221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
11682
Vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên: Cuộc khủng hoảng tái diễn?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên: Cuộc khủng hoảng tái diễn?
,

Không ai có thể phủ định một điều rằng, tuyên bố rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) của Bình Nhưỡng khiến cả thế giới xôn xao. Nhưng có lẽ, đó đơn giản chỉ là sự tái diễn của cuộc khủng hoảng ngoại giao từng xảy ra trước đó.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân 93-94 cũng đã đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần bờ vực chiến tranh.

Tháng 3/1993, đối mặt với lời cáo buộc vi phạm những cam kết trong hiệp ước NPT, CHDCND Triều Tiên cũng đã thẳng thừng tuyên bố rút khỏi hiệp ước này. Và sau đó, Bĩnh Nhưỡng dường như được rảnh tay phát triển các chương trình hạt nhân của mình. 

Tuy nhiên, rồi tình thế đảo ngược. Sau cuộc đối thoại với Mỹ, CHDCND Triều Tiên lại ra tuyên bố không rút khỏi hiệp ước NPT. Liệu điều đó có xảy ra vào thời điểm hiện nay? Liệu sẽ có động thái xuống thang nào từ phía Bình Nhưỡng, và sau đó là một giải pháp ngoại giao? 

Thế giới chuyển mình 

Giới phân tích đánh giá, thế giới đã thay đổi đáng kể trong 10 năm qua. Năm 1993, Chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton đã ủng hộ thoả hiệp với CHDCND Triều Tiên mặc dù sau đó, ông Clinton thừa nhận, Mỹ cũng đã chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra. 

Các nhà thương thuyết 2 bên không chỉ đưa ra được giải pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng hạt nhân mà còn tiến tới một Hiệp định khung giữa Bình Nhưỡng và Washington ký kết năm 1994. 

Tuy nhiên, nay dưới sự lãnh đạo của đương kim Tổng thống Bush, Mỹ kiên quyết theo đuổi đường lối cứng rắn với CHDCND Triều Tiên. Đặc biệt, trong bản thông điệp liên bang hồi năm ngoái, ông Bush đã liệt CHDCND Triều Tiên vào cái gọi là ''Liên minh ma quỷ''. 

Đồng minh suy yếu 

Liệu chính quyền Bush cần bao nhiêu sự ủng hộ trong khu vực đối với chính sách cứng rắn của mình? Nga và Trung Quốc rõ ràng là các đồng minh thân cận nhất của CHDCND Triều Tiên. Theo giáo sư Marcus Noland, Học viện kinh tế quốc tế, cảm tình của hai nước trên đối với Bình Nhưỡng cũng nhạt nhoà dần. 

Trong khi đó, giới quan sát đánh giá,  Hàn Quốc vẫn tỏ thái độ hoà hảo với CHDCND Triều Tiên trong suốt 10 năm gần đây. Trong thời gian đó, Chính phủ của Tổng thống Kim Tê Chung đã nhất quán theo đuổi chính sách ''Ánh dương'' mềm mỏng với Bình Nhưỡng. 

Kịch bản tương tự 

Cho dù khu vực đã trải qua nhiều bước chuyển biến và thay đổi sâu sắc, song bản chất của cuộc khủng hoảng từ trước tới nay dường như vẫn vậy. 

Bình Nhưỡng vẫn là một quốc gia nghèo, nền kinh tế yếu kém và đặc biệt vẫn cố gắng duy trì củng cố lực lượng quân đội hàng triệu quân.

Giới phân tích cho rằng, những động thái gần đây của CHDCND Triều Tiên đơn giản chỉ là những kịch bản tái diễn của cuộc khủng hoảng giai đoạn 93-94 nhằm gây sức ép buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán về các khoản viện trợ. 

(Trần Kiên - Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,