221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
225407
Mỹ phát hiện thị trường chợ đen hạt nhân Pakistan từ 1997
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Mỹ phát hiện thị trường chợ đen hạt nhân Pakistan từ 1997
,
 
Các quan chức Mỹ đã biết về một mạng lưới phổ biến hạt nhân qua thị trường chợ đen từ Pakistan tới các nước bị cáo buộc ủng hộ khủng bố ít nhất 7 năm trước khi thông tin này được công bố. Đó là nội dung tập tài liệu mà hãng ABCNEWS mới nhận được hôm 4/3 vừa qua.
Cha đẻ bom A của Pakistan - Abdul Qadeer Khan.

Theo bản tài liệu, các nhà điều tra Mỹ, Anh và LHQ từng thu được thông tin về việc một công ty tại Pakistan đã có kế hoạch bán tất cả những vật liệu cần thiết đủ để chế tạo bom hạt nhân với giá 50 triệu USD mà không hề "thắc mắc" về việc những vật liệu tại Pakistan hồi năm 2000, công ty này còn phát các tờ quảng cáo rao bán vật liệu hạt nhân cho khách tham quan trong có một phóng viên của tờ Tuần tin Jane's Defense.

"Họ đưa ra 2 tờ quảng cáo in rất đẹp bên trong cam kết rằng họ sẽ cung cấp toàn bộ những thành phần cần thiết cho một cơ sở làm giàu uranium", Andrew Koch, phóng viên tờ Jane's Defense nói.

Đằng sau tất cả những "nhộn nhịp chợ búa" này không ai khác chính là Abdul Qadeer Khan, cha đẻ bom A của Pakistan, người tháng trước thú nhận đã bán bí mật hạt nhân cho Iran, CHDCND Triều Tiên và Libya.

Câu chuyện bắt đầu từ đầu những năm 1970 khi nhà luyện kim trẻ người Pakistan Abdul Qadeer Khan làm việc cho một công ty mang tên Physics Dynamic Research Laboratory còn gọi là FDO trụ sở tại Hà Lan.

Khởi nguồn từ Urenco

Công ty FDO đảm trách việc nghiên cứu cho một tập đoàn mang tên Urenco được chính phủ ba nước Anh, Hà Lan và Đức thành lập để cung cấp các thiết bị làm giàu uranium.

Pakistan đã bắt đầu chương trình nghiên cứu hạt nhân từ thập kỉ 70.

Chưa biết rõ liệu có phải Khan làm việc tại FDO nhằm mục đích thu thập những thông tin cần thiết để chế tạo một quả bom hạt nhân hay không. Nhưng một điều mà người ta biết chắc là tại thời điểm đó - năm 1974, Ấn Độ đã cho thử nghiệm thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của nước này, và Khan đang ở trong một hoàn cảnh khá thuận lợi để ra tay giúp đất nước mình. Ông có thể lấy được những kế hoạch chi tiết chế tạo máy ly tâm do tập đoàn Urenco vạch ra.

Theo các phác thảo này, máy ly tâm là những ống kim loại có thể tách chất uranium 235 từ hỗn hợp hexafluoride uranium dùng để tạo ra phản ứng hạt nhân. Bằng cách đó, uranium có thể được làm giàu để phục vụ sản xuất điện nguyên tử, nhưng cũng có thể được nâng lên những mức cao hơn "đủ dùng" cho một quả bom nguyên tử. Tham vọng của ông Khan hướng tới việc sản xuất bom nguyên tử.

Theo lời Frits Veerman, một thợ nhiếp ảnh kỹ thuật cùng làm chung văn phòng với Khan tại FDO, ông Khan giữ những bản kế hoạch chi tiết về việc chế tạo máy ly tâm tại nhà riêng, nơi ông Veerman có một vài lần viếng thăm để uống trà và ăn gà quay. Về sau, khi đã rời khỏi Hà Lan năm 1976 và bị tình báo nước này theo bén gót, Khan có viết cho Veerman một bức thư trong đó yêu cầu ông này thu thập thêm chi tiết.

Nhà máy Kahuta của Khan là cơ sở nghiên cứu hạt nhân quan trọng nhất tại Pakistan.

Trở lại Pakistan

Đem theo bản kế hoạch chi tiết, Khan trở về Pakistan để thành lập công ty mang tên AQ Khan Research Laborotaries gần Thủ đô Islamabad và bắt đầu chế tạo bom nguyên tử. Thời gian này, Khan thường xuyên nhận được các nguồn cung cấp và thiết bị từ nhiều công ty ở châu Âu. Tuy nhiên, do việc kiểm soát khá lỏng lẻo, đồng thời các thiết bị thường xuyên được sử dụng cho 2 mục đích cùng một lúc, người ta không thể phát hiện ra đâu là mục đích cuối cùng. Có thể nói, Khan đã thu được những thành công đáng kể.

