221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
114069
Nếu ông Arafat ra đi?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Nếu ông Arafat ra đi?
,

Tia hy vọng hoà bình của Trung Đông nhiều khả năng sẽ hoàn toàn tắt ngấm nếu không có Arafat.

Ngoại trưởng Israel tuần trước khẳng định, Tel Aviv đã từ bỏ âm mưu trục xuất hay ám sát Tổng thống Palestine Yasser Arafat. Nhưng người Palestine vẫn đang tự hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhà lãnh đạo kỳ cựu của họ ra đi?

Áp lực từ phía Mỹ đã khiến Chính phủ Israel không thể tiến hành mưu đồ trục xuất ông Yasser Arafat hay theo đuổi kế hoạch xây dựng hàng rào an ninh ăn vào sâu lãnh thổ Palestine, ít ra là vào lúc này. Một cuộc họp nội các Israel đã đi tới quyết định xây dựng bức từng ngăn cách đã được hoãn lại. Ngoài ra, dấu hiệu đèn đỏ của Washington và một làn sóng đánh bom mới sẽ khiến Thủ tướng Israel Ariel Sharon phải thay đổi bất kỳ ý định nào nhằm tước quyền lực của ông Arafat.

Như thường lệ, ông Sharon và chính phủ, sau chút đắn đo đã lại bỏ ngoài tai yêu cầu của Washington về việc ngừng xây dựng các khu định cư người Do Thái bất chấp Chính quyền ông Bush tuyên bố, họ sẽ cắt giảm các khoản bảo đảm cho Israel vay vốn dành cho việc xây dựng các khu định cư.

Ngoại trưởng Israel Silvan Shalom tuần trước khẳng định với EU rằng, Israel sẽ không tiến hành ngay lập tức các bước chống lại nhà lãnh đạo Palestine, và rằng, những lời kêu gọi của các bộ trưởng đòi trừ khử ông Arafat là không phải là chính sách chính thức của Chính phủ Israel. Tuyên bố này được đưa ra sau lời đe doạ hôm 11/9 đòi "loại trừ" ông Arafat. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, Phó thủ tướng Israel Ehud Olmert hùng hồn tuyên bố, việc tiêu diệt chủ tịch PLO là một "giải pháp cho hoà bình Trung Đông" (?). Chủ tịch Cơ quan an ninh Israel Shin Bet cũng ủng hộ ý kiến này.

Nhà lãnh đạo kỳ cựu Palestine bị quân Israel cầm chân trong trụ sở tơi tả của ông ở Ramallah. Israel cáo buộc ông Arafat đứng đằng sau làn sóng khủng bố mới (quyết định của nội các Israel được đưa ra sau 2 cuộc đánh bom trong lãnh thổ nước này hôm 9/9) và sự sụp đổ của chính phủ chết yểu của ông Mahmoud Abbas.

Chính quyền Mỹ cũng coi ông Arafat là một chướng ngại vật trong tiến trình hoà bình, song lại lo sợ việc dùng bạo lực để loại trừ ông sẽ lại khiến cho chính bạo lực leo thang và châm ngòi cơ thịnh nộ trong thế giới Ảrập. Quyết định trên nguyên tắc của nội các Israel đã làm bùng lên một làn sóng biểu tình khắp nơi trên đất Palestine cũng như đã vấp phải sự phản đối kịch liệt  từ các nước khác, kể cả những lời cảnh báo đáng sợ. Washington cũng phản đối kế hoạch này của Israel song ngày 16/9, Mỹ lại bỏ phiếu chống nghị quyết Hội đồng Bảo an về việc bảo vệ ông Arafat với lý do nghị quyết này "không lên án các tổ chức khủng bố Palestine".

Đối với người Palestine, cuộc thảo luận của Israel về khả năng trục xuất hay sát hại nhà lãnh đạo do họ bầu ra chỉ mang tính lý thuyết. Một phụ tá của Tổng thống Palestine, người sát cánh bên Arafat khi ông bị trục xuất trước đây sang Jordan và Lebanon, lập luận: "Nếu binh lính Israel tiến vào văn phòng của Arafat thì ông sẽ bước đến khẩu súng lục của mình. Ông sẽ không bao giờ bị trục xuất một lần nữa".

