221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1238248
Tại sao Trung Quốc không muốn trừng phạt Iran?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Tại sao Trung Quốc không muốn trừng phạt Iran?
,
Trong các nỗ lực tập hợp sự ủng hộ đối với cấm vận Iran, chính quyền của Tổng thống Barack Obama sẽ phải vượt qua "rào cản" từ Trung Quốc khi nước này không muốn trừng phạt một quốc gia vốn là nhà cung cấp dầu lửa hàng đầu và là nguồn lợi chính trong các khoản đầu tư liên quan tới năng lượng của Bắc Kinh.

Nhà máy hạt nhân ở Bushehr, cách nam Tehran 1200 km (Ảnh Reuters)
Nhà máy hạt nhân Bushehr của Iran. (Ảnh: Reuters)

Sự thất vọng ở Washington về Bắc Kinh ngày càng lớn. Các quan chức Mỹ thấy rằng Trung Quốc dường như còn miễn cưỡng hơn cả Nga trong việc trừng phạt Iran sau khi Tehran tiết lộ một số thông tin về chương trình hạt nhân của nước này.

Giới chức Mỹ cho biết, họ đặc biệt lo ngại khi Trung Quốc ngăn cản họ nhằm tới các công ty có trụ sở ở Hongkong chuyên chuyển hàng hóa tới Iran.

Phía Trung Quốc "không thể hiện ý thức cấp bách" về Iran, trích lời một quan chức cấp cao Mỹ. Theo ông này, thay vào đó Trung Quốc muốn chơi "hai mang", vừa duy trì quan hệ với Iran vừa hợp tác với Mỹ và những nước nỗ lực ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

Tại sao Trung Quốc lại hành động như vậy? Theo các nhà phân tích, có hai lý do: dầu lửa và hệ tư tưởng.
 

Iran là nhà cung cấp dầu lửa lớn thứ 2 của Trung Quốc và các hoạt động nhập khẩu đang tăng cao.

Ở một nước mà nhiều người được cho là sẽ tậu xe hơi nhiều hơn ở Mỹ trong năm nay, Trung Quốc đang trong cơn khát không nguôi về dầu lửa. Hơn thế, tốc độ tăng trưởng nhanh được xác định là một mục tiêu quan trọng của nước này. Các lệnh cấm vận khắt khe hơn chống lại Iran có thể khiến cho giá dầu tăng cao ở Trung Quốc, đe dọa sự phát triển kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
 

Các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Iran cũng làm giảm khả năng Trung Quốc sẽ ủng hộ việc trừng phạt Iran. Các công ty dầu lửa nhà nước Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền của vào Iran - dự tính 120 tỷ USD trong vòng 5 năm qua. Trong cùng khoảng thời gian này, các hãng của Trung Quốc đã đầu tư vào các dự án mà các công ty phương Tây và Nhật Bản vừa bỏ dở.

Trong năm 2004, Sinopec - Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc - đã ký một thỏa thuận 70 tỷ USD nhằm khai thác mỏ dầu Yadavaran và mua 10 triệu tấn mét khí hóa lỏng từ Iran mỗi năm trong vòng 25 năm.

Hồi tháng 7 vừa qua, Tập đoàn CNPC ký một hợp đồng 5 tỷ USD với Công ty Dầu lửa quốc gia Iran nhằm khai thác mỏ khí South Pars sau khi phía Iran cáo buộc Tập đoàn Total SA của Pháp trì hoãn dự án.

Các khoản đầu tư của Trung Quốc cũng giúp che chắn cho Iran trước viễn cảnh của cái mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gọi là các lệnh cấm vận "làm tê liệt".

Đặc biệt, Công ty Sinopec Engineering vừa ký các hợp đồng trị giá hơn 5 tỷ USD để mở rộng hoặc xây dựng bốn nhà máy lọc dầu ở Iran.

Gal Luft, Giám đốc Điều hành Viện Phân tích An ninh toàn cầu, cho rằng Iran đã giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào nhập khẩu xăng từ 40% xuống còn 25%. Điều đó giải thích một phần tại sao các cường quốc phương Tây ít quan tâm hơn đến việc trừng phạt các hoạt động xuất khẩu loại này. 

Tại hội nghị G20 tuần trước ở Pittsburgh, Mỹ, thông điệp của Trung Quốc dành cho Iran yếu hơn nhiều so với của Nga. Bắc Kinh kêu gọi Tehran hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhưng rồi lại nhấn mạnh rằng các lệnh cấm vận không phải là một lựa chọn.

Bên cạnh đó, Trung Quốc từ chối hợp tác với một chương trình của Bộ Ngân khố Mỹ nhằm ngăn chặn các công ty tiếp chuyển hàng hóa có trụ sở ở Hongkong, theo giới phân tích và các quan chức chính phủ Mỹ.

"Chính phủ Trung Quốc cũng tăng cường bảo vệ những người Iran bị phía Mỹ nhắm tới", Michael Jacobson, một thành viên cấp cao thuộc Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, viết trong một bài báo hồi tháng 8.

Trong một trường hợp nổi trội nhất tính đến nay, Trung Quốc đã từ chối dẫn độ một điệp viên Iran từ Hongkong sang Mỹ. Nhân vật này bị truy tố ở New York vì các tội danh cố gắng thu thập các bộ phận của chiến đấu cơ F-14. Rốt cục, ông ta đã được ra tù. 
 

Trung Quốc cũng phản đối các lệnh cấm vận vì lý do hệ tư tưởng. Khái niệm "không can thiệp vào các công việc nội bộ" được đưa vào chính sách ngoại giao của Bắc Kinh kể từ những năm 1950. Michael Green - cựu quan chức cấp cao về các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ - cho rằng Trung Quốc phản đối một giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Iran và lo ngại rằng Mỹ có thể tìm kiếm giấy phép từ Hội đồng Bảo an LHQ để tấn công Iran.

"Họ dự liệu trước rằng họ càng đạp mạnh phanh hãm cấm vận lúc này thì họ càng trì hoãn được lâu các quyết định cho phép dùng vũ lực trong tương lai", ông Green nhận xét.

Zhu Feng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế thuộc Trường Đại học Bắc Kinh, nói rằng một vấn đề chủ chốt quyết định cách thức Trung Quốc tiếp cận cuộc khủng hoảng này có thể là thái độ của Tehran, đặc biệt là cách thức Iran phản ứng trước các yêu cầu cho phép IAEA thanh sát nhà máy làm giàu uranium thứ 2 mà nước này vừa tiết lộ. 
 

"Nếu Iran từ chối hợp tác với IAEA và không thành thật trong thỏa thuận với phương Tây thì tôi không nghĩ Bắc Kinh sẽ tiếp tục phản đối cấm vận", ông Zhu viết trong một email.

Một quan chức Mỹ bày tỏ hy vọng ông Zhu nói đúng. 
 

  • Thanh Hảo (Theo Washington Post)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,