Tuy nhiên, thành công đạt được dường như không đủ để "thoả mãn" Khan. Đôi lúc ông cảm thấy bị bó buộc khi "giới hạn" công việc của mình tại Pakistan. Cũng chưa biết liệu cảm giác này có phải do Khan biết rằng ông ta có thể bán kinh nghiệm của mình cho những nơi khác, hay liệu ông coi chính bản thân là một "quân sư" có khả năng giúp Pakistan thu hẹp khoảng cách về hạt nhân so với Mỹ.

Theo dấu Khan tới Libya

Người ta không biết chính phủ Pakistan nắm được bao nhiêu thông tin về những hoạt động "ngoài lề" của Khan, song điều mà nhiều người biết chính là sự liên hệ giữa Khan và Libya. Đây cũng có thể được coi là cách để lần ra mối quan hệ giữa Khan với Iran.

Nhaf lãnh đạo Libya tuyên bố sẽ từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Mấu chốt nằm ở BSA Tahir, thương nhân người Sri Lanka sống tại Dubai, người mà Tổng thống Mỹ George W. Bush mệnh danh là "phó tướng phụ trách tài chính và rửa tiền" của Khan. Theo lời ông Bush, Tahir đã thiết lập công ty máy tính SMB để làm bình phong cho những hoạt động của Khan. Một số nguồn tin cho biết Tahir đã đặt hàng tại một nhà máy Malaysia mà CIA gọi là Scomi Precision Engineering. Nhà máy này chuyên chế tạo các bộ phận máy li tâm khí gas tốc độ cao dùng để sản xuất uranium giàu do chính con trai của Thủ tướng Malaysia quản lý.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của công ty Scomi, đơn đặt hàng thực tế do một công ty Anh hoạt động tại Dubai có tên là Gulf Technical Industries đưa ra trong đó Tahir có một đối tác tên là Paul Griffin. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Guardian, ông Griffin phủ nhận việc ông biết về đơn đặt hàng máy ly tâm. Nhưng dù gì đi nữa, đơn đặt hàng đã được đáp ứng và các bộ phận máy ly tâm đã được chuyển tới Dubai.

Vận chuyển đường thuỷ bị bại lộ

Chỉ sau khi các thiết bị ly tâm được chất lên 1 chiếc tàu của Đức mang tên BBC China nhằm hướng Libya cuối mùa hè năm ngoái, chính phủ các nước phương Tây mới "ra tay".

Cơ sở hạt nhân Iran

Lực lượng an ninh Đức và Italy đã chặn chiếc tàu lại và đưa vào một hải cảng Italy. Tại đây, những "thiết bị máy móc đã qua sử dụng" được liệt kê trong danh sách hàng hoá đều là máy ly tâm được sản xuất tại Malaysia, có thể theo thiết kế của Khan. Vấn đề là tại sao các chính phủ phương tây lại thu được thông tin về vụ vận chuyển?

Trở lại thời điểm khi đó, Libya đã bắt đầu các cuộc hội đàm với Mỹ và Anh về việc từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Vì thế có người cho rằng Libya đã mật báo với Mỹ và Anh nhằm chứng tỏ "thái độ hợp tác nghiêm túc" của nước này. Nếu không, làm sao Libya có thể lấy được lòng tin của Mỹ. Bất luận nguyên nhân gì, việc vận chuyển bằng đường thủy đã bị bại lộ.

Điều "đáng ngại" hơn nữa là Libya đã cho Mỹ và Anh xem một mẫu thiết kế đầu đạn hạt nhân có nguồn gốc từ Khan. Tổng thống Bush cho biết mạng lưới của Khan còn bán cả uranium chưa qua chế xuất.

Nhà lãnh đạo Pakistan khẳng định Pakistan đã nghi ngờ Qadeer Khan chia sẻ thông tin hạt nhân với các nước khác từ năm 2000.
Từ Libya tới Iran

Cùng thời điểm này, Iran cũng bắt đầu phải thừa nhận rằng nước này đã có được kinh nghiệm chế tạo hạt nhân từ nước ngoài. Thực chất, mối liên hệ giữa Iran với Khan bắt đầu trước khi Khan có quan hệ với Libya, song những thiết bị mà Iran nhận được không "tinh xảo" như của Libya vì dường như Khan chỉ trao cho Iran những thiết bị dư thừa. Ông ta đã đưa ra yêu cầu quá cao đối với một số thiết bị phục vụ nhu cầu riêng, do đó ông ta vẫn còn những thứ "dư thừa" để bán. Khan cũng chế tạo những máy ly tâm mới, và điều này có nghĩa những cái cũ có thể xuất hiện trên thị trường chợ đen.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã phát hiện ra dấu vết của uranium giàu tại một trong số các máy ly tâm cũ được chuyển tới Iran. Nước này sau đó buộc phải đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc thừa nhận đã tự điều chế uranium hoặc tuyên bố đã thu được chất này một cách tình cờ. Iran chọn cách giải thích thứ hai. Song cách này lại đặt ra một loạt câu hỏi mới về nguồn gốc của chất uranium.

