221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
20126
Hàng nghìn dân sẽ phải dời khỏi khu vực trung tâm
1
Article
null
Điều chỉnh kiến trúc Hà Nội đến 2020:
Hàng nghìn dân sẽ phải dời khỏi khu vực trung tâm
,

(VietNamNet) - ''Tốc độ đô thị hoá của Hà Nội đang tăng chóng mặt, nhưng cái mang lại là những tuyến phố lô nhô, không hình khối. Đô thị của chúng ta có thể ví như một con gà đang lớn rất nhanh trong mớ bòng bong do chính mình tạo ra, khó bề gỡ ra nổi... '' - GS Hoàng Đạo Kính, Chủ tịch Hội đồng kiến trúc Hà Nội đã nhận xét như vậy về bộ mặt Thủ đô. Chính vì thực tế này mà Hà Nội đang ráo riết ''chỉnh sửa'' lại mình.

Hà Nội vẫn là một khối phố lô nhô...

Kết quả điều chỉnh Quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến 2020 của UBND TP, Sở Quy hoạch - Kiến trúc vừa được ông Đào Ngọc Nghiêm, Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội công bố. Quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, nhưng sau bốn năm đã sớm bộc lộ nhiều bất cập.

Vài nghìn dân sẽ phải di dời khỏi khu trung tâm Hà Nội

Theo quy hoạch mới nhất này, vài năm tới đây, vài nghìn dân sẽ phải di dời khỏi khu trung tâm Hà Nội (bao gồm khu vực giới hạn từ vành đai 2, Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Nhật Tân, trở vào trung tâm; các khu phát triển chủ yếu nằm ven đô ngoài vành đai 2 và ở phía Bắc Sông Hồng). Di dời nhiều nhất sẽ là dân trong khu phố cổ. 

 

TT

 

Chuỗi đô thị

2005

2010

2020

Dân số

Đất đai

Dân số

Đất đai

Dân số

Đất đai

 

Toàn chuỗi đô thị

146,0

1500

280

3.850

500

7.500

1

Đô thị Sơn Tây

80

650

140

2.000

300

4.000

2

Đô thị Xuân Hoà

33

250

70

1.000

100

2.000

3

Đô thị Phúc Yên

23

250

50

600

80

1.000

4

Đô thị khác (Phủ Lỗ, Kim Anh)

10

350

20

250

20

500

Quy mô dân số và đất đai các chuỗi đô thị vệ tinh Hà Nội (Đơn vị: 1000 người, ha)

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, trước mắt, sẽ di dân ngay trong phạm vi 4-5 ha thành nội. Dân số đô thị Thủ đô Hà Nội và các đô thị xung quanh trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung khoảng 4,5 đến 5,5 triệu người. Trong đó, quy mô dân số nội thành của thành phố Hà Nội Trung tâm là 2,5 triệu người . 

Gần 2.000 di tích (trong đó có 540 di tích được xếp hạng) và nhiều công trình kiến trúc sẽ được coi là di sản đô thị. Hà Nội sẽ di chuyển cả đường xe lửa ra ngoài khu vực. 500 biệt thự từ thời Pháp cũng được bảo tồn, tôn tạo để gìn giữ bản sắc riêng của Hà Nội. Thành Cổ Loa đang được nghiên cứu quy hoạch tôn tạo lại thành một hồi ức về lịch sử dân tộc với diện tích khoảng 800 ha.

Các việc di dời trên nhằm đáp ứng chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân là 100 m2/người. Trong đó phải bảo đảm chỉ tiêu đất giao thông là 25 m2/người, chỉ tiêu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao là 18 m2/người và chỉ tiêu đất xây dựng đất công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5 m2/người.


Hà Nội sẽ ''kết nối'' với 7 đô thị lân cận

Đây là mấu chốt của việc điều chỉnh quy hoạch do các đô thị xung quanh (được gọi là vùng đô thị Hà Nội, diện tích nghiên cứu gần 7.800 km2) đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. 

Hiện tại, khu vực phía Tây Bắc và Tây Nam của Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Tuy nhiên, sự phát triển về phía Bắc (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn) lại khá chậm do có sự ngăn cách của sông Hồng. Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hồng cùng với cơ chế, chính sách kích thích đầu tư đang đươc gấp rút xây dựng để phát triển đồng bộ các khu đô thị. Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, không thể có sự thịnh vượng riêng cho Hà Nội nếu tách rời với sự phát triển vùng. Bộ Xây dựng đã giao cho UBND TP phối hợp với các vụ, viện chức năng tổ chức làm việc với 7 tỉnh lân cận để xây dựng quy hoạch đa ngành, liên lãnh thổ và quy hoạch phát triển các đô thị vệ tinh.

Để làm việc đó, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng, nâng cấp các tuyến đường hướng tâm xuất phát từ Thủ đô Hà Nội; phát triển hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai I, II, III và có kế hoạch xây dựng đường vành đai IV; xây dựng hoàn chỉnh, xử lý triệt để các nút giao thông trong nội thành nhằm giải toả tình trạng ách tắc giao thông hiện nay; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông tĩnh; xây mới một số cầu qua sông Hồng. Phát triển đồng bộ giao thông đô thị và nông thôn.

