221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
122027
Thổ Nhĩ Kỳ dự định gửi quân tới Iraq
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Thổ Nhĩ Kỳ dự định gửi quân tới Iraq
,

Thổ Nhĩ Kỳ từng gửi quân sang Iraq để dẹp người Kurd nổi loạn

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông qua kế hoạch triển khai 10.000 quân sang Iraq hỗ trợ cho liên quân do Mỹ dẫn đầu. Mặc dù được Washington hoan nghênh song động thái của Ankara lại bị Hội đồng Điều hành Iraq phản đối ngay lập tức, cho đây là một "quyết định sai lầm". Dư luận trong nước cũng kịch liệt phản đối dự định trên vì lo ngại con em họ phải đặt chân đến một vùng đất đầy rẫy nguy hiểm.

Kế hoạch gửi quân được thông qua với 358 phiếu thuận và 183 phiếu chống. Việc phê chuẩn của Quốc hội diễn ra chỉ một ngày sau khi chính phủ đưa ra quyết định gửi quân theo lời kêu gọi của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch trên lại vấp phải sự phản đối của chính Hội đồng Điều hành Iraq (IGC). Một số quan chức IGC cho biết, họ phản đối kế hoạch trên, song chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào. Họ sau đó cho biết, họ lo ngại về sự hiện diện quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq sẽ kích thích làn sóng chống đối của người Kurd ở Iraq.

Chủ tịch IGC Iyad Allawi cho hay, Hội đồng này sẽ thảo luận về kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ với Toàn quyền Mỹ Paul Bremer trong ngày hôm nay. Ông Mahmoud Othman, một thành viên IGC, cho rằng, việc triển khai quân là "một quyết định sai lầm" và rằng, việc làm này sẽ "là vô ích và không giúp Iraq củng cố an ninh".

Washington hoan nghênh Ankara

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Richard Boucher cho biết, ông tin rằng sự đóng góp của Thổ Nhĩ Kỳ có thể giúp đẩy nhanh quá trình ổn định Iraq. "Chúng tôi sẽ thảo luận với Hội đồng Điều hành cũng như Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về chi tiết kế hoạch gửi quân", ông nói thêm. Nếu kế hoạch được thực hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là quốc gia Hồi giáo đầu tiên gửi quân tới Iraq.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

 ¨ Tổng quân số: 800.000, quy mô lớn thứ 2 trong khối NATO (phần lớn là lính nghĩa vụ)

¨ Chia làm 3 giai đoạn qua các cuộc binh biến 1960, 1971 và 1980

¨ Liên tục tấn công người Kurd nổi loạn ở miền bắc Iraq

¨Đánh bại phiến quân người Kurd thuộc đảng PKK vào năm 1999 sau 15 chiến tranh

¨Chỉ huy lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế ISAF ở Afghanistan từ tháng 6/2002 - 2/2003

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội nước này sẽ được triển khai chủ yếu tại các khu vực người Hồi giáo Sunni ở miền trung Iraq, nơi quân Mỹ đang liên tục bị tấn công.

Trong lúc này, tâm lý bài Thổ đang lan rộng ở các khu vực người Kurd ở miền bắc Iraq, nơi quân đội người Kurd trước đó đã tiến hành các chiến dịch chống lại quân ly khai thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Hồi tháng 3, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ từng thẳng thừng phản đối chính phủ khi bỏ phiếu chống quyết định cho phép liên quân Mỹ-Anh sử dụng nước này làm căn cứ tấn công Iraq. Nhưng lần này dường như chính phủ đã gây áp lực lớn hơn lên các nghị sĩ. Nhiều nghị sĩ có vẻ như đã nhận ra được sự hợp lý trong việc hàn gắn quan hệ căng thẳng với Mỹ cũng như tăng cường ảnh hưởng của Ankara tại Iraq.

Mỹ vừa cam kết cho Thổ Nhĩ Kỳ vay 8,5 tỷ USD để khôi phục nền kinh tế đang khủng hoảng với điều kiện Ankara sẽ hợp tác với Washington trong vấn đề Iraq. Tuần trước, các chuyên gia chống khủng bố Mỹ đã gặp gỡ các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng nhất trí về các nỗ lực chung nhằm giải quyết tình trạng nổi loạn của người Kurd ở miền bắc Iraq, bao gồm cả việc sử dụng quân đội.

Người dân phản đối

Nói về quyết định gửi quân, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul cho biết, quân đội nước này được gửi tới Iraq "không nhằm kéo dài tình trạng chiếm đóng mà nhằm rút ngắn thời hạn đó". "Chúng tôi không chỉ lên kế hoạch triển khai lực lượng quân sự mà còn dự định hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người Iraq". Chính phủ trước đó đề nghị gửi một lượng quân không xác định trong vòng một năm, còn kế hoạch chi tiết do Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan và các bộ trưởng quyết định. Ông Erdogan cho biết, quyết định gửi quân chưa thể thực hiện ngay lập tức mà còn phải "phụ thuộc vào các diễn biến".

Tuy nhiên, một cuộc trưng cầu dân ý gần đây cho thấy, 64,4% người Thổ kịch liệt phản đối dự định này. Các cuộc biểu tình phản đối vẫn diễn ra hàng ngày khắp nơi. Thành phần chủ yếu trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là lính nghĩa vụ (tòng quân vì bị ép buộc) do đó nhiều bậc cha mẹ tỏ ra vô cùng lo lắng cho con em của mình khi phải đặt chân lên một vùng đất mà nguy hiểm đang ngày đêm rình rập.

(Lam Sơn - Theo BBC, AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,