Mặc dù Iran đưa ra câu trả lời khá đơn giản rằng nước này nhận được những bộ phận của máy ly tâm từ một bên thứ 3 song các nhà phân tích kỹ thuật vẫn duy trì quan điểm Khan có nhúng tay vào vụ này.

Thương nhân BSA Tahir bị cảnh sát Malaysia bắt giữ hồi tháng 2/2004

Mạng lưới trải rộng sang châu Âu

Theo kết quả điều tra mới công bố, đường dây của Khan không chỉ dừng lại ở châu Á mà còn kéo dài sang châu Âu. Các quan chức Mỹ xác định, một mấu chốt trong thị trường chợ đen trên chính là công ty nhỏ thuộc sở hữu của một gia đình tại bang St. Gallen, Thuỵ Sĩ. Nơi đây, các kỹ sư người Thuỵ Sĩ đã góp phần trong việc thiết kế các bộ phận của máy ly tâm chuyển tới Libya nhằm phục vụ chương trình sản xuất vật liệt hạt nhân và uranium giàu.

Các điều tra viên cho hay một trong số những kỹ sư trên là Urs Tinner đã đem các mẫu thiết kế tới nhà máy ở Malaysia và trực tiếp giám sát quá trình sản xuất. Tinner, người vừa thừa nhận rằng cha anh ta đã có liên hệ với Khan trong thời gian hơn 10 năm, cho hay anh ta không biết việc làm của mình lại dính líu tới thị trường chợ đen hạt nhân. "Chúng tôi chế tạo các bộ phận của máy ly tâm cũng giống như mọi công ty khác ở Thuỵ Sĩ. Các phân xưởng cơ khí ở đây đều giống nhau". Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng hoạt động của Tinner không đơn thuần giống như những kỹ sư bình thường ở các xưởng cơ khí khác.

Nhìn lại toàn bộ sự việc, quả là ngạc nhiên khi những hoạt động của Khan có thể tiếp diễn trong một thời gian dài như vậy.

Mỹ đã biết thông tin từ ít nhất 7 năm trước

Thực chất, Mỹ đã có đầy đủ bằng chứng để đưa công ty của Khan, Khan Research Laboratory, vào danh sách đen các hoạt động mờ ám cần phải theo dõi. Năm 1997, Bộ Thương Mại Mỹ đã ban hành lệnh cấm các công ty trong nước bán vật liệu hạt nhân hoặc những vật liệu dùng để phục vụ mục đích quân sự cho công ty của Khan.

Tổng thống Bush kêu gọi cộng đồng quôc tế lên án thị trường chợ đen hạt nhân Pakistan.

Những lệnh cấm đặc biệt này giờ đây khiến người ta đặt nghi vấn về việc từ hồi đó, Khan làm thế nào để có thể thực hiện những phi vụ buôn bán hạt nhân với Libya và Iran mà Mỹ không phát hiện ra được. Đồng thời, theo các điều tra viên, một số nhà khoa học trong đường dây của Khan còn "qua mặt Mỹ" và nhiều lần gặp Osama bin Laden. Rõ ràng, dù cho nắm được thông tin gì đó về Khan, chính quyền Mỹ từ Clinton tới Bush cũng không tích cực lần theo dấu ông ta.

Phát biểu trước các phóng viên mới đây, Ngoại trưởng Colin Powell nói: "Tôi nghĩ rằng càng ngày chúng ta càng biết được nhiều thông tin về mạng lưới này. Chúng ta đang theo dấu tất cả các khách hàng của Khan cũng như toàn bộ những chi tiết liên quan tới cơ sở hạ tầng của mạng lưới. Theo tôi, chúng ta đã đạt được nhiều tiến triển trong việc chia rẽ mạng lưới với tinh thần không để nó tiếp tục hoạt động trong tương lai và chúng ta đang cố gắng kéo lên tất cả những gì mà chúng ta từng biết về mạng lưới này trong quá khứ".

  • Huyền Trang - (Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,