221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
31875
Những khoảng khắc tiến gần tới chiến tranh
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Những khoảng khắc tiến gần tới chiến tranh
,

VietNamNet xin giới thiệu với độc giả những diễn biến hàng giờ xung quanh vấn đề Iraq, đặc biệt trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao ngăn chặn chiến tranh hầu như đã đông cứng. (Tất cả các diễn biến đều tính theo giờ Hà Nội).

Lính Mỹ lắp bom trên tàu sân bay tại vùng Vịnh.

Thứ tư (19/3)

6h10: Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ yêu cầu các nghị sĩ tiến hành bỏ phiếu lại việc cho phép Mỹ sử dụng không phận nước này trong chiến dịch tấn công Iraq từ hướng Bắc.

5h28: Quốc hội Anh đã phê chuẩn kế hoạch sử dụng lực lượng quân sự giải giáp Iraq với 4.123 phiếu thuận và 149 phiếu chống.

5h14: Bất chấp làn sóng phản Thủ tướng Anh rất lớn trong Nghị viện, những yêu cầu sửa đổi chống chiến tranh đã thất bại hoàn toàn. 

1h21: LHQ khẳng định, tất cả các nhân viên LHQ di tản khỏi Baghdad đã tới Cyprus.

0h43: Nhà Trắng tuyên bố, quân đội Mỹ sẽ vẫn tấn công Iraq ngay cả khi Tổng thống nước này Saddam Hussein đồng ý rời khỏi Iraq.

Thứ ba (18/3)

23h49: Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell tuyên bố, 45 nước đã tham gia cái gọi là ''liên minh ý chí'' chống Iraq. 

19h00 đến 23h: Hàng loạt các cuộc biểu tình lớn diễn ra trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam để phản đối chiến tranh. 

19h45: Giới lãnh đạo Iraq đã chính thức bác bỏ tối hậu thư của Mỹ yêu cầu ông Saddam Hussein và các con trai phải đi lưu vong.

19h38: Thủ tướng Anh Tony Blair đưa kế hoạch tham chiến ra thảo luận tại Nghị viện. 

18h10: Bộ trưởng Nội vụ Anh John Denham từ chức phản đối kế hoạch chiến tranh của Chính phủ. 

18h08: Toà thánh Vatican cảnh báo, những người tham chiến chống Iraq sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chúa, lương tâm của chính họ và lịch sử. 

17h30: Tổng thống Pháp Jacques Chirac lên án mạnh mẽ cuộc tấn công quân sự kề cận do Mỹ phát động và khẳng định hành động của Mỹ đã làm ''xói mòn'' mọi nỗ lực giải giáp hoà bình trong tương lai. 

16h00: Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder khẳng định, vẫn chưa có bất kỳ lời biện hộ nào cho hành động tấn công quân sự chống Iraq và chẳng có lý do nào chấm dứt hoạt động thanh sát vũ khí tại nước này. 

15h55: Các thanh sát viên vũ khí LHQ tới Cyprus.

14h23: Bộ trưởng Y tế Anh Hunt từ chức phản đối chiến tranh.

12h00: Pháp nhấn mạnh: ''Tối hậu thư của ông Bush cho ông Saddam Hussein là đi ngược lại nguyện vọng của HĐBA. 

8h22: Mỹ tăng mức báo động khủng bố lên màu da cam, mức cao thứ nhì. 

8h00: Tổng thống Mỹ đọc diễn văn trực tiếp trên truyền hình tuyên bố: ''Saddam Hussein và các con trai phải rời khỏi Iraq trong vòng 48 tiếng nếu không sẽ phải đối mặt với chiến tranh''. 

4h14: Thủ tướng Australia John Howard cam kết sẽ điều quân tham gia cuộc chiến do Mỹ cầm đầu tấn công Iraq.

3h19: Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề liệu có cho phép hơn 60.000 quân Mỹ triển khai vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ hay không. 

1h43: Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin cho biết, quyết định của Anh, Mỹ và Tây Ban Nha từ bỏ nỗ lực ngoại giao có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho khu vực và toàn thể thế giới.

