221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
134847
"Chiêu" mới trong kinh doanh hoa quả tại các siêu thị
1
Article
null
'Chiêu' mới trong kinh doanh hoa quả tại các siêu thị
,
Các siêu thị, trung tâm thương mại đều có phương thức kinh doanh hoa quả mới.

Ngay sau khi có thông tin siêu thị Seiyu Hà Nội có bày bán một số loại hoa quả có nhãn mác New Zealand nhưng thực chất được nhập từ Trung Quốc, hầu hết các siêu thị kinh doanh mặt hàng này đều có động thái mới.

Hoa quả được "gắn" tên mới

Nếu như cuối năm 2002 số lượng các siêu thị kinh doanh hoa quả tại Hà Nội lên tới hơn 12 siêu thị, trung tâm thương mại thì đến nay chỉ còn có 4 nơi kinh doanh mặt hàng này là: Siêu thị Intimex, Tràng Tiền - Plaza, Trung tâm bán sỉ Metro và siêu thị Seiyu Hà Nội. Phần lớn những gian hàng bán hoa quả được xếp ở vị trí khiêm tốn, diện tích thu hẹp hơn so với thời gian trước khi xảy ra "sự cố" tại siêu thị Seiyu.

Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn những siêu thị, trung tâm thương mại còn kinh doanh mặt hàng này đều sử dụng cách thay tên đổi họ cho từng sản phẩm. Thay vì táo New Zealand, nho Mỹ, xoài Thái Lan, me Thái Lan, mận Mỹ nay đã được các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ gắn độc nhất giá tiền trên từng sản phẩm, không ghi nguồn gốc xuất xứ.

Nếu khách hàng đặt câu hỏi với nhân viên bán hàng thì mới được trả lời nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Một chiêu thức nữa của các siêu thị, trung tâm thương mại là đặt tên sản phẩm theo cách nhận dạng mà không theo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm như trước đây. Ví dụ đối với nho Mỹ thay vì tên gọi "nho Mỹ" đã dùng nay sản phẩm được "cải tên" thành "nho tím" và tương tự như vậy là "táo khay vàng", "mận đỏ"... và cùng với việc này là một loạt các tem hoa quả "nguyên bản" được loại bỏ. Chỉ có những mặt hàng "chắc nguồn gốc" siêu thị, trung tâm thương mại mới để nguyên tem dán.

Chị Bùi Thị Thúy - khách sạn Horison nói: "Điều đáng nói ở đây là giá bán của những loại hoa quả này so với giá trước đây không thay đổi. Như vậy, người tiêu dùng như chúng tôi mua hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà vẫn phải trả tiền theo giá "ngoại". Theo tôi, cơ quan quản lý thị trường cần kiểm tra ngay và có biện pháp xử lý đối với những hành vi sai trái, "đánh đố" khách hàng như hiện nay".

Còn anh Nguyễn Viết Chiến - 70 Linh Quang tâm sự: "Trước đây tôi hay mua hoa quả tại siêu thị, trung tâm thương mại nhưng từ khi thấy tivi, báo đài nói nhiều về tình trạng gian lận trong xuất xứ hàng hóa tôi quyết định mua hoa quả tại chợ. Cũng là trái táo, trái lê, quả cam đó mà giá bán tại siêu thị đắt hơn nhiều lần so với thực tế thì thật là phi lý". Khi được hỏi nếu lựa chọn hoa quả tại siêu thị, trung tâm thương mại hay chợ phần lớn những người tiêu dùng đều e ngại khi mua hoa quả tại siêu thị sau "sự kiện" siêu thị Seiyu.

Sẽ có kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Ông Phạm Ngọc Quý - Giám đốc siêu thị Intimex là một trong những siêu thị có kinh doanh mặt hàng hoa quả tâm sự: "Hiện nay ở các siêu thị không chỉ có hoa quả nhập khẩu mà còn có cả hoa quả Việt Nam. Sự việc của siêu thị Seiyu sẽ ảnh hưởng tới các siêu thị khác theo sự lan tỏa thông tin. Cách tốt nhất là các siêu thị nên có nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bên cạnh tên sản phẩm". Hầu hết những siêu thị còn kinh doanh mặt hàng hoa quả đều có động tác rà soát từng sản phẩm.

Theo ông Phạm Bá Dục - Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho biết: "Mặc dù có giấy tờ hải quan xác định lô hàng hoa quả có xuất xứ cụ thể nhưng nhà phân phối gắn thêm tem cho sản phẩm hay người tiêu thụ gắn thêm tem cho sản phẩm đều là biểu hiện của gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa. Dù gian lận ở khâu nào, đây cũng là hiện tượng đánh lừa người tiêu dùng".

Trước thực trạng các siêu thị, trung tâm thương mại kinh doanh hoa quả có biện pháp mới đối phó với cơ quan chức năng, ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội có cho rằng: "Một trong những vấn đề bất cập hiện nay là mặt hàng hoa quả không quy định tem dán trên từng sản phẩm. Đây có thể là kẽ hở để người phân phối mập mờ giữa xuất xứ hàng hóa và tên hàng hóa. Hiện tượng giả mạo xuất xứ hàng hóa kiểu này khá phổ biến đối với mặt hàng hoa quả vì hai lý do: Đây là mặt hàng có thời gian tiêu thụ ngắn và dễ lừa người tiêu dùng".

Để ngăn chặn kịp thời hiện tượng giả mạo xuất xứ hoặc "đánh lận" giữa tên xuất xứ hàng hóa và tên gọi hàng hóa theo giống cây trồng, Chi cục Quản lý thị trường sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra xuất xứ hàng hóa một số mặt hàng trong đó có mặt hàng hoa quả. Chắc chắn từ sau sự việc của siêu thị Seiyu, sẽ ít nhiều có tác động đối với việc kinh doanh hoa quả tại các siêu thị nói chung. Đây cũng là lời cảnh báo đối với cơ quan chức năng: Nên thắt chặt hơn nữa việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

(Theo Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,