Mức thâm hụt trong cán cân thương mại của Mỹ tháng 4/2003 đã tăng lên 43,5 tỷ USD, gần mức cao nhất từ trước tới nay, Phòng Thương mại Hoa Kỳ thông báo. Khoản thâm hụt khổng lồ này được cho là bắt nguồn từ việc giá dầu thô cũng như kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Mỹ tăng vọt trong thời gian qua.
Mức thâm hụt thương mại của Mỹ lên tới 43,5 tir USD trong tháng 3/2003 (năm tài chính, tức tháng 4/2003 năm dương lịch). |
Kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Mỹ lên tới 9,1 tỷ USD. Riêng giá trị nhập khẩu dầu thô trong tháng 4/2003 từ các nước OPEC đạt mức kỷ lục 6,5 tỷ USD, khiến cho mức thâm hụt thương mại với các nước này tăng thêm 5 tỷ USD. Tổng thâm hụt thương mại trong tháng 4 lên tới 43,5 tỷ USD, tăng 7,6% từ tháng 3 và vượt xa con số dự tính (40,8 tỷ USD).
Báo cáo trên của Phòng Thương mại đã tạo thêm áp lực mới lên đồng đôla (liên tục mất giá kể từ tháng 2/2002). Tại phiên giao dịch đóng cửa hôm nay, đồng USD lại giảm nhẹ so với đồng EUR. Việc thâm hụt ngân sách tăng mạnh cũng phản ánh sự tăng vọt kim ngạch xuất khẩu lên 126,3 tỷ USD, mức cao thứ hai kể từ tháng 9/2000 (126,33 tỷ USD). Việc tăng giá dầu và tăng nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp nhập khẩu khác bắt nguồn từ việc sức mua hàng tiêu dùng và xe hơi tăng nhẹ.
Kim ngạch nhập khẩu từ châu Âu đã đạt mức kỷ lục trong tháng 3, ngay cả khi Pháp và Đức kịch liệt phản đối Mỹ trong cuộc chiến Iraq. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tới châu Âu đã lên tới mức cao nhất kể từ tháng 5/2001. Trong thời gian gần đây, quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và EU đã dẫn tới tâm lý tẩy chay hàng hoá lẫn nhau trong người tiêu dùng. Tuy nhiên, giao dịch Mỹ-EU thường diễn ra giữa các công ty với nhau; do đó, hậu quả của việc tẩy chay hàng hoá đã được giảm nhẹ.
(Lam Sơn - Theo Reuters)