1h31: Ngoại trưởng Iraq Naji Sabri bác bỏ tối hậu thư của Mỹ yêu cầu Tổng thống Saddam Hussein phải rời bỏ đất nước nếu không sẽ phải đối mặt với chiến tranh. Ông Naji Sabri miêu tả, Tổng thống Mỹ George W Bush là kẻ hiếu chiến số một thế giới.

0h37: Tổng thư ký LHQ Kofi Annan tuyên bố đã ra lệnh cho toàn bộ phái đoàn thanh sát viên vũ khí và các nhân viên LHQ rút khỏi Iraq, đồng thời cho ngừng chương trình đổi dầu lấy lương thực.

Thứ hai (17/3)

23h10: Cựu ngoại trưởng Anh Robin Cook tuyên bố từ chức Chủ tịch Hạ viện nhằm phản đối bất kỳ hành động quân sự nào tấn công Iraq mà không có sự phê chuẩn của HĐBA LHQ.

22h15: Nhà Trắng tuyên bố, Tổng thống Mỹ sẽ phát biểu trên truyền hình trước toàn thể nhân dân vào hồi 8h sáng ngày 18/3.

22h00: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh tại LHQ, ngài Jeremy Greenstock tuyên bố quá trình ngoại giao về vấn đề Iraq đã kết thúc và khẳng định, London rút khỏi bản dự thảo nghị quyết do Anh, Tây Ban Nha và Mỹ đưa ra. 

20h55: Đại sứ quán Pakistan tại Baghdad tuyên bố đóng cửa.

20h53: Bộ trưởng Tư pháp Anh Goldsmith khẳng định, cuộc chiến chống Iraq hoàn toàn hợp pháp dựa trên cơ sở các nghị quyết hiện có của LHQ.

20h28: Hy Lạp - nước hiện giữ ghế chủ tịch EU, khẳng định, hành động Anh và Tây Ban Nha đã ''liên minh'' cùng với Mỹ chống Iraq là nằm ngoài khuôn khổ pháp luật của EU.

20h01: Đại sứ quán Hy Lạp tại Baghdad tuyên bố đóng cửa.

18h15: Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, cuộc chiến tấn công Iraq có thể sẽ là một sai lầm. 

18h15: Trung Quốc tuyên bố đang di tản nhân viên đại sứ và các nhà báo khỏi Baghdad.

17h09: Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA Mohamed ElBaradei cho biết, Washington đã khuyến cáo các thanh sát viên rời khỏi Iraq.

17h09: Nga khuyến cáo công dân nước mình rời khỏi Iraq.

15h45: Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Hưng khẳng định, vấn đề Iraq cần được giải quyết thông quan đối thoại trong khuôn khổ LHQ. 

15h15: Thứ trưởng Ngoại giao Nga Yuri Fedotov cho biết, bản nghị quyết thứ hai của LHQ ''không có cơ hội''. 

14h20: Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin tái khẳng định, bản nghị quyết thứ hai của LHQ là ''không thể chấp nhận được''.

13h30: Anh khuyến cáo công dân rời khỏi Kuwait, trừ các nhân viên ngoại giao.

13h00: Có nhiều thông tin cho rằng, các quan sát viên LHQ dọc biên giới giữa Kuwait và Iraq đã ngừng hoạt động. 

11h30: Thủ tướng Australia John Howard cho biết, việc nước này tham gia vào chiến dịch tấn công quân sự chống Iraq là điều có thể.

8h30: Mỹ ra lệnh cho tất cả các nhân viên ngoại giao không quan trọng rời khỏi Israel, Syria và Kuwait.

7h01: Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN, Tổng thống Pháp Jacques Chirac khẳng định quan điểm sẽ phủ định nghị quyết thứ hai của LHQ.

2h15: Tổng thống Iraq Saddam khẳng định, những lời cáo buộc cho rằng nước này có vũ khí cấm là điều bịa đặt và Iraq sẽ chiến đấu mọi nơi trên thế giới nếu Mỹ phát động tấn công nước này. Chỉ ít phút sau, Ngoại trưởng Iraq Naji Sabri tiết lộ, hàng vạn người dân Iraq đã cam kết sẵn sàng hy sinh bảo vệ đất nước.

Chủ nhật (16/3)

0h10: Lãnh đạo bộ ba Anh, Mỹ và Tây Ban Nha nhóm họp tại Azores.

(Trần Kiên - Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,