dựng các phương án phòng chống dịch, giám sát dịch", TS. Trịnh Quân Huấn yêu cầu.

Cụ thể, công tác giám sát nguồn nước cũng như thực phẩm phải được thực hiện liên tục và báo cáo hàng tuần. Các thức ăn đường phố hàng rong không hợp vệ sinh sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Thứ trưởng Bộ Y tế gọi tất cả hành vi gây lây lan dịch là "những hành vi vi phạm pháp luật". Các hoạt động này sẽ kéo dài đến tháng 6.

"Ngoài ra, Trung tâm Y tế Dự phòng phải lấy mẫu bệnh phẩm ngẫu nhiên (mẫu nước bề mặt, nước ao hồ, mẫu thực phẩm...). Nếu chúng ta giám sát tốt, phát hiện được phẩy khuẩn tả trong nước, chắc chắn xung quanh có người đào thải ra. Qua đó, chúng ta có thể khoanh vùng xử lý ngay", TS. Huấn chỉ đạo.

Ở bất cứ khu vực nào có lên hàng chục ca tiêu chảy cấp, không cần biết tả hay các bệnh tiêu chảy khác, y tế dự phòng phải xử lý luôn. Bên cạnh đó, các bệnh viện lớn phải tổ chức các đội cấp cứu lưu động, để kịp thời cứu chữa khi có dịch xảy ra.

  • Hương Cát

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>