Thập niên 1980:
Ông Saddam và ông Rumsfeld từng đi đêm
Cập nhật lúc 11:56, Thứ Ba, 19/08/2003 (GMT+7)
|
Ông Rumsfeld, đặc phái viên tổng thống Reagan, bắt tay ông Saddam vào ngày 20/12/1983 tại Baghdad. |
Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chính quyền Tổng thống G.W. Bush, ông Donald Rumsfeld là một trong những người đi đầu ủng hộ tiến hành "đòn tiến công phủ đầu" đối với Iraq. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), chính ông Rumsfeld lại là "sứ giả liên lạc" giữa Mỹ và Iraq. Đâu là sự thật về chính sách của Mỹ chống lại chương trình phát triển vũ khí Iraq và Mỹ đã "làm ngơ" như thế nào đối với chương trình này trong suốt thập niên 1980?
Chính sách của Mỹ trong chiến tranh
Chiến tranh Iran - Iraq (1980-1988) là một trong hàng loạt cuộc khủng hoảng ở Trung Đông trong thập niên 1980: Cách mạng Iran, Đại sứ quán Mỹ ở Tehran bị sinh viên có vũ trang tấn công, lực lượng Hồi giáo đối lập chiếm nhà thờ Hồi giáo ở Mecca, Liên Xô can thiệp vào vấn đề Afghnistan, đụng độ giữa Syria, Israel và Palestine ở Lebanon...
Về mặt công khai, Mỹ tuyên bố đứng trung lập trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, không cung cấp vũ khí cho bên nào. Trên thực tế, số vũ khí của Iran đều có nguồn gốc từ Mỹ, nhập vào Iran thông qua Israel, châu Âu và Nam Phi. Ngay cả với Iraq, lúc đầu Iraq dựa vào số vũ khí do Liên Xô cung cấp, nhưng khi cuộc xung đột tiếp diễn, Iraq đã nhập thêm vũ khí của Mỹ. Đến giữa năm 1982, xuất phát từ những tính toán chiến lược về lợi ích của Mỹ ở Trung Đông, Mỹ nhận thấy rằng chiến thắng của Iran sẽ không phục vụ cho lợi ích của Mỹ, Mỹ đã quay sang ủng hộ Iraq bằng một loạt các động thái dưới khẩu hiệu "ổn định khu vực" như nâng cấp quan hệ Mỹ - Iraq, trao đổi các cuộc tiếp xúc cấp cao, ủng hộ tài chính cho Iraq, và vào tháng 2/1982, Bộ Ngoại Giao Mỹ loại Iraq ra khỏi danh sách các nước ủng hộ khủng bố mà trước đó, Iraq đã bị Mỹ liệt vào danh sách này với lời cáo buộc rằng nước này có quan hệ với các phe nhóm dân tộc cực đoan của Palestine, với mạng lưới Al-Qaeda... Chính quyền Ronald Reagan không chỉ cung cấp vũ khí mà còn cung cấp công nghệ tình báo cho Iraq một cách bí mật.
Năm 1983, Iran tố cáo Iraq sử dụng vũ khí hoá học, xâm phạm Nghị định thư Geneva. Tuy nhiên, Iraq không phải hứng chịu một lời phản đối nào từ cộng đồng quốc tế. Iran tiếp tục tố cáo và đề nghị HĐBA mở một cuộc điều tra. Các cơ quan tình báo của chính quyền Reagan cũng đã xác nhận việc sử dụng vũ khí hoá học của Iraq diễn ra "hàng ngày", nhưng họ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ủng hộ Iraq. Ngày 26/11/1983, chính quyền Reagan đưa ra Chỉ thị 114 - Chỉ thị về quyết sách an ninh quốc gia (NSDD), trong đó nêu lên những ưu tiên về mặt chính sách của Mỹ đối với Trung Đông, đó là tăng cường hợp tác quân sự khu vực nhằm bảo vệ lợi ích dầu mỏ của Mỹ, nâng cao ảnh hưởng và vị thế của Mỹ ở vùng Vịnh.
Hội đàm giữa ông Rumsfeld và các nhà lãnh đạo chế độ Saddam
Tháng 12/1983, ông Donald Rumsfeld được cử đến Trung Đông với tư cách là đặc sứ của Tổng thống. Ông Rumsfeld từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Tổng thống Nixon, từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Ford. Lịch trình của ông Rumsfeld bao gồm việc hội đàm với ông Saddam Hussein. Nhiệm vụ của ông là trực tiếp liên lạc với Tổng thống Saddam Hussein, nhấn mạnh "mối quan hệ thân thiết" với Saddam.
