Nổ gas trên tàu cá, 3 người mất tích, bỏng toàn thân
Cập nhật lúc 10:46, Thứ Bảy, 15/03/2008 (GMT+7)
Hồi 1h ngày 14/3, vụ nổ bình gas trên tàu cá của ngư dân Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 7031 đã làm một người mất tích và hai người bị bỏng nặng toàn thân.
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 15/3 cho biết, theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, vụ nổ đã khiến tàu cá trên bị chìm cách phía đông bắc bờ biển Đà Nẵng 300 hải lý, cách đông bắc đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) 70 hải lý. Khi xảy ra vụ nổ, trên tàu có 17 thuyền viên nhưng 14 thuyền viên đã xuống thuyền thúng.
Trước đó, lúc 2h ngày 13/3, cách hòn Khoai 30 hải lý về phía tây nam, tàu kéo đã đâm chìm thuyền đánh cá BL 93942TS của Bạc Liêu. Sau khi đâm chìm thuyền đánh cá, sáu ngư dân đã rơi xuống biển, hai người mất tích và hai người chết (đã vớt được một thi thể). Tàu kéo (chưa xác định được tên và quốc tịch tàu) đã bỏ chạy.
Từ đầu năm 2008 trở lại đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn trên biển, gây thiệt hại cả về tính mạng cũng như tài sản của ngư dân.
Vụ chìm tàu đầu tiên được báo chí ghi nhận trong năm 2008 là vụ tàu đánh cá PY 91234-TS của ông Nguyễn Văn Gọi (ở phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) bị một chiếc tàu lạ tông chìm tại vùng biển tọa độ 12o50 vĩ độ Bắc và 109o40 kinh độ Đông, cách mũi Đại Lãnh về phía đông nam khoảng 80 hải lý vào ngày 15/1. Toàn bộ 9 ngư dân trên tàu đã bị mất tích.
Tiếp đó, chiều 23/1, tàu cá BKS 90512 do thuyền trưởng Triệu Ngọc Sáng điều khiển đã bị sóng đánh chìm khi đang ở cách cửa biển Trần Đề (Sóc Trăng) khoảng 13 hải lý, làm 4 ngư dân mất tích.
21/2, 4 ngư dân đang đánh cá ở khu vực cách đảo Hòn Nghệ khoảng 10 hải lý về phía tây bắc thì bất ngờ bị sóng lớn nhấn chìm. Rất may, 4 ngư dân này trôi dạt trên biểm đã được tàu cao tốc Biển Xanh 01 cứu sống.
9/3, Đồn Biên phòng 276 (Quảng Nam) đã cứu nạn thành công 7 ngư dân tàu BĐ 0359/TS bị chìm khi đang hành nghề câu mực trên vùng biển Cù Lao Chàm.
7/3, ngư dân Nguyễn Văn Hiền (35 tuổi, trú ở khu phố 2, phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã chết trên biển vì mất máu quá nhiều do những vết thương bị cá cắn sau khi chiếc thúng chai mà anh dùng để câu mực bị lật.
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 15/3 cho biết, theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, vụ nổ đã khiến tàu cá trên bị chìm cách phía đông bắc bờ biển Đà Nẵng 300 hải lý, cách đông bắc đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) 70 hải lý. Khi xảy ra vụ nổ, trên tàu có 17 thuyền viên nhưng 14 thuyền viên đã xuống thuyền thúng.
Trước đó, lúc 2h ngày 13/3, cách hòn Khoai 30 hải lý về phía tây nam, tàu kéo đã đâm chìm thuyền đánh cá BL 93942TS của Bạc Liêu. Sau khi đâm chìm thuyền đánh cá, sáu ngư dân đã rơi xuống biển, hai người mất tích và hai người chết (đã vớt được một thi thể). Tàu kéo (chưa xác định được tên và quốc tịch tàu) đã bỏ chạy.
Từ đầu năm 2008 trở lại đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn trên biển, gây thiệt hại cả về tính mạng cũng như tài sản của ngư dân.
Vụ chìm tàu đầu tiên được báo chí ghi nhận trong năm 2008 là vụ tàu đánh cá PY 91234-TS của ông Nguyễn Văn Gọi (ở phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) bị một chiếc tàu lạ tông chìm tại vùng biển tọa độ 12o50 vĩ độ Bắc và 109o40 kinh độ Đông, cách mũi Đại Lãnh về phía đông nam khoảng 80 hải lý vào ngày 15/1. Toàn bộ 9 ngư dân trên tàu đã bị mất tích.
Tiếp đó, chiều 23/1, tàu cá BKS 90512 do thuyền trưởng Triệu Ngọc Sáng điều khiển đã bị sóng đánh chìm khi đang ở cách cửa biển Trần Đề (Sóc Trăng) khoảng 13 hải lý, làm 4 ngư dân mất tích.
21/2, 4 ngư dân đang đánh cá ở khu vực cách đảo Hòn Nghệ khoảng 10 hải lý về phía tây bắc thì bất ngờ bị sóng lớn nhấn chìm. Rất may, 4 ngư dân này trôi dạt trên biểm đã được tàu cao tốc Biển Xanh 01 cứu sống.
9/3, Đồn Biên phòng 276 (Quảng Nam) đã cứu nạn thành công 7 ngư dân tàu BĐ 0359/TS bị chìm khi đang hành nghề câu mực trên vùng biển Cù Lao Chàm.
7/3, ngư dân Nguyễn Văn Hiền (35 tuổi, trú ở khu phố 2, phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã chết trên biển vì mất máu quá nhiều do những vết thương bị cá cắn sau khi chiếc thúng chai mà anh dùng để câu mực bị lật.
- Hải Yến (tổng hợp)
,