- Dịch cúm gia cầm bùng phát và lây lan trên diện rộng chưa được khống chế, thì dịch tai xanh lại tái bùng phát. Người nông dân Quảng
Đàn heo dịch tại huyện Đại Lộc. Ảnh: Vũ Trung.
Chiều ngày 3/4, trao đổi với PV VietNamNet, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Nam Phạm Ngọc Anh, khẳng định: Cơ quan Thú y vùng 4 tại Đà Nẵng đã kết luận: mẫu bệnh phẩm lấy từ đàn heo bị dịch bệnh ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có kết quả dương tính với virus Lelystad gây dịch bệnh tai xanh.
Đây là các mẫu bệnh phẩm lấy từ đàn heo 64 con, gồm 34 con heo nái, 30 con heo thịt bị mắc bệnh với các triệu chứng của dịch heo tai xanh tại các hộ gia đình ở thôn Mỹ Đông và Mỹ Tây, xã Đại Phong vào ngày 2/4.
Đến chiều 3/4, dịch heo tai xanh đã lan rộng tại 3 xã Đại Phong, Đại Tân và Đại Minh, huyện Đại Lộc. Thống kê sơ bộ ban đầu của cơ quan thú y cơ sở cho biết, dịch tai xanh đã nhiễm bệnh trên 200 con heo và hiện đang có nguy cơ lây lan mạnh trên địa bàn khu dân cư trong khu vực.
Nhiều hộ nông dân tại vùng dịch này trong mấy ngày qua đã bán heo để chạy dịch, chính vì vậy dịch bùng phát lây lan mạnh. Hiện cơ quan chuyên môn đang tập trung khống chế không cho dịch bùng phát lây lan trên diện rộng.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Anh, mặc dù cơ quan chuyên môn đã triển khai các biện pháp cần thiết để bao vây dập dịch nhưng người dân vẫn còn tâm lý bán heo chạy dịch , trong khi các cấp chính quyền địa phương vẫn còn khá lơ là, chưa vào cuộc một cách quyết liệt.
Cúm gia cầm - chưa công bố nhưng dân đã điêu đứng
Trong khi đó, dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp và đang có nguy cơ lan rộng trên địa bàn. Sau khi dịch bùng phát tại các huyện Thăng Bình, Núi Thành... những ngày qua, dịch cúm tiếp tục lan sang huyện Tiên Phước làm 192 con vịt (trong tổng số 300 con) ở thôn Cẩm Tây, xã Tiên Cẩm bị chết.
Đàn vịt này mới 26 ngày tuổi, chưa được tiêm vắc-xin phòng dịch. Ngay tại huyện Núi Thành dịch tiếp tục lây lan và bùng phát tại 2 xã Tam Hòa và Tam Hiệp, làm gần 300/1.500 con của một hộ dân bị mắc bệnh.
Theo báo cáo của thú y huyện Núi Thành, mặc dù đàn vịt ở huyện Tam Hiệp đã được tiêm vắc-xin phòng cúm, nhưng chỉ hai ngày sau khi tiêm vịt vẫn chết. Thống kê sơ bộ, trên địa bàn Quảng Nam dịch đã bùng phát tại 41 hộ chăn nuôi ở 22 xã thuộc 10 huyện, thành phố. Ngành chức năng đã tổ chức tiêu huỷ 17.827 con vịt, trong đó chết 4.687 con. Toàn bộ số gia cầm này đều xác định là đã nhiễm cúm H5N1. Mặc dù dịch bùng phát tại nhiều địa phương, nhưng Quảng
Như vậy, chỉ trong vòng gần 1 tháng qua, Quảng
Ngoài dịch tai xanh và dịch cúm, Quảng
-
Vũ Trung