221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
25463
Dầu mỏ Iraq - nam châm hút Mỹ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Dầu mỏ Iraq - nam châm hút Mỹ
,

(VietNamNet) - Mỹ đã hoàn tất công việc chuẩn bị chiến tranh. Ẩn dưới lý do "bảo vệ hoà bình thế giới, ngăn chặn phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt", Washington không ngần ngại bày tỏ sẽ đơn phương hành động tấn công Iraq nếu cần thiết. Đã nhiều nhà bình luận chính trị quốc tế khẳng định, nguồn lợi dầu mỏ, hy vọng nắm trọn giếng dầu Trung Đông từ đó chi phối thế giới mới là mục đích chính của Mỹ. Tài nguyên dầu của Iraq thực sự có lực hấp dẫn thế nào?

 

Trữ lượng dầu mỏ của Iraq đứng vào hàng thứ hai trên thế giới (sau Ảrập Xêút) với khoảng 112 tỷ thùng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết, con số này có thể lớn hơn nhiều song do chiến tranh và cấm vận, dầu Iraq vẫn còn "nằm sâu trong lòng đất". Vùng tiềm năng đất có chứa dầu khoáng tập trung ở sa mạc phía tây đất nước. Chi phí sản xuất dầu ở Iraq vào loại thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện chỉ có 15/73 khu khai thác dầu hoạt động với khoảng 2.000 giếng dầu đã, đang được khoan (trong khi đó ở Texas là hơn một triệu giếng).

Hai khu xuất khẩu dầu thô chính của Iraq là Rumaila và Kirkuk. Rumaila ở phía nam kéo dài tới gần lãnh thổ Kuwait với ba sản phẩm chính là Basra thông thường; Basra trung bình và Basra nặng. Kirkuk ở phía bắc, bắt đầu hoạt động vào năm 1927. Ngoài ra còn một số vùng khai thác dầu rộng lớn khác như umaila, Zubair, Bin Umar, Majnoon và West Qurna (miền Nam Iraq). Sau năm 1991, cơ sở hạ tầng của ngành dầu mỏ như khu khai thác, nhà máy lọc dầu, kho chứa, phương tiện giao thông vận tải bị hư hại nặng nề, song dầu mỏ vẫn được coi là "lợi thế lớn nhất" của Iraq.

Nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành năng lượng, Bộ Dầu mỏ Iraq đã ban hành nhiều quy định mới về hợp đồng khai thác phát triển và sản xuất dầu khí, đặc biệt là giảm hạn hợp đồng khai thác từ 23 năm xuống còn 12 năm.  

Sản xuất 

 

Sau cuộc chiến vùng Vịnh 1991 và chịu lệnh hạn chế dầu nhập khẩu của LHQ, sản lượng dầu của Iraq giảm xuống còn 300.000 thùng/ngày (tháng 7/1990 là 3,5 triệu thùng/ngày). Trong 11 tháng năm 2002, sản lượng dầu thô Iraq đạt trung bình 2,02 triệu thùng/ngày (năm 2001 con số này là 2,45 triệu thùng/ngày, năm 2000 là 2,69 triệu thùng/ngày). Tháng 4/2002 có sản lượng thấp nhất là 1,2 triệu thùng/ngày. Cao nhất là tháng 2/2002 với 2,5 triệu thùng/ngày. Các quan chức ngành dầu Iraq hy vọng kết thúc năm 2000, sản lượng dầu Iraq sẽ tăng lên 3,5 triệu thùng/ngày nhưng đã không hoàn thành được mục tiêu đề ra do những vấn đề trong công nghệ khai thác, lọc dầu... 

Chính quyền Baghdad cũng nhấn mạnh rằng, một trong những lý do để Iraq không thể tăng sản lượng dầu là việc LHQ buộc nước này thực hiện lệnh hạn chế nhập khẩu các thiết bị ngành dầu cần thiết. Tháng 7/2002, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Amer Rashid tuyên bố, khả năng sản xuất của nước này sẽ đạt 3,2-3.3 triệu thùng/ngày thậm chí không cần sự hỗ trợ của các công ty nước ngoài. 

Một thông báo của LHQ tháng 6/2002 ghi rõ, khả năng sản xuất dầu của Iraq sẽ còn giảm tiếp tục nếu các vấn đề về công nghệ và cơ sở hạ tầng không được cải tiến. Thông báo ước tính, sản lượng tại khu khai thác dầu Kirkuk sẽ giảm tới 50% (xuống còn 500.000 thùng/ngày), vùng Nam Rumaila cũng trong tình trạng tương tự.  

