221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
130784
LĐ Việt Nam tại Nhà máy Bin Bin vẫn đình công
1
Article
null
LĐ Việt Nam tại Nhà máy Bin Bin vẫn đình công
,

(VietNamNet) - ''Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với người lao động trên tinh thần hợp tác và những thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, người lao động vẫn cố tình đình công và tỏ ra bất hợp tác với cả chúng tôi lẫn nhà máy''- Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm XKLĐ TRALACEN tỏ ra bức xúc về chuyện đình công của lao động tại Nhà máy may Bin Bin (Malaysia). Theo bà Nhàn, nếu lao động tiếp tục đình công trái pháp luật sẽ bị trục xuất về nước.

Lao động Việt Nam bỏ trốn bị bắt tại nước ngoài.

TRALACEN cho biết, mấy ngày qua đại diện của trung tâm đã sang Malaysia cùng đại diện Nhà máy Bin Bin đàm phán với số lao động đình công. Tuy nhiên, không những số lao động này không đi làm trở lại mà còn lôi kéo, kích động những lao động khác cùng đình công. Phó Giám đốc TRALACEN Nguyễn Hồng Sơn điện thoại về từ Malaysia cho biết, người lao động đòi hỏi quá cao so với những gì nhà máy và TRALACEN có thể đáp ứng được.

Theo ghi nhận của đại diện TRALACEN tại Malaysia, đã gần một tuần nay, 84 công nhân Việt Nam tại nhà máy Bin Bin chỉ ngồi ở KTX... hát karaoke, chơi bài. Đại diện của TRALACEN đưa ra thông báo đến tận nơi yêu cầu lao động đi làm trở lại. TRALACEN đã soạn một thoả thuận về mức lương và các khoản liên quan giữa TRALACEN, Nhà máy Bin Bin và người lao động. Trong đó, nhà máy Bin Bin cam kết, trong mọi trường hợp vẫn phải tạo điều kiện để giúp cho lao động đảm bảo được mức thu nhập hàng tháng tối thiểu là 468 ringit, làm thêm giờ sẽ tính thu nhập theo sản phẩm.

Ngoài ra, vì sản xuất đang gặp những khó khăn nhất thời nên Nhà máy Bin Bin đã đưa vào thoả thuận vấn đề đào tạo thêm những lao động có tay nghề thấp. Nếu như lao động làm việc trong 8 giờ/ngày mà không đạt thu nhập 18 ringit/ngày thì phía nhà máy sẽ hỗ trợ cho lao động số tiền còn lại để đảm bảo cho lao động đạt được mức lương cơ bản trong thời gian làm việc. Thời gian hỗ trợ tối đa cho lao động là 3 tháng, kể từ ngày lao động ký vào thoả thuận.

Tuy nhiên, lao động vẫn không ký vào thoả thuận và vẫn tiếp tục đình công, đồng thời lại đưa ra yêu sách phi lý là nhà máy phải đảm bảo mức lương tối thiểu là 700 ringit/tháng, trái với những gì lao động, nhà máy và TRALACEN đã ký trong hợp đồng. Trước tình hình đó, Nhà máy Bin Bin và TRALACEN đã yêu cầu lao động phải có văn bản cụ thể nêu rõ yêu cầu của mình, không được đình công trái pháp luật làm ảnh hưởng đến trật tự và sản xuất của nhà máy, hơn nữa lại vi phạm pháp luật Malaysia.

Đại diện TRALACEN tại Malaysia cho biết, theo điều tra, trong số 84 lao động đang đình công có một số đối tượng đã từng đi lao động tại Đài Loan. Số đối tượng này đã lôi kéo các lao động khác đình công để được kết thúc hợp đồng sớm và sang Đài Loan làm việc. Số đối tượng này còn chặn đường chửi bới và đánh các lao động khác đình công nhưng đã đi làm trở lại. Cho đến chiều qua (22/10), Nhà máy Bin Bin đã cho thôi việc hẳn 7 đối tượng cầm đầu nhóm đình công.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Giám đốc TRALACEN cho biết, trong trường hợp số lao động trên không chấp nhận các thoả thuận giữa 3 bên mà vẫn cố tình đình công, biểu tình trái pháp luật thì sẽ bị trục xuất về nước. Tuy nhiên, lao động sẽ phải tự mua vé máy bay và phải đền bù cho phía nhà máy cũng như TRALACEN toàn bộ những chi phí thiệt hại do họ gây ra.

  • Thế Lê Vinh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,