221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1239560
Bữa tiệc của Trung Quốc tại châu Phi đã tàn?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Bữa tiệc của Trung Quốc tại châu Phi đã tàn?
,

Những năm qua, trong khi những dân thường châu Phi vẫn phàn nàn và thậm chí biểu tình phản đối những ảnh hưởng không tốt của một thập kỷ đầu tư có chủ đích vào châu lục này của Trung Quốc, thì giờ đây mới có những dấu hiệu ban đầu rằng chính phủ các quốc gia châu Phi đang tỏ ra không hài lòng về “sự hào phóng” từ phía Bắc Kinh.

(Ảnh: lidc.org.uk)
Trang trại hữu nghị do Trung Quốc xây tại Zambia (Ảnh: lidc.org.uk)
Và điều đáng chú ý là những dấu hiệu căng thẳng này lại nổi lên ở một số quốc gia châu Phi, nơi mà sự hoạt động Bắc Kinh vẫn được chào đón nồng nhiệt nhất trong vài năm qua.

Đầu tháng trước, Angola đã từ chối lời đề nghị trị giá 1,3 tỷ USD từ phía hai công ty nhà nước của Trung Quốc, China National Offshore Oil Corp. (CNOOC) và China National Petroleum Corp. (Sinopec) mua lại 20% một giếng dầu ngoài khơi mang tên Block 32. Công ty dầu khí nhà nước Ăngola, Sonangol, quyết định thực hiện quyền từ chối đầu tiên và tiếp tục mua 20% cổ phần từ Oil Marathon có trụ sở tại Houston với mức giá mà hai công ty Trung Quốc đã chào.

Đó là điều khó chấp nhận với Bắc Kinh, nước mua tới 18% dầu từ Angola – nhà cung cấp dầu khí nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Bởi, cùng lúc đó, Trung Quốc lại cung cấp rất nhiều các khoản vay lãi suất thấp đối với chính phủ Luanda của tổng thống Jose Eduardo dos Santos và cam kết sẽ triển khai những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đường bộ, đường sắt lớn. Kết quả là, Angola trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Phi với kim ngạch thương mại song phương lên tới 25,3 tỷ USD năm ngoái.

Một vài ngày trước lời từ chối của Angola, Trung Quốc cũng vấp phải một khó khăn nữa, lần này là ở Libya. Chính quyền Tripoli đã phủ quyết lời đề nghị của Sinopec mua một công ty có trụ sở ở Calgary, nhưng chủ yếu hoạt động ở Libya trị giá 462 USD - Venerex Energy Inc. Lời đề nghị bao gồm cả sự hối lộ, mà về mặt kỹ thuật, họ vẫn gọi là mức phí 47 triệu đô la Canada cho công ty dầu khí quốc gia Lybia.

CNOOC của Bắc Kinh hy vọng sẽ tận dụng được những cuộc đàm phán gia hạn hợp đồng khó khăn giữa Nigeria và các công ty phương Tây như Dutch Shell, Chevron và Exxon Mobil và lập tức đưa ra đề nghị mua 6 triệu thùng dầu thô dự trữ từ chính phủ Abuja (Nigeria). Tuy nhiên, tuần trước Bộ trưởng Odein Ajumogobia đã dội cho công ty này một gáo nước lạnh khi nói: “Đúng là các công ty Trung Quốc đã đưa ra đề nghị, và chúng tôi đang xem xét những đề nghị ấy,” Ajumogobia nói. “Họ hỏi mua 6 triệu thùng từ nguồn dự trữ của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không bán cho họ tất cả.”

Khi các thương gia và nhà đầu tư phương Tây trở nên chán nản với cảnh tham nhũng, thiếu sự năng lực quản lý và cơ sở pháp lý tại nhiều nơi ở châu Phi, Trung Quốc lại “nhiệt tình” bước vào nhằm tìm kiếm tài nguyên và thị trường cho các sản phẩm của mình.

Ở hầu hết mọi nơi, họ được chào đón nồng nhiệt. Các chính phủ châu Phi không chỉ thích những đồng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc, mà họ cũng đánh giá cao sự “thông hiểu” rằng mọi thỏa thuận sẽ được bôi trơn bằng những món quà và rằng việc cứ lên mặt phán về quyền chính trị và nhân quyền của các chính phủ phương Tây chỉ khiến họ không có nhiều “bằng hữu” trong số những nhà lãnh đạo châu Phi.

Hơn 800 công ty nhà nước của Trung Quốc đang triển khai khoảng 900 dự án tại châu Phi, nhiều trong số đó thuộc ngành dầu lửa. Năm ngoái, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi đạt 106,8 tỷ USD, cao gấp 10 lần mức năm 2000 và gần gấp đôi giá trị năm 2006.

Tuy nhiên, giá trị thương mại này cũng không tránh khỏi sự suy giảm do suy thoái xuống mức 37,07 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, so với 48 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2008. Nhưng Bắc Kinh và các công ty nước này đã có tầm nhìn dài hạn và đã bơm 552 tỷ USD đầu tư vào châu Phi trong nửa đầu năm 2009.

Tuy nhiên, nếu cứ nhìn vào những rào cản gần đây với tham vọng của ngành dầu khí Trung Quốc, thì việc tiếp cận của Trung Quốc với châu Phi có vẻ sẽ trở nên khó khăn hơn.

Đã có những sự phản đối từ dân chúng từ Nam Phi, qua Đông Phi tới Nigeria và Tây Phi vì những thiệt hại chết người đối với ngành dệt địa phương và ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng do sự xâm nhập ồ ạt của hàng hóa Trung Quốc.

Thợ mỏ và gia đình họ tại Zambia và vùng tỉnh biên giới nhiều khoáng sản phía đông nam, Katanga, đã biểu tình chống lại mức độ an toàn kém và sự bóc lột lao động tại các mỏ than do Trung Quốc điều hành. Còn ở Zimbabwe nhiều người đã đổ xuống đường chống lại việc các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp quản các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Một nguyên nhân khác dẫn tới sự căng thẳng là các công ty Trung Quốc đang mua, hay chiếm dụng đất đai nông nghiệp vốn cung cấp thức ăn cung cấp cho lượng dân số đang ngày một tăng ở trong nước và sau đó là việc những lao động nhập cư Trung Quốc đến châu Phi hàng loạt.

Trung Quốc có thể đã có những thành công và đạt được những mục tiêu nhất định tại châu Phi, nhưng điều này có vẻ đang thay đổi khi một số chính phủ cũng đã bắt đầu nhận ra được thái độ không hài lòng của người dân đối với sự hiện diện của Trung Quốc tại đây.

  •  Đình Ngân (Theo The Vancouver Sun)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,