221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
64406
Hamas: Hòn đá tảng trên con đường hoà bình Trung Đông?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Hamas: Hòn đá tảng trên con đường hoà bình Trung Đông?
,
Thanh niên Palestine cầm cờ Hamas diễu hành trên đường phố Gaza

Bằng việc từ chối tham gia cuộc hội đàm ngừng bắn với Thủ tướng Palesitine Abbas, phong trào Hồi giáo Hamas đã tạo ra một chướng ngại vật lớn trên con đường giải quyết xung đột Israel và Palestine cũng như đối với lộ trình hoà bình Trung Đông. 

Thủ lĩnh phe chính trị của Hamas Ismail Abu Shanab nói: ''Chúng tôi không tin rằng, Thủ tướng Mahmoud Abbas có thể dẫn dắt người Palestine. Hơn nữa, chúng tôi cũng hiểu rằng ông ta sẽ không giành được những gì mà người Palestine mong muốn, do đó, Abbas không phải người thực sự mà chúng tôi cần và Hamas sẽ không tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán''. 

Quyết định cùng với tuyên bố trên của Hamas gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện cam kết chấm dứt bạo lực của Thủ tướng Abbas theo các giai đoạn của lộ trình hoà bình Trung Đông. Ông Abbas hay còn được gọi là Abu Mazen, đã rất nỗ lực thuyết phục các nhóm du kích ngừng tấn công vào các mục tiêu Israel. 

Bất đồng

Đề cập tới lý do rút khỏi cuộc hội đàm ngừng bắn, đại diện Hamas cho biết tổ chức đã làm như vậy để phản đối những cam kết quá sớm của Thủ tướng Abbas về việc chấm dứt các cuộc nổi dậy. 

Trước đó, trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Bush, Thủ tướng Israel Sharon tại Aqaba, Jordan, Thủ tướng Abbas đã lên tiếng phản đối các hoạt động khủng bố nhằm vào người Israel và nhấn mạnh rằng phong trào intifada cần phải chấm dứt ngay. Tiếp đó, nhà lãnh đạo này hứa sẽ hành động quyết liệt để chống lại làn sóng căm thù và bài người Israel. Ông cũng bảo đảm rằng từ nay tất cả vũ khí ở Palestine chỉ được nằm trong tay các lực lượng thực thi pháp luật mà thôi.

Trong khi đó, Hamas lập luận rằng cam kết của ông Abbas không đi kèm với bảo đảm của Israel, và điều này có nghĩa là: cho dù nhà lãnh đạo Palestine có thực hiện cam kết thì phía Israel cũng không chắc sẽ chấm dứt chiếm đóng. Tương tự Hamas, nhiều người Palestine cũng có quan điểm rằng Thủ tướng Abbas không đưa ra được các đòi hỏi của họ như Đông Jerusalem sẽ là Thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai và người tị nạn Palestine được phép quay lại nơi mà hiện nay thuộc quyền kiểm soát của Israel.  

Hamas nhận được sự ủng hộ của dân thường

Một số nhà quan sát nhận định, lập trường của Hamas thật sự là một vấn đề đối với Thủ tướng Abbas vì nó không chỉ đơn giản là một tổ chức quân sự. Hamas nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Palestine do họ thường xuyên cấp viện trợ cho hàng nghìn người, một việc làm mà các tổ chức của chính quyền Palestine hầu như không kham nổi. Bên cạnh đó, Hamas còn nhận được sự ủng hộ ngầm của Chủ tịch Yasser Arafat, người đã tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh tại Aqaba không đạt được những tiến triển thật sự. 

Tổ chức Hamas

Bị Israel và các quốc gia phương Tây là coi là một tổ chức khủng bố song đối với những người ủng hộ thì Hamas là lực lượng chính thống chuyên đấu tranh để bảo vệ cho người Palestine trước quân chiếm đóng. Hamas là tổ chức du kích Hồi giáo Palestine lớn nhất, được thành lập cách đây 15 năm kể từ khi phong trào intifada (cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại quân chiếm đóng Israel ở Bờ Tây và Dải Gaza) đầu tiên nổ ra. 

Mục đích ngắn hạn của tổ chức này là đánh đuổi lực lượng Israel khỏi các khu vực chiếm đóng thông qua các cuộc tấn công nhằm vào quân đội và người định cư Israel tại lãnh thổ Palestine. Bên cạnh đó, mục đích lâu dài của Hamas là thành lập một nhà nước Hồi giáo như trong lịch sử Palestine.

Cơ cấu tổ chức Hamas được chia làm hai nhánh: chính trị và quân sự. Tổ chức này có một số lượng lớn thành viên cùng với hàng chục nghìn người ủng hộ. Tháng 12/2000 có khoảng 40.000 người đã tổ chức một buổi diễu hành lớn tại Gaza để kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hamas. 

Hoạt động của Hamas được chia ra làm 2 lĩnh vực chính: 

  • Các chương trình xã hội như xây dựng trường học, bệnh viện và các tổ chức từ thiện tôn giáo
  • Tổ chức và thực thi hoạt động quân sự và tấn công khủng bố - do cánh quân sự thực hiện. 

Hamas bắt đầu trở nên nổi tiếng kể từ sau cuộc nổi dậy thứ nhất với tư cách là lực lượng chống đối Hoà ước Oslo, một tiến trình hoà bình do Mỹ bảo trợ chuyên giám sát việc Israel từ từ rút khỏi lãnh thổ Palestine để đổi lấy sự đảm bảo về an ninh. Bên cạnh đó, tổ chức này vẫn tiếp tục lớn mạnh bất chấp các chiến dịch đàn áp nổi dậy của Israel  và tiếp tục nắm quyền phủ quyết đối với Hiệp ước Oslo bằng viêc thực hiện các cuộc tấn công liều chết cho dù chính quyền dân tộc Palestine (PNA) được thành lập khẩn cấp theo điều khoản của Hiệp ước Oslo.

Vào tháng 2 và tháng 3/1996, Hamas đã tiến hành một số vụ tấn công liều chết, làm gần 60 người Israel thiệt mạng, để trả đũa vụ ám sát một thành viên Hamas là Yahya Ayyash hai tháng trước đó.

  • Hoài Linh (Tổng hợp)

Tin liên quan:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,