Nếu Arafat ra đi?

Một cuộc nội chiến Palestine rất có thể sẽ xảy bởi cả PA và các lực lượng vũ trang đều muốn lấp khoảng trống quyền lực mà ông Arafat để lại.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu ông Arafat "nhảy vào ngọn lửa tử vì đạo" như ông đã tuyên bố? Trước hết, sẽ là sự tan ra của những gì còn sót lại của bộ máy Chính quyền Palestine (PA), thành lập theo Hiệp định Oslo, ký năm 1993. Song một số thành viên PA tin rằng, tình hình hiện nay có thể được cải thiện. Một bộ trưởng trong PA nói: "Tình hình hiện nay sẽ được giải quyết nếu quân đội Israel rút quân khỏi lãnh thổ Palestine. Binh lính Do Thái có mặt khắp mọi nơi để kiểm soát chúng tôi trong khi chúng tôi đang cố đạp tan các thế lực chống đối và điều hành các trường học. Muốn chấm dứt bạo lực, ông Sharon cần cam kết chấm dứt chiếm đóng".

Đối với Nhà nước Do Thái, việc chiếm đóng không chỉ là áp đặt thiết quân luật đối với 3,5 triệu người Palestine tại Bờ Tây và Gaza mà còn bảo vệ sự thịnh vượng của mình. Quan chức Palestine cho rằng, điều này dẫn đến sự kháng cự, đã từng xảy ra trước đây, và rất có thể lại tái diễn. Lần này sẽ tồi tệ nhiều nhiều bởi Palestine hiện đã có vũ khí, và khoảng 30.000 cảnh sát vũ trang. Một thành viên thuộc phong trào Fatah của ông Arafat cho biết khó khăn càng chồng chất đối với PA khi các lực lượng vũ trang tranh giành nhau nhằm lấp khoảng trống quyền lực mà ông Arafat để lại. Tình trạng này có thể sẽ dẫn tới không chỉ bạo lực chống lại Israel mà còn đối với ngay cả trong nội bộ Palestine khi các binh sĩ Fatah tranh giành quyền lực với các tay súng PA.

Nhằm ngăn chặn thảm họa này, người Palestine đã đề xuất lệnh ngừng bắn của Israel. Hôm 16/9, Cố vấn an ninh mới được bổ nhiệm của ông Arafat, Jibril Rajoub, đề nghị Israel thực hiện một "lệnh ngừng bắn toàn diện và không giới hạn". Không giống như lần ngừng bắn đơn phương trước đây (bị Hamas phá vỡ với vụ đánh bom vào Jerusalem), thoả thuận ngừng bắn lần này mang tính song phương: người Palestine sẽ chấm dứt các hành động bạo lực để đáp lại việc Israel huỷ bỏ kế hoạch tìm diệt các tay súng Palestine cũng như dỡ bỏ hàng rào an ninh, hố ngăn cách làm tê liệt cuộc sống của người Palestine trong các khu vực bị chiếm đóng. Hamas đã chấp nhận đình chiến song Israel ngay lập tức khước từ.

Sau nhiều nhiều lần bị đe doạ và với sự ủng hộ của người Palestine, ông Arafat tin tưởng rằng, Israel sẽ không thực hiện quyết định loại bỏ ông, miễn là Washington nói không với Tel Aviv. Những người ủng hộ ông thì nghĩ rằng việc ám sát không hề dễ dàng. Bằng kinh nghiệm, họ biết rằng, một ngày nào đó, Mỹ sẽ ngăn cấm, và sau đó lại bật đèn xanh cho "con cưng" Israel. Họ đành bất lực ngồi chờ một vụ ám sát mới, và sau đó là một vụ đánh bom mới.

(Lam Sơn - Theo Economist)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,