221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1239670
Trung Quốc ’xuất chiêu" ngoại giao vệ tinh
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Trung Quốc ’xuất chiêu' ngoại giao vệ tinh
,

Cuối tháng 9, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng và phóng một vệ tinh thông tin mới cho Bolivia trong 3 năm tới, và ngay sau đó là tuyên bố với Lào, mặc dù lịch trình này vẫn chưa được công bố.  Những quốc gia khác, bao gồm Ecuador, Myanmar, cùng 1 số nước tại châu Phi, cũng sẽ sớm được đưa vào danh sách.

(Ảnh: bestsyndication.com)
Ảnh minh họa (Ảnh: bestsyndication.com)

Nhiều nhưng không chất

Giáo sư luật quốc tế Ling Yan tại Đại học Khoa học chính trị và Pháp luật Trung Quốc tại Bắc Kinh nói: “Thỏa thuận với Lào và Bolivia không phải là những thỏa thuận đầu tiên của Trung Quốc với các quốc gia đang phát triển. Trung Quốc đã từng có thỏa thuận với Nigeria và Venezuela lần lượt vào các năm 2007 và 2008. Trung Quốc đã xây dựng khả năng cung cấp vệ tinh và dịch vụ phóng vệ tinh tốt hơn sau những nỗ lực phát triển công nghệ vũ trụ trong nửa thế kỷ qua. Là 1 quốc gia đang phát triển, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia đang phát triển khác và cùng nhau hưởng lợi từ sự hợp tác này.”

Tổng thống Bolivia Evo Morales đã có mặt tại trụ sở Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ở Geneva chỉ 2 tuần trước khi có tuyên bố của Trung Quốc, để thảo luận những vẫn đề liên quan đến vệ tinh với giám đốc ITU Hamadoun Toure. Tuyên bố của Trung Quốc với Bolivia được đưa ra sau cuộc gặp của Morales với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Liên hợp quốc ở New York.

David Vaccaro, nhà phân tích cấp cao của Futron Corp có trụ sở tại Maryland, cho rằng Trung Quốc đang chủ động theo đuổi những thỏa thuận ở Đông Nam Á và những nơi khác. “Điều này chắc chắn phù hợp với mục tiêu của chương trình vũ trụ của Trung Quốc. Trung Quốc đang nỗ lực sử dụng vũ trụ như một công cụ ngoại giao đối với khu vực Đông Nam Á láng giềng và những nơi khác. Hơn thế nữa, Trung Quốc vẫn có những tham vọng về thương mại được tuyên bố từ lâu liên quan tới vũ trụ”.

Tuy nhiên, vấn đề chất lượng của vệ tinh thông tin Trung Quốc cũng không thể bị bỏ qua. Điển hình là việc Trung Quốc đã phải nhanh chóng xây dựng 1 vệ tinh thay thế cho vệ tinh NIGCOMSAT-1 của Nigeria do Trung Quốc sản xuất sau thất bại hồi cuối năm 2008. Vệ tinh này được phóng năm 2007 và là vệ tinh thông tin đầu tiên của Nigeria.

Ưu tiên của Trung Quốc vì thế vẫn là tham gia vào những thương vụ được công bố chỉ sau khi hoàn thành đàm phán kín với các chính phủ nước ngoài. Trung Quốc đã tránh khu vực thị trường cạnh tranh cao.

Với lý do này, tất cả những con mắt đang đổ dồn về phía Việt Nam, khi Việt Nam tuyên bố ý định sở hữu một vệ tinh thông tin thứ 2, thường được gọi là Vinasat-2. Theo Vaccaro, nhà sản xuất vệ tinh lớn của Trung Quốc - Học viện khoa học vũ trụ Trung Quốc (CAST) - hiện đã đưa ra những tin tức về Vinasats-2  trên trang web của mình, dù phía Việt Nam còn chưa cho biết ai sẽ là nhà cung cấp cho Việt Nam vệ tinh thứ 2 này.

Nếu Trung Quốc thực sự quan tâm tới thỏa thuận trên, thì nước này sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ một nhà cung cấp vệ tinh và nhà thầu Mỹ Lockheed Martin, công ty đã xây dựng Vinasat-1, vệ tinh thông tin đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có nhiều sự cạnh tranh từ các nhà thầu khác đến từ các quốc gia sản xuất vệ tinh của Mỹ và châu Âu. Kết quả, Trung Quốc sẽ phải đưa ra đề nghị thuyết phục đề có thể thắng hợp đồng này và những hợp đồng vệ tinh khác trong tương lai.