Xuất khẩu

 

Nghị quyết 986 của LHQ (tháng 4/1995) thông qua việc cho phép Iraq bán dầu thô với số lượng hạn chế để lấy USD chi dùng trong việc nhập khẩu các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu (gọi là chương trình đổi dầu lấy lương thực). Tháng 12/1999, HĐBA bỏ phiếu nhằm dỡ bỏ hạn chế lượng dầu xuất khẩu của Iraq. Tuy nhiên, Hội đồng đồng thời cũng thông qua bảng danh sách các mặt hàng "sử dụng hai mục đích" (vừa dân sự và quân sự). Iraq được sử dụng tiền bán dầu mua hàng hoá không thuộc danh sách này. Sản lượng dầu xuất khẩu của Iraq thuộc phạm vi quy định đã tăng từ 1,55 triệu thùng/ngày (tháng 12/2002) lên 1,79 triệu thùng/ngày (tháng 1/2003). 

Khoảng 3/4 lợi nhuận thu được từ việc bán dầu được dùng cho việc mua hàng hoá phục vụ công tác nhân đạo tại Iraq (25% sử dụng cho các nạn nhân chiến tranh vùng Vịnh). Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nhân tố chính của việc giảm sút sản lượng dầu mỏ Iraq trong suốt năm 2002 là: Iraq đơn phương không xuất khẩu dầu mỏ trong vòng một tháng để phản đối việc Israel chiếm đóng lãnh thổ của người Palestine; Sức ép của Mỹ và nhiều nước khác trong việc "làm giảm lượng dầu lậu" từ Iraq. Washington tính toán, từ giữa tháng 12/2002, lượng dầu sản xuất và xuất khẩu của Iraq tăng nhanh - 2,6 triệu thùng/ngày thì có tới 400.000 thùng/ngày xếp vào loại "xuất khẩu trái phép". 

Phía Mỹ cho rằng, dầu lậu được chu chuyển phần lớn qua đường ống giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Iraq hoặc qua cảng Mina al-Bakr (vùng Vịnh). Theo nghị quyết 986, ít nhất một nửa lượng dầu xuất khẩu của Iraq (thuộc chương trình đổi dầu lấy lương thực) phải vận chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ song trong nhiều tháng năm 2002, dầu Iraq đi qua Mina al-Bakr nhiều hơn là qua Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ). 

Ước tính chừng 30-40% dầu của Iraq được bán cho các hãng của Nga (Emerkom, Kalymneftegas, Machinoimport, Rosnefteimpex, Sidanco, Slavneft, Soyuzneftegaz, Tatneft và Zarubzhneft). Số 60-70% còn lại do công ty của nhiều nước mua như Cyprus, Sudan, Pakistan, Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập, Italia, Ukraina... Trong năm 2001, gần 80% lượng dầu nhẹ Basra và khoảng 30% dầu Kirkuk đã tới Mỹ thông qua những đại gia nhập khẩu như ExxonMobil, Chevron, Citgo, BP, Marathon, Coastal, Valero, Koch và Premcor. 

11 tháng đầu năm 2002, Mỹ nhập khẩu trung bình 449.000 thùng/ngày từ Iraq. Tháng 1/2003, ước tính có tới 1,2 triệu thùng dầu/ngày của Iraq tới châu Mỹ (tháng 12/2002 là 910.000 thùng/ngày), tới châu Âu là 430.000 thùng/ngày, châu Á là 140.000 thùng/ngày. Ngoài nhu cầu tiêu dùng gia tăng, sản lượng dầu mỏ Iraq nhập khẩu vào châu Mỹ lớn hơn các tháng khác còn là do cuộc đình công ở Venezuela - bắt đầu từ tháng 12/2002.

Tháng 11/2000, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, Syria và Iraq đã cho tái hoạt động 552 dặm đường ống dẫn dầu Kirkuk-Banias. Tập san Kinh tế Trung Đông cho hay, lượng dầu thô chuyển qua hệ thống này ban đầu đạt 140.000-150.000 thùng/ngày (năm 1982 là 300.000 thùng/ngày). Dầu nhẹ Basra là mặt hàng chính chuyển từ Iraq tới Syria (sử dụng trong các nhà máy lọc dầu nội địa). Hệ thống ống dẫn trên hoạt động trở lại đã ''chọc giận" Mỹ. Ngày 23/1/2001, Chính quyền Bush đề xuất cho phép dầu xuất khẩu của Iraq được chuyển qua Syria (sửa đổi cho phù hợp với chương trình đổi dầu lấy lương thực). Tháng 1/2002, Anh trực tiếp cáo buộc Syria vi phạm lệnh cấm vận của LHQ với Iraq bằng cách chuyển 100.000 thùng dầu/ngày Iraq tới Syria mà không được sự thông qua của LHQ. 

Tháng 4/2000, Hải quân Mỹ đã ngăn một tàu chở dầu của Nga (Akademik Pustovoit) vì nghi ngờ là chở dầu lậu. Tháng 4/2001, một tàu Iraq mang theo 1.000 tấn dầu diesel lậu đã bị chìm ở bờ biển Dubai. Ít nhất trong năm này có hai tàu khác cũng bị chìm. Cuối tháng 10/2001, Uỷ ban cấm vận LHQ triển khai thực hiện chế độ giá bắt buộc với Iraq (theo yêu cầu của Anh và Mỹ). London và Washington e ngại việc Baghdad có thể lợi dụng giá dầu lên xuống thất thường để ép các nhà nhập khẩu. 

