221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1037931
Đi chợ mùa tăng giá... xăng
1
Article
null
Đi chợ mùa tăng giá... xăng
,

 - Người bán kêu ế ẩm, người mua than đắt đỏ... là tình hình chung ở các khu chợ trong thời buổi giá cả leo thang vì xăng tăng giá như hiện nay.  

Chợ... lác đác người mua

Người tiêu dùng còn chưa kịp kêu trời vì cơn bão giá thổi đùng đùng từ trước Tết, lại đang phải đối mặt với đợt tăng giá mới. Xăng mới tăng chưa kịp nguội, giá đã kịp đội ngay theo sau.

Mô tả ảnh.
Người đi chợ ngần ngừ chọn hàng.

Dạo quanh các khu chợ tại Hà Nội và Hà Đông có thể thấy không khí mua bán trầm lắng, và buồn tẻ hơn mọi khi. Chị Trương Thị Loan, bán rau tại chợ Ngã Tư Sở than thở: “Giá cả tăng cao, khiến cho khách hàng cũng ngần ngại không dám mua nhiều. Từ sáng đến giờ chỉ có vài ba khách mua mấy mớ rau  thôi”. 

Chị Loan cho biết thêm, giá các loại rau củ tăng theo từng ngày. Hôm trước bán 4.000 đồng/1 bắp cải, nay tăng lên 6.000, su hào có giá 3.000 đồng/1 củ, tăng lên 4.000 đồng; rau muống giá 12.000 đồng/1 mớ. 

Tất cả các loại đồ khô như: miến, bánh đa, măng khô, mộc nhĩ, nấm... đều tăng hơn trước từ 2 ngàn – 4 ngàn đồng. Riêng dầu ăn có giá tăng gấp đôi so với năm ngoái, dầu Nepture trước giá 75 ngàn/5lít, nay tăng lên 150 ngàn/5 lít. 

Giá cả tăng chóng mặt làm cho người bán hàng nhiều khi cũng phải lúng túng. Chị Lê Kim Chính, bán hàng khô ở chợ Phùng Khoang cho biết: “Có hôm khách hàng quen ra mua nhưng thấy giá cả tăng đột ngột quá, lại nghi ngờ chủ cửa hàng tự nâng giá, phải phân bua mãi họ mới tin”. 

Các loại thực phẩm là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân mà ế ẩm như vậy thì các mặt hàng gia dụng khác càng trở nên vắng khách hơn.  

Anh Nguyễn Anh Tú, chủ cửa hàng bán đồ nhựa tại chợ Ngã Tư Sở nói: “Tôi dọn hàng từ sáng mà vẫn chưa bán được gì. Giá cả leo thang như vậy, chạy miếng ăn còn khó nói gì đến sắm sửa”. 

Người tiêu dùng e ngại 

Tất cả các loại mặt hàng đều thi nhau đội giá, người tiêu dùng chưa kịp quen với giá cả hôm qua thì hôm nay đã phải tiếp nhận giá cả mới. Không thể chạy theo cơn bão giá, họ buộc phải hạn chế lại mức chi tiêu của mình. Đứng trước mỗi mặt hàng, họ đắn đo quyết định xem có nên mua hay không, mua nhiều hay mua ít...  

Mô tả ảnh.
Rau luôn là mặt hàng khó chọn nhất của các bà nội trợ vì giá cả đắt đỏ.

Chị Lưu Thị Cẩm, nhân viên văn phòng cho biết: “Trước đây đi chợ chỉ hết 25–30 ngàn cho 3 người ăn, thì nay đã lên đến 50–60 ngàn. Lương tăng thì ít, mà giá tăng thì nhiều”. 

Với những người lao động, thì giá cả tăng càng làm cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Quê ở Thanh Hoá, chị Nguyễn Thị Liên bán hàng rau, cùng chồng chạy xe ôm mới ra Hà Nội được 1 tuần, nhưng có lẽ cũng sắp không chịu nổi với những chi phí hàng ngày. Hai suất cơm bụi buổi trưa của anh chị đã hết 28 ngàn đồng, muốn ăn rẻ hơn cũng không được. 

Đến các quán cơm bụi - nơi có đông sinh viên ăn cơm, được nghe những lời than thở của họ mới thấy cơn bão giá đã tác động lớn như thế nào.  

Bạn Trần Thị Giang, sinh viên ĐHKHXH&NV HN nói: “Bây giờ, mỗi bữa ăn cơm tốn bằng cả ngày so với trước. Suất cơm giá 7 ngàn chỉ có rau và đậu, muốn ăn đảm bảo hơn thì phải mất từ 10 ngàn trở lên”. Bạn Lê Văn Tùng, ĐHKHTN HN nói thêm: “Từ hôm ra Hà Nội tới giờ, tôi cố gắng điều chỉnh mức ăn nhưng lúc nào cũng phải mua tới 12–15 ngàn/1 suất”. 

Đồng tiền Việt Nam trượt giá, lạm phát leo thang, giá cả tăng liên tục khiến cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng trở nên khó khăn hơn. Không chỉ người tiêu dùng mà cả những người bán hàng đều than thở. Cuộc mưu sinh vốn đã khó nay càng chật vật hơn.

  • Bùi Hợp - Lưu Trinh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,