Tuy nhiên, sự hào phóng của Trung Quốc không còn là bí mật với những giới quan tâm tới vệ tinh. Trung Quốc tuyên bố vài tuần trước rằng sẽ xây dựng một vệ tinh thông tin mới cho Pakistan với mức giá dự tính là 212 triệu USD, trong đó 200 triệu USD chi phí sản xuất là khoản cho vay của Trung Quốc. Đây cũng là mức mà Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã cung cấp cho Nigeria năm 2006 cho việc xây dựng vệ tinh NIGCOMSAT-1.

Cả vệ tinh của Nigeria và vệ tinh của Venezuela Venesat-1 mới được xây dựng và phóng vào cuối năm 2008, với chi phí hơn 200 triệu USD. Đó chỉ là mức giá riêng của vệ tinh, không bao gồm chi phí cho các thiết bị phóng, phóng vệ tinh và các cơ sở điều khiển ở mặt đất, có thể phải tốn thêm khoảng 100 triệu USD nữa vào tổng chi phí.

Những nhà sản xuất vệ tinh khác cũng đang rao bán những vệ tinh thông tin có thể được coi là phù hợp với túi tiền hơn đối với các chính phủ đang gặp khó khăn về tài chính, và không chịu nhiều ảnh hưởng trước chính sách đối ngoại và kinh tế của Trung Quốc. Ví dụ, Kazakhstan đã ký hợp đồng với Trung tâm vũ trụ Khrunichev có trụ sở ở Moscow xây dựng vệ tinh Kazsat-2, dự tính sẽ thay thế vệ tinh Kazsat-1 do Nga sản xuất bị mất tích hồi giữa năm 2008. Mức giá ước tính của hợp đồng này là khoảng 115 triệu USD.

Một nhà sản xuất vệ tinh khác bán những vệ tinh thông tin nhỏ hơn và có mức giá phải chăng hơn là Orbital Sciences Corp có trụ sở ở Virgina, Mỹ với những khách hàng ở Singapore, Malaysia và Australia.

Vệ tinh cũng là một công cụ ngoại giao

“Trung Quốc nhìn chung đang sử dụng sức mạnh tài chính như một công cụ ngoại giao, đặc biệt với những nước nhỏ và kém phát triển hơn.” - Patrick French, nhà phân tích nhiều kinh nghiệm và lãnh đạo văn phòng Singapore tại công ty tư vấn và nghiên cứu của hãng NSR, mang tên LLC nói. “Thêm vào đó, hiếm những nhà vận hành vệ tinh quốc tế lớn nào lại liều lĩnh mua vệ tinh Trung Quốc và sau đó bị gắn chặt với việc phóng ở Trung Quốc này cho tới khi quan hệ Trung – Mỹ tan băng.”

Một lý do nữa khiến Trung Quốc theo đuổi những thỏa thuận như thế tại các quốc gia đang phát triển là vì đơn giản nó đem lại cho Trung Quốc cơ hội để định vị lại sản phẩm vệ tinh của mình và tham gia vào lực lượng lao động công nghệ cao, trong khi lại tích lũy được những kinh nghiệm thực tế và cải thiện năng lực kỹ thuật chung.

“Khi tham gia sản xuất các phương tiện phóng, Trung Quốc hy vọng sẽ giành được một phần của thị trường vệ tinh thông tin tăng trưởng nhanh tại các nước đang phát triển. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc cải thiện công nghệ của mình, đồng thời giúp tăng cường được mối quan hệ với các nước này,” Laurence Nardon, giám đốc chương trình chính sách vũ trụ tại Học viện Quan hệ quốc tế tại Paris nói.

Tập đoàn công nghiệp Trung Quốc Great Wall Industries Corporation (CGWIC) là nhà cung cấp độc quyền vệ tinh thông tin của Trung Quốc. CGWIC giám sát tất cả những hoạt động xuất khẩu cũng như phóng vệ tinh tại Trung Quốc. CGWIC cung cấp vệ tinh, thiết bị phóng, và các hệ thống và cơ sở điều khiển tại mặt đất.

CGWIC chỉ mới bắt đầu hoạt động xuất khẩu vệ tinh, và còn nhiều điều phải làm trước khi đạt đến khả năng ngang hàng với những nhà sản xuất vệ tinh lớn trên thế giới, bao gồm Astrium và Thales Alenia Space của châu Âu, công ty đang làm việc với Khrunichev để xây dựng vệ tinh Kazsat-2, và Information Satellite Systems Reshetnev của Nga (ISS Reshetnev) và Mitsubishi Electric của Nhật Bản.