Khu khai thác dầu

Ngành công nghiệp dầu tại Nam Iraq xuống cấp nhiều khi chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ. Sản lượng dầu xuống còn 75.000 thùng/ngày vào giữa năm 1991. Khu khai thác dầu lớn nhất vùng này là Rumaila - đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến tranh. 

Khu khai thác Kirkuk với trữ lượng trên dưới 10 tỷ thùng được coi là rốn dầu phía bắc Iraq. Ngoài ra còn có các khu Bai Hassan, Jambur, Khabbaz, Saddam và Ain Zalah-Butmah-Safaia. Ước tính có tới 60% các nhà máy, cơ sở sản xuất dầu thuộc Công ty Dầu mỏ phía bắc tại miền Bắc và miền Trung bị hư hỏng trong thời kỳ chiến tranh. Năm 2001, sản lượng dầu của tất cả khu khai thác bắc Iraq (Kirkuk, Bai Hassan, Jambur, Khabbaz, Saddam, Safiya và Ain Zalah/Butnah vào khoảng 1 triệu thùng/ngày. Tháng 12/2001, Tập đoàn Xăng dầu quốc tế Thổ Nhĩ Kỳ đã thắng thầu trong hợp đồng khoan dầu ở bắc Iraq. Hai công ty của Nga là Tatneft và Zarubezhneft cũng giành được hợp đồng khai thác ở khu Bai Hassan, Kirkuk và Saddam. Theo tin của Tuần báo Tin tức Xăng dầu, Tatneft được chỉ định khoan 33 giếng dầu mới tại Iraq. 

Các khu khai thác dầu miền Nam Iraq (chủ yếu là nam và bắc Rumaila), Al-Zubair (trữ lượng 4,5 tỷ thùng), Missan fields, West Qurna, Luhais và Bin Umar trong năm 2001 sản xuất 1,5 triệu thùng/ngày. Zarubezhneft có hợp đồng khoan 100 giếng dầu ở khu khai thác Bắc Rumaila.Tháng1/2002, Tunisia ký với Iraq hợp đồng khai thác dầu ở địa điểm gần tỉnh Najaf.

Tháng3/2000, HĐBA LHQ chấp thuận để Iraq dùng 600 triệu USD sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất ngành dầu trong vòng 6 tháng. Trên thực tế, trong ba năm theo quy định của chương trình đổi dầu lấy lương thực, Iraq đã chi 1,2 tỷ USD cho việc cải thiện các thiết bị ngành dầu.

Tháng 10/2002, Baghdad thông báo đã ký một số hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD với các công ty dầu khí nước ngoài chủ yếu của Trung Quốc, Pháp và Nga. Ngân hàng Deutsche dự báo, tổng giá trị hợp đồng tại những khu khai thác mới lên tới 38 tỷ USD. Nếu những hợp đồng này thực thi, sản lượng dầu có thể sẽ đạt 4,7 triệu thùng/ngày.Thông thường các hợp đồng dầu tại Iraq yêu cầu mọi công ty phải tiến hành khai thác lập tức, song do lệnh cấm vận của LHQ, mà công việc này thường bị trì hoãn. Năm 1992, Iraq thông báo, nếu LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận, sản lượng dầu có thể dạt 6,3 triệu thùng/ngày. Kế hoạch tăng sản lượng dự tính thực hiện trong vòng 3-5 năm. Iraq cũng ký các hợp đồng dầu với công ty Eni (Italia), Repsol YPF(Tây Ban Nha), TotalFinaElf (Pháp), CNPC(Trung Quốc), Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường ống, nhà máy lọc dầu

Cơ sở hạ tầng ngành dầu Iraq (ống dẫn, trạm bơm, cảng, kho chứa) bị hư hại nặng nề trong hai cuộc chiến (chiến tranh Iran - Iraq) và Chiến dịch Bão táp sa mạc (1991). Hiện hệ thống ống dẫn 600 dặm - 40 inch được coi là đường ống chu chuyển dầu xuất khẩu lớn nhất Iraq. Ống dẫn Iraq - Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động hoàn toàn có khả năng chuyển 1,1 triệu thùng/ngày.

Ngày 20/8/1998, Syria và Iraq ký kết bản ghi nhớ về khả năng tái mở cửa đường ống dẫn dầu từ bắc Kirkuk (Iraq) tới cảng Banias (Syria). Tháng 10/2002, đường ống này đã bắt đầu được đưa vào sử dụng. 

Tháng 1/2003, các nhà máy lọc dầu của Iraq đạt 417.000 thùng/ngày (cùng kỳ trước chiến tranh vùng Vịnh là 700.000 thùng/ngày).Nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq là Baiji North (150.000 thùng/ngày), Basra (140.000) và Daura (100.000). 

  • Diệu Thuý
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,