Trong các cuộc hội đàm giữa ông Rumsfeld và ông Saddam tháng 12/1983, hai bên đã thảo luận vấn đề cùng quan tâm, chia sẻ bất đồng với Iran và Syria, và nỗ lực tìm ra con đường vận chuyển dầu của Iraq khi mà nguồn cung cấp dầu từ Iran và Syria sang Mỹ đã bị cắt. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh CNN vào ngày 21/9/2002, ông Rumsfeld nói: "Trong cuộc gặp gỡ đó, tôi đã cảnh báo ông Saddam về các chương trình vũ khí của Iraq". Tuy nhiên, các tài liệu đều cho thấy ông Rumsfeld đã không hề đề cập đến vấn đề vũ khí hoá học của Iraq trong cuộc gặp này.
Ông Rumsfeld cũng đã gặp Ngoại trưởng Iraq lúc bấy giờ là ông Tariq Aziz, cả hai đều đồng ý quan điểm Mỹ và Iraq là hai nước có "nhiều tương đồng". Các tài liệu của Mỹ đều nói rằng các nhà lãnh đạo Iraq rất hài lòng với chuyến đi của ông Rumsfeld.
Tháng 3/1984, ông Rumsfeld lại quay trở lại Iraq. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Mỹ trước đó lên tiếng phản đối chương trình vũ khí hoá học của Iraq. Mặc dù vậy, nguồn tin tình báo cho biết, ông Rumsfeld đã mang đến một lời đề nghị của Mỹ về việc Israel sẵn sàng giúp đỡ Iraq, nhưng lời đề nghị này đã bị Iraq từ chối. Trong thời gian này, một mặt Mỹ vẫn nêu lên chính sách ngăn chặn nhập khẩu vũ khí vào Iraq, nhưng mặt khác, vũ khí vẫn được nhập vào Iraq trên nguyên tắc "không hỏi - không nói". Vào tháng 4/1984, nhóm lợi ích Baghdad ở Mỹ vận động hãng Bell Helicopter Textron bán trực thăng cho Bộ quốc phòng Iraq. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu: "Chúng tôi biết ý định tăng cường tiềm lực quân sự của Iraq, nhưng chúng tôi không hỏi họ"!
Cũng vào mùa xuân năm 1984, Mỹ đặt ra vấn đề xem xét lại chính sách bán thiết bị quân sự lưỡng dụng cho Iraq. Trong cuộc cuộc bỏ phiếu đầu tiên, chính sách thương mại này đã thu được sự ủng hộ trong chính quyền. Vài tháng sau đó, cơ quan tình báo Mỹ phân tích rằng ngay cả khi có chiến tranh Iran - Iraq, Iraq có thể sẽ tiếp tục phát triển vũ khí thông thường và vũ khí hoá học. Trước sự phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế về chương trình phát triển vũ khí của Iraq, Mỹ ra tuyên bố phản đối chính sách quân sự của Iraq, công khai ngăn cấm mọi hoạt động xuất khẩu vũ khí sang Iraq. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền Mỹ vẫn khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại, và phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ lúc bấy giờ nói: "Chúng tôi mong muốn thúc đẩy các cuộc đối thoại song phương thân thiện hơn nữa giữa hai nước".
Nguồn tin tình báo Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/11/1984 cho biết, Iraq đã bắt đầu triển khai lại việc sử dụng vũ khí hoá học vào tháng 2/1984. Ấy thế mà ngày 26/11/1984, Mỹ vẫn khôi phục quan hệ ngoại giao với Iraq. Trong cuộc hội đàm giữa ông Tariq Aziz - lúc này giữ chức Phó Thủ tướng Iraq - và Ngoại trưởng Mỹ, ông George Shultz ở Washington, khi đề cập đến chiến tranh Iran - Iraq, ông Aziz nói rằng Iraq rất hài lòng khi biết rằng những nhận định của Mỹ về sự ổn định khu vực đều phù hợp với các quan điểm của Iraq. Trong cuộc hội đàm này, ông Aziz cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Mỹ vì đã ngừng bán vũ khí cho Iran.
