221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
216918
Đề xuất của Hàn Quốc
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Ngày làm việc đầu tiên của vòng đàm phán 6 bên:
Đề xuất của Hàn Quốc
,

CHDCND Triều Tiên sẽ được đền bù thoả đáng nếu đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân. Đó là đề nghị của Hàn Quốc tại phiên khai mạc vòng đàm phán 6 bên diễn ra hôm qua (25/2) tại Bắc Kinh.

Đại diện Mỹ ngồi cạnh đại diện CHDCND Triều Tiên tại bàn đàm phán lục giác.

Để giải quyết những bế tắc và căng thẳng về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, theo Seoul, cần tiến hành tuần tự 3 công đoạn sau: Thứ nhất, Bình Nhưỡng phải tuyên bố sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân, đổi lại, Mỹ sẽ cam kết bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên. Thứ hai, CHDCND Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân, sau khi được thanh sát, họ sẽ nhận viện trợ năng lượng và các phần thưởng khác. Và cuối cùng là giải quyết các vấn đề còn lại cũng như cải thiện các mối quan hệ.

Hiện vẫn chưa rõ liệu sáng kiến của Hàn Quốc có được Mỹ và các bên liên quan phê chuẩn hay không.

Những bất đồng cần giải
quyết thông qua đàm phán:

- CHDCND Triều Tiên đòi bồi thường cho việc "đóng băng" chương trình hạt nhân; Mỹ kiên quyết: "đóng băng" là chưa đủ.
- Mỹ muốn CHDCND Triều Tiên huỷ bỏ chương trình làm giàu uranium; CHDCND Triều Tiên khẳng định: Không có cái gọi là chương trình làm giàu uranium.

Đây là lần thứ hai, đại diện của CHDNND Triều Tiên, Mỹ - 2 nhân vật chính trong cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên - và 4 nước liên quan là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga ngồi lại với nhau để tìm giải pháp tháo gỡ bế tắc. Vòng đàm phán thứ nhất diễn ra tại Bắc Kinh tháng 8/2003 đã không mang lại kết quả gì.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định: "Các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp trong thời gian gần đây là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho vòng đàm phán này, góp phần giúp các bên hiểu nhau hơn".

Cũng tại phiên khai mạc, Bình Nhưỡng tái khẳng định quan điểm rằng họ đồng ý "đóng băng" chương trình hạt nhân khi có được sự bảo đảm về an ninh cũng như được viện trợ kinh tế, năng lượng và một số nhân nhượng khác từ phía Mỹ. Trong khi đó, Washington lại nhất quyết đòi Bình Nhưỡng phải đi trước trong tiến trình giải quyết khủng hoảng.

Chiều qua, Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã tiến hành hội đàm song phương. Thông tin về sự kiện này không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, cuộc gặp đó chỉ mang tính chất "không chính thức".

Khủng hoảng hạt nhân tại Bán đảo Triều Tiên nổ ra tháng 10/2002 khi Mỹ tuyên bố CHDCND Triều Tiên thú nhận tiến hành chương trình làm giàu uranium.

Trong một diễn biến khác, Chương trình Lương thực LHQ (WFP) hôm qua tuyên bố sẽ nối lại viện trợ lương thực cho CHDCND Triều Tiên. Đầu tháng 2/2004, WFP phát đi lời kêu gọi khẩn cấp cứu giúp khoảng 6,5 triệu người dân nước này đang đứng trước nguy cơ chết đói. Khoản viện trợ mới nhất này có được nhờ sự đóng góp của Đức, New Zealand, Canada và Na Uy.

Vòng đàm phán 6 bên lần 2
về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên:

- Khai mạc vào lúc 9h (giờ địa phương - khoảng 8h giờ Việt Nam) ngày 25/2 tại Điếu Ngư đài - nhà khách quốc gia Trung Quốc.
 - Kéo dài tới thứ sáu (27/2).
- Các bên ngồi họp ở một chiếc bàn lục giác, đại diện Mỹ ngồi cạnh đại diện CHDCND Triều Tiên.
- Đại diện các nước: Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Thứ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Kim Kye-gwan, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương James Kelly, Thứ trưởng các vấn đề Ngoại giao và Thương Mại Hàn Quốc  Lee Soo-hyuck, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Losiukov, Tổng giám đốc cơ quan các vấn đề châu Á và châu Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Mitoji Yabunaka

(Tiến Dũng - Theo BBC, AP, CNN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,