221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
116694
Condoleezza Rice - người cầm lái chính sách ngoại giao Mỹ?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Condoleezza Rice - người cầm lái chính sách ngoại giao Mỹ?
,
Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice là một người bạn thân của gia đình Tổng thống Bush.

Là một cường quốc với tầm ảnh hưởng rộng lớn, việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ là một quá trình phức tạp, mang tính "liên ngành". Và người phụ trách quá trình này lại không phải là Ngoại trưởng Colin Powell, mà chính là Condoleezza Rice, nhân vật lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).

Tờ The Economist số ra gần đây đã đưa ra một hình ảnh ví von rất thú vị, theo đó, quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay được so sánh giống một con bạch tuộc, còn các nhân tố tham gia vào quá trình này là các vòi tủa xung quanh. Vòi thứ nhất là Bộ Ngoại giao, với Colin Powell là người đứng đầu. Vòi thứ hai là Lầu Năm Góc, nơi Donald Rumsfeld chỉ huy quân đội Mỹ khắp thế giới. Vòi thứ ba là Cơ quan Tình báo Trung ương (cùng nhiều nhóm tình báo nhỏ). Và cả hai viện trong Quốc hội đóng vai trò như những vòi nhỏ. Trong hệ thống "cồng kềnh" đó, Condoleezza Rice nổi lên như một nhân vật "chóp bu".

Công việc chính của bà Rice là làm trung gian hoà giải giữa các bộ và cơ quan nếu có bất đồng quan điểm, trình bày ý kiến của họ trước Tổng thống, rút ra một chính sách từ trong "mớ hỗn độn" các tranh luận và đảm bảo việc triển khai chính sách này.

Tuy nhiên, bà Rice hiện đang ở trong một thời điểm rất khó khăn bởi lẽ quá trình liên ngành dường như đã bị "đột biến". Có người cho rằng bà Rice đã mất đi quyền lực, rằng bà không thể điều khiển những "lão làng" như Rumsfeld, Powell và Dick Cheney theo cách mà Henry Kissinger đã từng làm. Điều này có đúng không? Trên thực tế, đã nảy sinh ra cơ man nào là vấn đề. Việc vạch ra kế hoạch hậu chiến tranh Iraq đã thất bại. Tổng thống Bush thì đưa ra những lời tuyên bố sai lầm về việc Saddam Hussein mua uranium trong Thông điệp liên bang năm 2003. Các nghị sĩ và nhà ngoại giao nước ngoài phàn nàn rằng ông Rumsfeld và ông Powell luôn xích mích với nhau. Những quyết định được cấp trên đưa ra thì bi cấp dưới "gây khó dễ"...

Thêm vào đó, còn một số vấn đề không thể tránh khỏi. Trong 2 năm qua, Mỹ đã dần hồi phục sau vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất, đã tiến hành hai cuộc chiến tranh và chứng kiến cơn thịnh nộ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập niên qua của các đồng minh ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Như lời một quan chức đã nói, đây là những vấn đề sống còn có thể gây sức ép đối với quá trình hoạch định chính sách. Song bất chấp hoàn cảnh khó khăn, đội ngũ của ông Bush hiếm khi tỏ ra "bất kham". Ở nhiều chính quyền, các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng thường "khắc khẩu" với nhau, còn trong chính quyền ông Bush, hai quan chức này tỏ ra rất "nghiêm khắc" và cạnh tranh "kín kẽ". Trong khi ông Rumsfeld dùng các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq để giành cho mình một vai trò nhất định trong quá trình hoạch định chính sách, thì ông Powell lại dùng "lý luận của chủ nghĩa quốc tế", cụ thể như tìm sự ủng hộ từ các nước đồng minh của Mỹ, sự hỗ trợ của LHQ... để nâng cao hình ảnh và uy tín của mình.

