221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1037811
Rắc rối chuyện lương hưu ở Hà Nội
1
Article
null
Rắc rối chuyện lương hưu ở Hà Nội
,

 - Quá quen với việc lĩnh lương qua Tổ trưởng Tổ hưu từ hàng chục năm nay, giờ phải tự đi lên phường Nam Đồng (Q.Đống Đa, HN) ký nhận lương hằng tháng, ông Phạm Thạch Tâm liền viết đơn kêu ngay với người ký quyết định hình thức trả lương- bà Phó Chủ tịch UBND thành phố HN Ngô Thị Thanh Hằng. 

Lập ban chi trả lương
 

Công văn số 5560 của UBND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng ký ngày 11/10/2007 giao trách nhiệm cho UBND các phường, xã, thị trấn “thành lập ban chi trả lương hưu, trợ cấp hằng tháng”. Ban này do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phường, xã làm trưởng ban, các thành viên gồm: kế toán, thủ quỹ và cán bộ làm công tác chi trả. 

Mô tả ảnh
Ông Phạm Thạch Tâm: Tôi thích lĩnh lương theo mô hình qua tổ trưởng tổ dân phố hơn là phải đi lên phường. (Ảnh: C.M)
Công việc của họ cũng không hề đơn giản: chỉ tính riêng trong tháng 2/2008, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã chi 549 tỷ, 757 triệu đồng tiền mặt cho 297.130 người lĩnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trên địa bàn toàn thành phố (so với 9.534 người tham gia rút tiền lương hưu bằng thẻ ATM).

 

Ban chi trả này còn đồng thời làm nhiệm vụ quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) trên địa bàn, có trách nhiệm tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp theo pháp lệnh người có công… cho các đối tượng trên địa bàn theo hai hình thức: Hoặc chi trả trực tiếp tại UBND phường, xã, thị trấn (không thực hiện chi trả theo mô hình qua tổ trưởng tổ hưu); hình thức còn lại là chi qua tài khoản - thẻ ATM (nếu đối tượng có nguyện vọng).

 

Ban chi trả còn có trách nhiệm xác nhận giấy lĩnh thay lương hưu và trợ cấp BHXH đối với cá nhân (có thời hạn tối đa 6 tháng) và với hộ gia đình (có thời hạn tối đa 1 năm); giấy đề nghị tiếp tục hưởng chế độ BHXH hằng tháng; giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu và phương thức chi trả.

 

Không còn tổ trưởng đi phát lương 

Mô tả ảnh.
Các cụ, các bác sẽ phải đi lên phường để trực tiếp lĩnh lương. (Ảnh minh họa)

Với quy định trên, sẽ không còn cảnh các cụ, các bác chỉ việc ngồi nhà, trước ngày mùng 10 hằng tháng sẽ có người mang lương tới. Ông Phạm Thạch Tâm, trú tại 104, A17, tập thể Nam Đồng (Q.Đống Đa, HN) - một người đã lĩnh lương hưu gần 30 năm nay (ông Tâm năm nay 89 tuổi, nghỉ hưu năm 1981- P.V) liền gửi ý kiến của mình lên UBND thành phố HN, đơn viết: Chúng tôi là đối tượng lĩnh lương hưu và trợ cấp chế độ chính sách. Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn ủy nhiệm cho tổ trưởng tổ hưu lĩnh giúp và trả công cho họ vài ba nghìn/lần không đáng là bao. 
 

Hiện nay tôi tuổi cao, sức yếu, chưa kể lúc nắng mưa hay ốm đau lại còn phải đi lên phường để lĩnh lương. Cơ quan phường thì chật chội, có một cán bộ chi trả lương và phụ cấp thôi mà phải tiếp đón chi trả cho vài trăm người thì e rằng cả buổi cũng không xong…

 

Đơn gửi đi và Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, UBND phường Nam Đồng đã xuống làm việc với ông Tâm, cuối cùng ông đồng ý với phương thức nếu không tự ra phường lĩnh lương được thì sẽ ủy nhiệm cho người khác lĩnh thay.

 

Tuy nhiên trao đổi với VietNamNet, ông Tâm nói: “Thực ra tôi vẫn chưa vừa lòng, thích lĩnh lương qua tổ trưởng tổ hưu hơn”. Theo ông, việc trả cho người lĩnh hộ vài nghìn để họ mang tiền lương hằng tháng đầy đủ về đến tận nhà thuận tiện hơn rất nhiều việc ông phải một tháng đôi lần lên phường (ngoài lương hưu, ông Tâm còn có lĩnh cả tiền chế độ chính sách thương binh và lão thành cách mạng - P.V).

 

“Việc chống ba-tong thuê xe ôm đi đi, về về 2 lần như thế mất bốn chục ngàn, vừa nguy hiểm lại tốn gấp mấy chục lần trả cho người ta vài ngàn” - ông Tâm nói tiếp - “Mà tôi mắt kém, lên phường còn phải kiểm tiền. Cũng đã tính đến nhờ con cái đi lĩnh hộ, nhưng chúng nó còn phải đi làm đi ăn, nó mà có được nghỉ thì cơ quan hành chính phường cũng nghỉ”.

 

Ủy quyền lĩnh hộ lương thế nào?

 

Các cụ, các bác, đặc biệt là những người cao tuổi, sức khỏe kém vốn đã ngại lên phường lĩnh lương hưu thì vấn đề ủy quyền cho người đi lĩnh hộ trở nên quan trọng.

 

Bà Trương Thị Thụy Trương là cán bộ hưu trí, hộ khẩu thường trú tại 48 Liên Trì (Hoàn Kiếm, HN), cho rằng quy định giấy ủy quyền phải được phường chứng nhận, phải ra phường xác nhận và chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng đang gây khó khăn cho những người già sức khỏe yếu như bà (bà Trương do bị suy tim nên về ở cùng con gái ở phòng 102 K1 - Bách Khoa, Hai Bà Trưng, HN): “Nếu mà tôi ra được đến phường thì tôi không cần nhờ người đi lĩnh hộ nữa”.

 

Theo bà Trương, giấy ủy quyền phải có thời hạn đến khi người ủy quyền không muốn nữa, còn nếu như BHXH sợ rằng người ủy quyền thì chết rồi mà người được ủy quyền vẫn đều đặn đến lĩnh lương hưu thay thì nên cho công an khu vực đến kiểm tra 6 tháng/lần “giống như cái hạn hiện nay được quy định trong giấy ủy quyền, việc dân còn sống hay đã chết thì bên công an hộ tịch phải biết, sao cứ hành dân thế?”. Chốt lại đề xuất, bà Trương còn “thòng” một câu: “Hoặc là cứ phát lương hưu như trước kia, lĩnh qua tổ dân phố”.

 

Về việc này, UBND phường Bách Khoa, nơi bà Trương đang sinh sống hiện tại khẳng định: Trường hợp ốm đau, không tự ra phường được, giấy lĩnh thay lương hưu sẽ được xác nhận chữ ký thông qua tổ trưởng tổ dân phố và bí thư chi bộ. Người được ủy quyền chỉ cần mang chứng minh thư, hộ khẩu và giấy lĩnh thay lương hưu ra UBND phường, sẽ được chứng thực giấy này.

 

Như vậy, bà Trương đã có thể không cần ra tận phường để làm giấy ủy quyền cho người khác lĩnh lương hộ. Tuy nhiên những đề xuất của bà về thời hạn của giấy rõ ràng rất đáng được quan tâm.

 

Bài 2: Tôi bấm điện thoại còn sai nữa là dùng máy ATM

 

  • Đỗ Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,