221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
37878
Donald Rumsfeld và sai lầm trong chiến thuật của Mỹ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Donald Rumsfeld và sai lầm trong chiến thuật của Mỹ
,

Người ta đang đặt câu hỏi về ảnh hưởng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld trong việc phác thảo chiến thuật tấn công Iraq khi cuộc chiến không diễn ra dễ dàng và nhanh chóng như nhận định lạc quan ban đầu của ông này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld

Một số quan chức quân sự cấp cao về hưu của Mỹ đang công khai bày tỏ quan điểm của mình trong đó đánh giá thấp chiến lược của Lầu Năm Góc, về quan điểm sử dụng chiến tranh công nghệ cao nhằm tránh thương vong không cần thiết của ông Rumsfeld đã khiến cho Mỹ tính toán sai về lực lượng của mình.

Trả lời phỏng vấn Reuters, tướng về hưu Barry McCaffrey, người từng chỉ huy một sư đoàn bộ binh trong Chiến tranh Vùng Vịnh trước đây nói: "Rốt cuộc thì tại sao lại phải dùng ít quân như vậy? Chúng ta đâu có thiếu thời gian để điều quân đến đó. Chúng ta có thừa lực lượng cơ mà. Vì tiết kiệm tiền ư? Trước khi chiến tranh bắt đầu thì 200 tỷ USD rồi cơ mà. Hay là vì anh tự tin vào con mắt lạc quan tếu của mình mà không hề đếm xỉa đến các lời khuyên của giới cố vấn quân sự, đặc biệt là của các tướng lĩnh lục quân, những người mà anh không cho là đủ thông minh".

Rumsfeld đã có nhiều cuộc cãi lộn với một số tướng cấp cao, đặc biệt là các tướng thuộc lực lượng lục quân, trong suốt 2 năm ông ngồi trên chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng. Ông ta tiếp quản một đội quân mà ông ta cho là "bị mất đi tính chính quy" dưới thời Clinton bằng thứ quân pháp hà khắc.

Một điểm đáng lưu tâm nữa: cái mà Rumsfeld gọi là "sự thay máu" trong quân đội. Ông ta có một cái nhìn mà ông gọi là "cách mạng" về quân đội áp dụng trong thời đại hậu Chiến tranh Lạnh: vũ khí công nghệ cao hơn, không quân  gọn nhẹ, phản ứng nhanh hơn, cách đặc vụ chớp nhoáng hơn.

Trong quá trình phát triển kế hoạch chiến tranh để sử dụng ở Iraq, Rumsfeld đã bác bỏ lời tư vấn của các chuyên gia quân sự cấp cao vì theo ông, một lực lượng nhỏ và tinh nhuệ có tác dụng lớn hơn một đội quân nửa triệu lính sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh. Bắt chước phương châm của phương Đông "quý hồ tinh bất quý hồ đa", vị Bộ trưởng Quốc phòng ưa dùng ít quân hơn. Tuy nhiên, phương châm này đã chẳng hề phát huy một tý tác dụng nào tại Iraq trong nửa tháng qua. Giới phân tích cho rằng, ông Rumsfeld đã lạm dụng cách nghĩ này. Nếu muốn thắng được quân đội của Iraq, Mỹ cần điều đến sa mạc một lực lượng ít ra phải bằng một nửa số quân mà Mỹ đã từng sử dụng vào năm 1991.

Nhà phân tích quân sự Lawrence Korb thuộc Hội đồng Ngoại vụ Hoa Kỳ, người từng giữ chức Trợ lý cho Bộ trưởng Quốc phòng duới thời Reagan mỉa mai: "Rumsfeld đã cắt giảm tới một nửa số lính mà lục quân đề xuất. Về cơ bản, ông ta quan niệm lục quân quá nặng nề và cồng kềnh. Vậy mà đội quân tinh nhuệ của ông ta chẳng làm được gì nhiều ngoài việc cuốn theo lối đánh của Iraq".

Rumsfeld tự tin tuyên bố, kế hoạch chiến tranh mà ông phác thảo là "một kế hoạch hoàn hảo"; rằng, đây đang mới chỉ là giai đoạn đầu của cuộc chiến; và rằng, những người chỉ trích ông "không hề hiểu gì về kế hoạch". Ông ta cũng hết lời khen ngợi Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ, Tướng Tommy Franks đang thực hịên nhiệm vụ "một cách thực sự xuất sắt" và đã "rất nhiều thành công" trong khi chiến công của quân Mỹ chỉ đơn giản là: chiếm được một cái cảng (theo lời Mỹ), một số giếng dầu... đang cháy, những thiệt hại về lính và việc giết "được" vô số thường dân (trong vụ mới đây nhất, quân Mỹ đã giết 7 phụ nữ và trẻ em). Rất may cho Mỹ là chưa có một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng và những dòng người tị nạn khổng lồ.

Rumsfeld nói, ông ta đã lường trước những lời chỉ trích nhằm vào ông. Chính ông đã đề xuất cho ông Bush thay vì mấy tháng trời làm chiến tranh ngoại giao như trong chiến tranh Vùng Vịnh, mà đưa ra tối hậu thư dành cho Saddam Hussein chỉ cần 48 tiếng; và thay vì đánh bằng không quân, ông đã "gây bất ngờ" cho Iraq khi dùng bộ binh làm đòn đánh chính. Ông ta khẳng định, mặc dù chỉ khoảng 300.000 quân, liên quân Mỹ-Anh hiện tại có sức mạnh tương đương với 500.000 quân trong chiến tranh Vùng Vịnh (chỉ bằng 30-40%).

Ông thậm chí còn giễu cợt các đề xuất của những nhà tư vấn trong đó gợi ý, Mỹ cần tăng cường lực lượng tới Iraq, và nói rằng đó là chuyện "viển vông". Nhà phân tích quân sự nổi tiếng Spêncr nói: "Do ông ta nghĩ rằng mình là người quyết định tất cả, nên việc ông đánh giá thấp các nhà cố vấn là điều không có gì khó hiểu cả".

Nhà phân tích quân sự Daniel Goure thuộc Học viện quân sự Lexington cho rằng Rumsfeld đang đối mặt với thách thức lớn là phải "thay máu" cho quân đội, một bộ máy "cứng đầu" nhất. Ông nói:  Ông cũng cho biết, sau khi nghiên cứu diễn biến gần 2 tuần qua, Học viện của ông nhân thấy thực tế trên chiến trường đã đi chệch khỏi quỹ đạo mà Lầu Năm Góc đã vạch ra. Giới phê bình đang lên án một loạt vụ tấn công nhầm vào các mục tiêu dân sự của liên quân.

Trước khi cuộc chiến khai màn, Rumsfeld đã đưa ra một loạt dự đoán đày tự tin: quân đội Iraq sẽ nhanh chóng sụp đổ; quân lính Iraq sẽ đồng loạt bỏ súng đầu hàng; đợt ném bom "cú sốc kinh hoàng" sẽ làm cho Iraq choáng váng tinh thần; và người Iraq sẽ xem liên quân như "những chiến sĩ giải phóng quân".

"Tôi không cho rằng cuộc chiến này quá khó khăn, quá kéo dài, mà sẽ sớm kết thúc với phần thắng nằm gọn trong tay liên quân" - Rumsfeld nói như đóng đinh. Tuy nhiên, những gì xảy ra ở Iraq trong gần 2 tuần lại phản ánh điều hoàn toàn ngược lại.

(Lam Sơn - Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,