Kết luận
Hiện nay, chính quyền Tổng thống G. W. Bush đang ra sức lấy sự "chính nghĩa" để biện minh cho thế giới rằng việc sử dụng "đòn tấn công phủ đầu" đối với Iraq là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trên thực tế nó xuất phát từ những tính toán lợi ích của chính quyền đương nhiệm, cái mà Mỹ quan tâm là chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ, sự tiếp cận với các nguồn dầu mỏ khổng lồ ở vùng Vịnh, và bảo vệ các đồng minh Trung Đông. Nhìn lại lịch sử, chính quyền Tổng thống Reagan đã ủng hộ Iraq trong cuộc chiến tranh Iraq - Iran, là bởi vì họ lo sợ Iran sẽ thắng, điều này không có lợi cho lợi ích của Mỹ ở Trung Đông lúc bấy giờ. Vì thế, Reagan đã "làm ngơ" khi biết Iraq vẫn tiếp tục phát triển các chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
(Trần Hiền - Theo Time)
Chính sách của Mỹ trong chiến tranh
Chiến tranh Iran - Iraq (1980-1988) là một trong hàng loạt cuộc khủng hoảng ở Trung Đông trong thập niên 1980: Cách mạng Iran, Đại sứ quán Mỹ ở Tehran bị sinh viên có vũ trang tấn công, lực lượng Hồi giáo đối lập chiếm nhà thờ Hồi giáo ở Mecca, Liên Xô can thiệp vào vấn đề Afghnistan, đụng độ giữa Syria, Israel và Palestine ở Lebanon...
Về mặt công khai, Mỹ tuyên bố đứng trung lập trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, không cung cấp vũ khí cho bên nào. Trên thực tế, số vũ khí của Iran đều có nguồn gốc từ Mỹ, nhập vào Iran thông qua Israel, châu Âu và Nam Phi. Ngay cả với Iraq, lúc đầu Iraq dựa vào số vũ khí do Liên Xô cung cấp, nhưng khi cuộc xung đột tiếp diễn, Iraq đã nhập thêm vũ khí của Mỹ. Đến giữa năm 1982, xuất phát từ những tính toán chiến lược về lợi ích của Mỹ ở Trung Đông, Mỹ nhận thấy rằng chiến thắng của Iran sẽ không phục vụ cho lợi ích của Mỹ, Mỹ đã quay sang ủng hộ Iraq bằng một loạt các động thái dưới khẩu hiệu "ổn định khu vực" như nâng cấp quan hệ Mỹ - Iraq, trao đổi các cuộc tiếp xúc cấp cao, ủng hộ tài chính cho Iraq, và vào tháng 2/1982, Bộ Ngoại Giao Mỹ loại Iraq ra khỏi danh sách các nước ủng hộ khủng bố mà trước đó, Iraq đã bị Mỹ liệt vào danh sách này với lời cáo buộc rằng nước này có quan hệ với các phe nhóm dân tộc cực đoan của Palestine, với mạng lưới Al-Qaeda... Chính quyền Ronald Reagan không chỉ cung cấp vũ khí mà còn cung cấp công nghệ tình báo cho Iraq một cách bí mật.
Năm 1983, Iran tố cáo Iraq sử dụng vũ khí hoá học, xâm phạm Nghị định thư Geneva. Tuy nhiên, Iraq không phải hứng chịu một lời phản đối nào từ cộng đồng quốc tế. Iran tiếp tục tố cáo và đề nghị HĐBA mở một cuộc điều tra. Các cơ quan tình báo của chính quyền Reagan cũng đã xác nhận việc sử dụng vũ khí hoá học của Iraq diễn ra "hàng ngày", nhưng họ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ủng hộ Iraq. Ngày 26/11/1983, chính quyền Reagan đưa ra Chỉ thị 114 - Chỉ thị về quyết sách an ninh quốc gia (NSDD), trong đó nêu lên những ưu tiên về mặt chính sách của Mỹ đối với Trung Đông, đó là tăng cường hợp tác quân sự khu vực nhằm bảo vệ lợi ích dầu mỏ của Mỹ, nâng cao ảnh hưởng và vị thế của Mỹ ở vùng Vịnh.
Hội đàm giữa ông Rumsfeld và các nhà lãnh đạo chế độ Saddam
Tháng 12/1983, ông Donald Rumsfeld được cử đến Trung Đông với tư cách là đặc sứ của Tổng thống. Ông Rumsfeld từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Tổng thống Nixon, từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Ford. Lịch trình của ông Rumsfeld bao gồm việc hội đàm với ông Saddam Hussein. Nhiệm vụ của ông là trực tiếp liên lạc với Tổng thống Saddam Hussein, nhấn mạnh "mối quan hệ thân thiết" với Saddam.
Trong các cuộc hội đàm giữa ông Rumsfeld và ông Saddam tháng 12/1983, hai bên đã thảo luận vấn đề cùng quan tâm, chia sẻ bất đồng với Iran và Syria, và nỗ lực tìm ra con đường vận chuyển dầu của Iraq khi mà nguồn cung cấp dầu từ Iran và Syria sang Mỹ đã bị cắt. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh CNN vào ngày 21/9/2002, ông Rumsfeld nói: "Trong cuộc gặp gỡ đó, tôi đã cảnh báo ông Saddam về các chương trình vũ khí của Iraq". Tuy nhiên, các tài liệu đều cho thấy ông Rumsfeld đã không hề đề cập đến vấn đề vũ khí hoá học của Iraq trong cuộc gặp này.