Những tổ chức hàng đầu khác tham gia vào những dự án vệ tinh này của Trung Quốc bao gồm Học viện công nghệ thiết bị phóng Trung Quốc (CALT), nơi cung cấp thiết bị phóng Long March và công ty vệ tinh Dongfang Hong Ltd (DHF), một phần của Trung tâm ứng dụng công nghệ đăc biệt CAST tại Bắc Kinh, cung cấp tất cả các loại vệ tinh, bao gồm cả vệ tinh của Nigeria hay Venezuela DFH-4.

Nhu cầu ngày càng lớn

Trong khi tổng số những vệ tinh thông tin do Trung Quốc xây dựng chỉ chiếm 1 phần nhỏ số vệ tinh băng thông rộng hay khả năng thông tin toàn cầu, thì nhu cầu băng thông rộng tại thị trường do chính phủ kiểm soát hay thuộc sở hữu chính phủ lại đang gia tăng. Địa vị, thanh thế và niềm tự hào dân tộc gắn với vệ tinh có thể đóng một vai trò quan trọng nữa cho sự tăng nhanh nhu cầu này.

 “Các nhà cung cấp vệ tinh có mức tăng trưởng hàng năm ở khoảng từ 15% đến 40%, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có dây và không dây chỉ tăng trưởng từ 5% đến 10%,” Daniel Longfield, nhà phân tích về ngành công nghiệp không dây và vệ tinh ở Frost & Sullivan tại Texas nói. “Hầu hết các vệ tinh thông tin trên thế giới vẫn đang hoạt động ở gần mức khả năng cao nhất do nhu cầu vẫn rất mạnh mẽ. Bất cứ công ty hay chính phủ nào có thể có vệ tinh được phóng và hoạt động có thể tìm được khách hàng có nhu cầu băng thông rộng vệ tinh rất nhanh.”

Nhu cầu lớn đối với thông tin vệ tinh cũng có nghĩa là những quốc gia với vệ tinh mới thường ở vị trí “người làm giá chứ không phải ở trong tình thế người chấp nhận giá,” Longfield nói.

Ngoài lĩnh vực phát triển kinh tế, những thực tiễn chính trị cũng đóng vai trò quan trọng ở đây. Mặc dù đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có tăng nhưng, theo miêu tả của Peter Evans, nhà phân tích cấp cao về châu Á tại công ty truyền thông có trụ sở tại Australia - Paul Budde Communication Pty Ltd thì cơ hội của Trung Quốc thực tế có thể bán được vệ tinh tinh cho Việt Nam là từ rất nhỏ tới không có.

Tuy nhiên, Longfield lại không đồng tình và coi Trung Quốc là ứng cử viên sáng giá ở đây, bởi Trung Quốc và Việt Nam có lợi thế từ việc “có mối liên hệ mặt thiết về chính trị, kinh tế, và quốc phòng khi đem so sánh với những đối thủ như Nhật Bản, châu Âu hay Mỹ”.

Quyết định của Protostar Ltd’s có trụ sở tại Singapore hồi tháng 6 khi tuyên bố phá sản và thực tế rằng dự án vệ tinh Ipstar nhiều tham vọng của Thái Lan đã đi đến kết quả không như mong đợi, là một lời nhắc nhở đối với những dự án vệ tinh tại châu Á rằng không phải lúc nào đầu tư vào đây cũng ngay lập tức mang lại chiến thắng. Cùng lúc đó, còn có nhiều quan điểm khác nhau về việc có quá nhiều vệ tinh ở Đông Nam Á.

Evans nói: “Việc thừa “khả năng” có vẻ không phải là vấn đề ở giai đoạn hiện nay.”

“Hiện tại, có người cho rằng đơn giản đã có quá nhiều nhà cung cấp tại khu vực,” Vaccaro nói. “Trong dài hạn, thị trường châu Á Thái Bình Dương có thể có tiềm năng phát triển nhất. Xem xét 2 khía cạnh – dân số khu vực, và tỷ lệ lựa chọn ứng dụng công nghệ – trong trường hợp này, có thể mức dư cung sẽ giảm đi trong 10 năm tới. Thực tế, đây là điều nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp vệ tinh đang tính đến”.

Khi Trung Quốc còn sử dụng cái “đệm” cho những thỏa thuận vệ tinh với các quốc gia đang phát triển thông qua các khoản cho vay giống như kiểu “trao tay” thì bầu trời thế giới nhiều khả năng sẽ trở nên chật chội với các vệ tinh của Trung Quốc trong những năm tới.

  • Đình Ngân (Theo Asia Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,