Ngược lại với hai vị trên, bà Rice không muốn dính sâu vào cuộc cạnh tranh "cam go" này. Bà từng nói rằng bà không muốn áp đặt các quan điểm riêng, nhưng muốn đóng vai trò một "môi giới" trung thực đứng giữa các bên, giống như Brent Scowcroft, người đã phục vụ dưới thời Bush cha. Song bà Rice lại có "một thứ quý giá" mà ông Powell và Rumsfeld không có được: đó là thời gian của Tổng thống. Bà thường xuyên giành thời gian nghỉ cuối tuần với gia đình ông Bush tại trại David, và có mối quan hệ đặt biệt thân thiết với ông Bush. Bà thường sử dụng ảnh hưởng này một cách dứt khoát. Điểm đáng chú ý trong các cuộc tranh luận về vấn đề Iraq là "một Condoleeza Rice không có quyền lực" luôn đứng về phe giành chiến thắng. Bà về phe với ông Cheney và ông Rumsfeld khi ông Bush theo đuổi mục tiêu thay đổi Trung Đông; bà ủng hộ người theo chủ nghĩa quốc tế - Powell và các tướng lĩnh - khi ông Powell thuyết phục ông Bush quay lại với LHQ.

Nếu xét trên khía cạnh này, quá trình liên ngành có vẻ ít "lộn xộn" hơn. Nếu những nhân vật nắm giữ vị trí trọng yếu tranh cãi nhiều, lý do cơ bản không phải họ quá coi trọng bà Rice, mà bởi vì Tổng thống muốn như vậy. Mặc dù nổi tiếng là người không dung thứ cho bất kì biểu hiện không trung thành nào, ông Bush không tỏ thái độ gì trước việc các "cánh tay phải" của ông gây gổ với nhau, cho tới khi ông quyết định vào cuộc. Đến khi Tổng thống hành động, ví dụ như quyết định trở lại LHQ gần đây, thì các cánh tay phải của ông bắt đầu làm theo.

Kiểu đưa ra quyết định như trên của Tổng thống khiến không ít người khó hiểu, song cũng có một số ưu điểm. Vai trò của bà Rice cho phép ông Bush tập hợp ý kiến đóng góp từ những người theo chủ nghĩa quốc tế như ông Powell cũng như các nhân vật bảo thủ như ông Cheney. Điều này cũng có nghĩa các chính sách có thể được điều chỉnh lại. Quyết định về cuộc chiến tại Iraq mới đây có thể không đem lại hiệu quả, nhưng Nhà Trắng đã cố gắng tránh được hai khả năng còn nguy hiểm hơn, đó là: bị kẹt trong một lập trường không thay đổi hoặc đứng giữa các quan điểm trái ngược nhau và cuối cùng không làm được việc gì.

Nhưng điều cần nói tới ở đây là, cho đến nay, liệu bà Rice đã đảm nhiệm đúng vai trò của người đưa ra chính sách cuối cùng chưa? Những lộn xộn trong vấn đề Iraq đã nảy sinh gián tiếp từ một quyết định mà bà Rice đưa ra ngay sau khi vào Nhà Trắng. Bà nghĩ rằng cựu Tổng thống Bill Clinton đã tập trung quá nhiều quyền lực vào một cơ quan tương đối nhỏ như NSC, do đó bà đã quyết định giao bớt việc triển khai chính sách cho bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng. Bên cạnh đó, bà cũng cho phép nhiều cơ quan khác thực hiện việc lập và triển khai chính sách. Đây chính là nhân tố cho phép ông Bush trao cho Lầu Năm Góc nhiệm vụ tái thiết Iraq.

Còn về triển vọng cá nhân của bà Rice? Trong đội ngũ hoạch định chính sách đối ngoại của ông Bush, bà là người duy nhất có khả năng theo đuổi một sự nghiệp chính trị riêng. Cho tới nay, bà đã thực hiện những gì Tổng thống yêu cầu. Nếu như bà tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định chính sách và bớt chịu ảnh hưởng bởi các "vòi bạch tuộc" bủa vây xung quanh thì bà có thể nghĩ tới chiếc ghế Tổng thống.

(Huyền Trang - Theo The Economist) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,