Người tị nạn Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh trước đây. |
Theo đó, các bên lên kế hoạch chuẩn bị cung cấp lương thực, triển khai nhân lực tại vùng Vịnh đề phòng có thương vong lớn và phối hợp di chuyển người tị nạn. Tiếp đó, đại diện của những tổ chức và chính phủ trên đã dự đoán những thương vong mà người dân Iraq phải chịu đựng và bàn thảo tăng ngân sách cho công tác cứu trợ nếu có giao tranh. Thảo luận chính trị không nằm trong chương trình nghị sự của buổi họp bàn.
Mỹ từ chối tham gia cuộc họp trên với lý do đã sẵn sàng cung cấp viện trợ cho Iraq nếu chiến tranh nổ ra. Iraq - quốc gia đóng vai trò chính yếu, không được mời tham dự do các bên lo ngại cuộc họp bàn sẽ bị trệch hướng khỏi trọng tâm là viện trợ nhân đạo.
Trong hai ngày thảo luận, các bên cũng đề cập tới những tác động bắt nguồn từ sự sụp đổ của chương trình đổi dầu lấy lương thực đối với người dân Iraq. Theo ước tính, ít nhất 60% người dân Iraq sẽ thiếu đói nếu chương trình này không hoạt động.
Ông Balthasar Staehelin thành viên hội Chữ Thập đỏ cho biết, cuộc họp là dịp để nhắc các bên liên quan về bổn phận của họ trong công tác bảo vệ những người vô tội, không liên quan tới hành động thù địch. ''Những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện là nhấn mạnh tầm quan trọng của luật nhân đạo quốc tế, luật của các xung đột có vũ trang''.
Các đoàn đại biểu dự họp cho biết, ngân sách cứu trợ thiếu hụt nghiêm trọng song từ chối cho biết họ cần thêm bao nhiêu tiền.
(Hoài Linh - Theo BBC)