221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
16089
Cuộc chiến Iraq: Thách thức chính trị trong năm 2003
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Cuộc chiến Iraq: Thách thức chính trị trong năm 2003
,
Năm 2003 được mở đầu bằng nguy cơ bùng nổ chiến tranh vùng Vịnh lần hai và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày một trầm trọng. Một khi cuộc chiến nổ ra, Mỹ không chút ngập ngừng dội mưa bom xuống đầu người dân Iraq không có khả năng tự vệ.

Phần I

Làn sóng biểu tình chống chiến tranh Iraq lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

Nhiều người cho rằng, Chính quyền Mỹ vẫn lưỡng lự chưa quyết định phát động chiến tranh tấn công Iraq. Phải chăng điều đó là sai lầm? Có nhiều khả năng Nhà Trắng đã đặt bút ký quyết định và biểu hiện rõ nét nhất ở chỗ hàng chục nghìn binh sĩ đã được triển khai tới vùng Vịnh, cùng với nó là vô số các loại vũ khí tối tân, chiến hạm và máy bay chiến đấu. Hơn thế nữa, Lầu Năm Góc tăng cường tiến hành các chiến dịch tập trận tại các quốc gia láng giềng của Iraq và đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động đặc biệt tại khu vực người Kurd ở miền Bắc quốc gia vùng Vịnh này. Trong khi đó, máy bay liên quân vẫn không ngừng đánh bom các mục tiêu của Baghdad tại 2 vùng cấm bay. 

Và như vậy, Baghdad không thể làm gì, ngay cả việc lật đổ tổng thống Saddam Hussein, để đảo ngược quyết định ''xâm chiếm'' của Mỹ. Tổng thống Mỹ Bush cáo buộc Iraq đã vi phạm trắng trợn các nghị quyết của LHQ. Tuy nhiên, dã tâm chính của Washington không phải là giải giáp Iraq, không phải là truất phế Saddam Hussein mà chính là muốn chiếm cứ quốc gia này và nắm giữ nguồn dầu mỏ quý giá. 

Cho dù kết quả tức thời về mặt quân sự của cuộc chiến là gì, Chính quyền Bush luôn nhận thức được rằng, cuộc chiến sẽ gây chấn động lớn không những chỉ ở khu vực vùng Vịnh mà còn trên khắp thế giới. Và hơn nữa, cuộc chiến sẽ châm ngòi cho quả bom bài Mỹ trên khắp toàn cầu. Làn sóng trả đũa không chỉ nhằm vào binh sĩ Mỹ mà còn cả thường dân Mỹ cho dù họ có sinh sống ở nhà hay ở nước ngoài. 

Nội bộ Iraq, chiến dịch tấn công quân sự của Mỹ sẽ dấy lên làn sóng phản đối rộng khắp trên toàn quốc gia vùng Vịnh này. Rồi người dân Iraq sẽ nhìn lực lượng quân sự Mỹ như những kẻ xâm lược, những kẻ áp bức theo kiểu thực dân. 

Người ta nghĩ rằng, cuộc chiến tấn công Iraq chắc hẳn sẽ làm bùng phát hàng loạt quả bom chiến tranh trong khu vực, như ở Iran, Syria và nhiều nước khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, động cơ phát động chiến tranh của Washington nhằm khống chế và chiếm hữu các nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới. Giới phân tích nhận định, nếu Mỹ tìm mọi các thực hiện mục tiêu trên, Mỹ sẽ phải đối mặt với các cường quốc khác, trong đó có Trung Quốc, Nga, các đối thủ lớn của Mỹ ở châu Âu và Nhật Bản. Với những lý do trên, Mỹ tấn công Iraq sẽ mở đầu cho một quá trình mà kết quả cuối cùng của nó có thể dẫn tới một thế chiến lần ba. 

Những hậu quả thảm khốc của cuộc chiến do Washington phát động có thể kiểm nghiệm qua cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan. Đã 1 năm trôi qua kể từ khi chế độ Taliban sụp đổ hoàn toàn, binh lính Mỹ thường xuyên bị các thế lực thù địch tại quốc gia Nam Á này tấn công. Hơn thế nữa, sự can thiệp sâu của Mỹ vào khu vực Nam Á đã khoét sâu hố mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan, cả 2 quốc gia đều có tiềm lực về vũ khí hạt nhân. Cho dù Pakistan luôn cố gắng làm dịu bớt căng thẳng với Mỹ, sự căng thẳng ấy vẫn không ngừng gia tăng, đặc biệt làn sóng bài Mỹ và phản đối chiến tranh lan rộng khắp Pakistan. Các cuộc đụng độ giữa binh sĩ Mỹ và Pakistan thường xuyên xảy ra tại khu vực biên giới giáp Afghanistan. 

Sự hiếu chiến của Chính quyền Bush đặc biệt đã gây nên sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một cách bất ngờ. Với những luận điệu và hành động mang tính kích động sâu sắc, Washington đã khiến Bình Nhưỡng bất đắc dĩ phải đưa ra các biện pháp chống đối. Và rõ ràng, cuộc khủng hoảng này rất dễ leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân. Trong khi đó, Hàn Quốc - nửa còn lại của bán đảo Triều Tiên - hiện đang rung chuyển bởi làn sóng biểu tình chống Mỹ rộng khắp. Mặc dầu vậy, Chính phủ Mỹ vẫn đang ráo riết chuẩn bị phát động cuộc tấn công quân sự lớn nhất kể từ thập niên 30 và 40 của thế kỷ 20. Thật chẳng ngoa khi nói rằng, Mỹ đang theo đuổi một chính sách ngoại giao giống như của Đức quốc xã.

Vậy chính sách ngoại giao của phát xít Đức dưới thời Hitler là gì? Đó là sự bành trướng quân sự, nhằm mục tiêu đầu tiên vào các quốc gia chống đối, chiếm đóng các quốc gia đó, lật đổ chính phủ và dựng lên một chính phủ bù nhìn khác. Ngoài ra, đó còn là sự bịa đặt viện cớ để phát động tấn công phủ đầu mà lờ đi những thông lệ ngoại giao truyền thống và luật pháp quốc tế. Tóm lại, chính sách ngoại giao dưới thời Đức quốc xã đơn giản bó gọn trong 2 từ ''cưỡng đoạt''. 

Về phương diện nào đó, không có sự khác biệt cơ bản nào giữa các ''mánh khoé'' sử dụng trên sân khấu thế giới của chế độ phát xít Đức trong thập kỷ 30-40 với các chính sách hiện thời của chính quyền Bush. 

Thế giới hiện đang chứng kiến sự nổi dậy của chủ nghĩa đế quốc dưới hình thức bạo lực nhất của nó. Chính quyền Bush đang âm mưu chinh phục thế giới nhằm thoả mãn ý đồ của giới cầm quyền Mỹ muốn độc quyền các nguồn tài nguyên sống còn, khống chế thị trường toàn cầu...

(Còn nữa)

(Trần Kiên - Theo WSWS)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,