221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
19530
TP.HCM sắp hứng chịu đại dịch AIDS lần 3?
1
Article
null
TP.HCM sắp hứng chịu đại dịch AIDS lần 3?
,
Chiến dịch chống AIDS có ngăn đáng kể đại dịch này

Trước đây, đại dịch HIV đã bùng phát tại TP.HCM vào năm 1993 và 1999 với sự gia tăng nhanh của tệ nạn sử dụng ma túy. Cho đến nay, nhóm đối tượng sử dụng ma túy, nhất là nhóm trẻ sử dụng heroin vẫn ở mức cao và gái mại dâm nghiện ma túy đang tăng sẽ góp phần rất lớn tạo ra một đợt dịch thứ 3 cho thành phố.

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo Ủy ban Phòng chống AIDS thành phố là các chiến lược giảm tác hại như khuyến khích sử dụng bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm... vẫn dừng ở mức thí điểm, hoàn toàn không đủ sức tác dụng ngăn chặn dịch. Đến nay, Chính phủ vẫn chưa có chủ trương cụ thể rõ ràng đối với việc thực hiện các chiến lược giảm tác hại do có vẻ mâu thuẫn với chủ trương phòng chống ma túy, mại dâm. Ngoài ra, tình trạng hạn chế tài chính trong việc phòng chống AIDS của thành phố (chỉ ở mức 800 đồng/người/năm) sẽ là nguyên nhân gây bùng phát dịch mới.

 

Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, để ngăn chặn đại dịch AIDS, thành phố sẽ kết hợp giải quyết triệt để tệ nạn ma túy, mại dâm cùng với việc phòng ngừa lây nhiễm HIV để từ đó nâng cao ý thức tự bảo vệ mình trong mỗi người dân. Trong khi chưa giải quyết triệt để các vấn đề tệ nạn để chặn đứng sự lây nhiễm của bệnh AIDS, chúng ta phải xây dựng một chương trình đồng bộ giữa việc chống tệ nạn gắn với phòng chống, giảm tác hại AIDS. Trong năm nay, TP sẽ xúc tiến xây dựng một bệnh viện dành cho bệnh nhân nhiễm AIDS không nơi nương tựa. Với những giải pháp, kiến nghị của các cơ quan chức năng vừa nêu trên, hy vọng dịch HIV-AIDS lần 3 sẽ được chặn đứng.

 

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại Hội thảo quốc gia về chính sách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS (Hà Nội ngày 24/12/2002), các trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở nước ta qua mỗi năm cứ tăng dần: Năm 2001 tăng hơn 14.000 người so với năm 2000; năm 2002 tăng hơn 8.000 người so với năm 2001. Đến tháng 12- 2002, ước tính số người nhiễm HIV/AIDS trong cả nước lên đến gần 60.000 người; hơn 4.600 trường hợp tử vong do AIDS... Đáng báo động là các trường hợp nhiễm HIV theo lứa tuổi, trong đó có đến 52% từ 20 đến 29 tuổi; 23% từ 30 đến 39 tuổi. Nguy cơ lây nhiễm qua tiêm chích ma túy rất cao, người nhiễm HIV tiếp tục tiêm chích và dùng chung bơm tiêm. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có thể đã có tới 40.000 người nghiện ma túy nhiễm HIV. Trong đó, TPHCM chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn 40%. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục cũng đáng báo động. Ở Hà Nội, tỉ lệ lái xe đường dài có quan hệ tình dục với gái mại dâm chiếm gần 60% trong khi người nhiễm HIV tiếp tục có quan hệ tình dục với gái mại dâm nhưng số người dùng bao cao su thấp.

 

Nguy cơ một đại dịch AIDS mới

 

Sau trường hợp phát hiện nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12-1990, đến nay số người nhiễm HIV ở TP.HCM không ngừng gia tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2002, thành phố đã phát hiện 13.067 trường hợp nhiễm HIV, nhưng con số thực tế cao hơn 4-5 lần so với số phát hiện được. Trong đó, đối tượng nghiện ma túy lên đến 75,8%.

 

TS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP, đã cảnh báo, ngoài lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy, đại dịch AIDS sắp bùng nổ do tỷ lệ gái mại dâm nhiễm HIV tăng cao đột biến trong những năm qua. Theo ông Giang, kinh nghiệm của những nước trong khu vực cho thấy nước nào kiểm soát được dịch HIV đối với gái mại dâm thì nước đó kiểm soát được dịch và ngược lại.

 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là sự xâm nhập của tệ nạn ma túy vào trong nhóm gái mại dâm đã làm cho tình hình nhiễm HIV tăng cao, đạt mức 25,9% trong năm 2002. Nếu như trong năm 1998, tỷ lệ gái mại dâm sử dụng ma túy chỉ khoảng 1-2% thì nay đã tăng đến khoảng 30-40%. Thử làm phép so sánh với Thái Lan vào thời điểm nóng của dịch AIDS, tỉ lệ nhiễm trên gái mại dâm ở đó cũng chỉ dừng ở mức 18% trong khi TP.HCM lại tăng đến 25,9%. Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban Văn hóa Xã hội- HĐND TP, lo ngại: “Tuy TP vẫn còn trong giai đoạn sớm của dịch (chỉ tập trung trên các nhóm đối tượng có nguy cơ cao) nhưng dịch đang tiếp tục tăng mạnh, thể hiện qua số lượng phụ nữ nhiễm HIV tăng và ngày càng trẻ hóa”. Dù chưa kịp bùng phát thành dịch nhưng đợt giám sát dịch tễ trong năm 2002 ghi nhận dịch đang có chiều hướng lan tỏa trong cộng đồng người bình thường, không sử dụng ma túy qua sự gia tăng rất nhanh tỉ lệ nhiễm HIV lây qua đường tình dục (25,9%) và thai phụ (0,9%). Điều đáng báo động là khi bùng phát tại TP.HCM, dịch sẽ nhanh chóng lan ra các khu vực khác trong cả nước.

 

(Theo NLĐ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,