221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
19283
NATO chia rẽ trong vấn đề Iraq
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
NATO chia rẽ trong vấn đề Iraq
,
Sau một ngày nhóm họp tại Brussels (Bỉ), Hội nghị bất thường đại sứ các nước thành viên NATO đã không thể đi đến thống nhất trong vấn đề triển khai các thiết bị quân sự bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trước đe doạ của tên lửa Iraq. Hôm nay (11/2), hội nghị sẽ tiếp tục làm việc trong bối cảnh Đức, Pháp, Bỉ kiên quyết chống lại việc NATO trợ giúp quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ còn Mỹ và 16 thành viên còn lại trong liên minh quyết tâm bảo vệ đồng minh.
Tổng thư ký NATO Robertson.
 

Hội nghị bất thường đại sứ các nước NATO được tổ chức theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên duy nhất của liên minh có biên giới với Iraq. Phản ứng với thái độ chống đối của Đức, Pháp và Bỉ, Ankara đã viện dẫn Điều 4 Hiến chương NATO quy định việc bảo vệ các thành viên khi bị đe doạ an ninh. 

Theo Đức, Pháp và Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ chưa cần sự trợ giúp của NATO trong thời điểm hiện tại và sẽ là một sai lầm nếu liên minh đem các thiết bị quân sự vào Ankara.

"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công, chúng tôi sẽ đứng về phía họ. Nhưng hiện tại có phải chúng ta đang có chiến tranh đâu", Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt tuyên bố trong một cuộc họp báo cuối ngày hôm qua.

Còn Tổng thư ký NATO George Robertson một mặt thừa nhận đây là vấn đề "gây tranh cãi gay gắt trong nội bộ liên minh", mặt khác bày tỏ tin tưởng rằng hội nghị sẽ có được một giải pháp thích hợp. "Tôi tin rằng chúng tôi sẽ đi tới một thoả thuận cuối cùng nhưng tôi không thể nói trước được khi nào thì điều đó xảy ra", ông Robertson.

Các quan chức quân sự NATO cho biết kế hoạch hỗ trợ quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hoàn tất trong vài ngày, tuy nhiên việc triển khai đầy đủ kế hoạch này thì phải mất khoảng một tháng nhưng phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong khối.

Một số diễn biến mới xung quanh vấn đề Iraq:

  • Pháp, Đức và Nga ra thông cáo chung kêu gọi cần phải đưa thêm các thanh sát viên vũ khí tới Iraq.

  • Baghdad đồng ý cho phép máy bay do thám U-2 hoạt động trên bầu trời Iraq với điều kiện Mỹ và Anh ngừng ném bom ở "khu vực cấm bay".

  • Hy Lạp, nước giữ cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu, đề nghị tiến hành hội nghị thượng đỉnh EU về vấn đề Iraq.

  • Vatican cử đặc phái viên tới Baghdad tìm kiếm giải pháp ngăn chặn chiến tranh.

  • Bộ trưởng Quốc phòng Anh Geoff Hoon tuyên bố quân đội Anh sẽ đóng vai trò chính trong quá trình gìn giữ hoà bình và tái thiết Iraq sau chiến tranh.

(Tiến Dũng - Theo BBC, AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,