221
861
Thời sự Quốc hội
thoisuquochoi
/thoisuquochoi/
127625
Lần đầu tiên, ngân sách TƯ được thảo luận và quyết định công khai tại Quốc hội
1
Article
null
Kỳ họp thứ tư - Quốc hội khóa XI
Lần đầu tiên, ngân sách TƯ được thảo luận và quyết định công khai tại Quốc hội
,
 
(VietNamNet) - Nếu như trước đây, phương án phân bổ ngân sách Trung ương đối với từng bộ, ngành được Quốc hội giao cho UBTVQH quyết định, thì từ kỳ họp thứ tư (khai mạc ngày 21/10 tới), Quốc hội sẽ chính thức xem xét và quyết định công khai vấn đề này. Việc phân bổ ngân sách trong kỳ họp Quốc hội sẽ được "cứ thế mà làm" trên cơ sở những căn cứ, thước đo, hệ số đã quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước.

Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng phải trả lời chất vấn

Theo thông báo của ông Bùi Ngọc Thanh, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tại buổi họp báo chiều nay (17/10), kỳ họp Quốc hội lần này sẽ có 3 ngày chất vấn.

Trả lời câu hỏi của PV báo Tuổi trẻ về đối tượng sẽ "bị" chất vấn trong kỳ họp tới trên cơ sở Luật Giám sát hoạt động của Quốc hội vừa ban hành, ông Bùi Ngọc Thanh khẳng định: "Theo luật định, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ là đối tượng trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Riêng Chủ tịch Quốc hội, tuy chưa có văn bản nào quy định là đối tượng chất vấn, nhưng trên thực tế đã từng trả lời chất vấn trước các đại biểu Quốc hội, do đó cũng là đối tượng của chất vấn''.

Về công việc kiểm tra, đôn đốc ''những lời các đại biểu đã hứa'' tại kỳ họp Quốc hội của Ban công tác dân nguyện vừa được thành lập, ông Thanh cho biết: "Trong kỳ họp Quốc hội lần này sẽ có báo cáo về công tác dân vận gửi đến các đại biểu quốc hội. Ban Công tác dân nguyện sẽ giúp Quốc hội tập hợp ý kiến, đơn từ tố cáo của công dân. Hơn nữa, trong chương trình giám sát của Quốc hội sẽ có hoạt động tiếp dân, đây là điều rất được các đại biểu quan tâm''.

Về hoạt động giám sát Quốc hội tại kỳ họp, ông Thanh cho biết thêm: "Việc giám sát Quốc hội sẽ trên cơ sở đề nghị của các cơ quan thuộc Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội; đề nghị của đại biểu Quốc hội; của Uỷ ban Trung ương MTTQ VN.

Quốc hội sẽ thông qua và cho ý kiến 14 dự án luật

Trên cơ sở đã tổng hợp, ghi nhận ý kiến xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ cho thông qua 9 dự luật. Đó là: Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi); Luật Bầu cử đại biểu HĐND (sửa đổi); Luật Thi đua khen thưởng; Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Thuỷ sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hợp tác xã; Luật Xây dựng.

Trong số những dự án luật trên đây, Luật Đất đai (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã được đưa ra lấy ý kiến của toàn dân. Tuy nhiên, theo lo ngại của ông Bùi Ngọc Thanh, do phạm vi của Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) quá rộng nên trong kỳ họp tới đây khó có khả năng thông qua hết toàn bộ nội dung luật.

Về công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ tư còn cho ý kiến về các dự án luật: Luật Thanh tra; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Phá sản doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.

  • Lan Nhi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,