Ông Rumsfeld cũng đã gặp Ngoại trưởng Iraq lúc bấy giờ là ông Tariq Aziz, cả hai đều đồng ý quan điểm Mỹ và Iraq là hai nước có "nhiều tương đồng". Các tài liệu của Mỹ đều nói rằng các nhà lãnh đạo Iraq rất hài lòng với chuyến đi của ông Rumsfeld.
Tháng 3/1984, ông Rumsfeld lại quay trở lại Iraq. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Mỹ trước đó lên tiếng phản đối chương trình vũ khí hoá học của Iraq. Mặc dù vậy, nguồn tin tình báo cho biết, ông Rumsfeld đã mang đến một lời đề nghị của Mỹ về việc Israel sẵn sàng giúp đỡ Iraq, nhưng lời đề nghị này đã bị Iraq từ chối. Trong thời gian này, một mặt Mỹ vẫn nêu lên chính sách ngăn chặn nhập khẩu vũ khí vào Iraq, nhưng mặt khác, vũ khí vẫn được nhập vào Iraq trên nguyên tắc "không hỏi - không nói". Vào tháng 4/1984, nhóm lợi ích Baghdad ở Mỹ vận động hãng Bell Helicopter Textron bán trực thăng cho Bộ quốc phòng Iraq. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu: "Chúng tôi biết ý định tăng cường tiềm lực quân sự của Iraq, nhưng chúng tôi không hỏi họ"!
Cũng vào mùa xuân năm 1984, Mỹ đặt ra vấn đề xem xét lại chính sách bán thiết bị quân sự lưỡng dụng cho Iraq. Trong cuộc cuộc bỏ phiếu đầu tiên, chính sách thương mại này đã thu được sự ủng hộ trong chính quyền. Vài tháng sau đó, cơ quan tình báo Mỹ phân tích rằng ngay cả khi có chiến tranh Iran - Iraq, Iraq có thể sẽ tiếp tục phát triển vũ khí thông thường và vũ khí hoá học. Trước sự phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế về chương trình phát triển vũ khí của Iraq, Mỹ ra tuyên bố phản đối chính sách quân sự của Iraq, công khai ngăn cấm mọi hoạt động xuất khẩu vũ khí sang Iraq. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền Mỹ vẫn khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại, và phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ lúc bấy giờ nói: "Chúng tôi mong muốn thúc đẩy các cuộc đối thoại song phương thân thiện hơn nữa giữa hai nước".
Nguồn tin tình báo Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/11/1984 cho biết, Iraq đã bắt đầu triển khai lại việc sử dụng vũ khí hoá học vào tháng 2/1984. Ấy thế mà ngày 26/11/1984, Mỹ vẫn khôi phục quan hệ ngoại giao với Iraq. Trong cuộc hội đàm giữa ông Tariq Aziz - lúc này giữ chức Phó Thủ tướng Iraq - và Ngoại trưởng Mỹ, ông George Shultz ở Washington, khi đề cập đến chiến tranh Iran - Iraq, ông Aziz nói rằng Iraq rất hài lòng khi biết rằng những nhận định của Mỹ về sự ổn định khu vực đều phù hợp với các quan điểm của Iraq. Trong cuộc hội đàm này, ông Aziz cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Mỹ vì đã ngừng bán vũ khí cho Iran.
Kết luận
Hiện nay, chính quyền Tổng thống G. W. Bush đang ra sức lấy sự "chính nghĩa" để biện minh cho thế giới rằng việc sử dụng "đòn tấn công phủ đầu" đối với Iraq là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trên thực tế nó xuất phát từ những tính toán lợi ích của chính quyền đương nhiệm, cái mà Mỹ quan tâm là chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ, sự tiếp cận với các nguồn dầu mỏ khổng lồ ở vùng Vịnh, và bảo vệ các đồng minh Trung Đông. Nhìn lại lịch sử, chính quyền Tổng thống Reagan đã ủng hộ Iraq trong cuộc chiến tranh Iraq - Iran, là bởi vì họ lo sợ Iran sẽ thắng, điều này không có lợi cho lợi ích của Mỹ ở Trung Đông lúc bấy giờ. Vì thế, Reagan đã "làm ngơ" khi biết Iraq vẫn tiếp tục phát triển các chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
(Trần Hiền - Theo Time)
,