Việt Hưng sẽ thành khu đô thị lớn nhất Hà Nội

Trước năm 2000, Hà Nội chỉ có 87 nhà cao từ 7 tầng trở lên. Tính đến nay, gần 70 dự án nhà ở cao tầng thuộc các khu đô thị mới đã được triển khai, tạo ra gần 25 triệu m2 nhà ở, xóa dần nhà tạm, nhà ổ chuột và những căn nhà nguy hiểm. Tại các khu đô thị mới đều xây dựng chung cư cao tầng nhằm giảm mật độ xây dựng công trình, tăng dịch vụ công cộng, cải thiện điều kiện sống. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép điều chỉnh 2 KCN Thượng Thanh và Việt Hưng (Gia Lâm) thành khu đô thị. Đây là tuyến trục trung tâm của thành phố để phát triển trung tâm mới và giãn dân nội thành. Việt Hưng sẽ được quy hoạch thành khu đô thị lớn nhất của Hà Nội.

 

Thành phố sẽ chú trọng đầu tư công viên cây xanh, phấn đấu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu diện tích cây xanh tính theo đầu người là 18m2. Đây chính là vấn đề tồn đọng không giải quyết được từ nhiều năm trước. Hiện tỷ lệ này còn rất thấp, chỉ đạt 3,5m2/người và đang tiếp tục giảm mạnh theo tỷ lệ nghịch với tốc độ xây dựng. Đến năm 2020, sẽ có thêm 39 dự án của thành phố và 6 dự án quốc gia về cây xanh được triển khai trên địa bàn thành phố.

 

Bảo vệ khu phố cổ và di sản  

Điều kiện sống trong khu phố được coi là cổ và các biệt thự cũ đang xuống cấp nghiêm trọng. Theo ông Hoàng Văn Nghiên, Chủ tịch UBND TP, đối với khu phố cổ, Hà Nội đã thống nhất với Bộ Xây dựng lập dự án cải tạo quy hoạch theo các cấp độ của toàn khu làm cơ sở hướng dẫn, xây dựng, giải quyết nhu cầu cải tạo lại nhà ở cho dân và giảm dần mật độ dân cư. Dân số trong khu trung tâm Hà Nội chỉ có quy mô khoảng 2,5 triệu người. Đối với khu ngoại thành, sẽ tổ chức nghiên cứu mô hình quy hoạch làng, xã đô thị hóa vùng ven đô và thống nhất biện pháp quản lý để giữ gìn đặc trưng của làng xã.

UBND TP đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép thu hồi đất đối với những vùng đã có quy hoạch chi tiết được duyệt để tổ chức giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng và tổ chức lại đời sống dân cư. Quy hoạch chung Hà Nội sẽ được công khai trong thời gian tới.

 

Các khu chức năng chính

 

Các khu công nghiệp: Cải tạo 9 khu công nghiệp hiện có, phát triển 7 khu công nghiệp mới với quỹ đất 3.000 ha. Có 8 cụm công nghiệp vừa và nhỏ đang được triển khai xây dựng. Có 83 trong tổng số 770 làng được quy hoạch thành làng nghề truyền thống.

 

Khu vực trung tâm: Gồm có trung tâm chính trị Ba Đình (cấp Trung ương); Hồ Gươm, Tây Hồ Tây, Vân Trì, Phương Trạch- Cổ Loa, Gia Lâm, Cầu Giấy, khu đô thị 61 tỉnh thành (cấp thành phố); Cầu Giấy, Chương Dương, Tây Hồ, Bắc Thanh Trì, Thanh Xuân.

 

Khu đại học, viện nghiên cứu: Khu giáo dục chuyên nghiệp được xây dựng tại Láng - Hòa Lạc (340 ha) và Tây Mỗ (80 ha). Khu đô thị khoa học được phát triển tại Nghĩa Đô - Cầu Giấy.
 

Từng ngôi nhà của Hà Nội có thể đẹp nhưng chưa có một tổng thể kiến trúc. Khái niệm đô thị mới chỉ là nhà cao, đường rộng, người đông, có điện và có nước... Các ý tưởng quy hoạch lạc hạu ngay khi chưa thực hiện xong...

Vài năm trước, chúng ta còn vui mừng vì mở ra đường của ngõ Nguyễn Văn Cừ. Nó là niềm tự hào của những người làm quy hoạch Hà Nội nhưng bây giờ thì nó trở thành một hành lang chật chội và bức bối, nhà cửa manh mún... Bây giờ muốn khoe Hà Nội không biết khoe con đường nào. Hà Nội hiện thiếu một con đường để đón khách tham quan, thiếu một ngã tư  ngã năm đẹp, thiếu một quảng  trường trang trọng ngoài quảng trường Ba Đình. Chưa có một đường phố, một đoạn phố nào của Hà Nội được quy hoạch theo đúng nghĩa. Quy hoạch chỉ nặng về đất và phân chia đất.

15 năm nay, quỹ xây dựng Hà Nội tăng lên ghê gớm, nhưng đầu tư cho từng công trình chưa đủ tạo ra sự đồ sộ, tính tầm cỡ để có thể tạo dấu ấn. Đến thời điểm này, Hà Nội vẫn chỉ là một phố thị xinh xinh từng phần, đáng yêu từng phần...

(Chủ tịch Hội đồng kiến trúc -  Giáo sư Hoàng Đạo Kính)

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,