221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1235340
Lốp xe Trung Quốc “đấu” với gà và ô tô Mỹ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Lốp xe Trung Quốc “đấu” với gà và ô tô Mỹ
,

Trung Quốc có thể trả đũa việc áp mức thuế mới của Mỹ với săm lốp của Trung Quốc khi xem xét điều tra bán phá giá và trợ cấp các sản phẩm từ gà và phụ tùng ô tô của Mỹ. 

 

Một trang trại nuôi gà tại Arkansas. (Ảnh: New York Times)

Hôm Chủ nhật, Trung Quốc đã tăng cường áp lực lên Mỹ trong vụ tranh chấp thương mại đang ngày càng sâu sắc, với bước đầu tiên là việc cân nhắc khả năng áp thuế đối với các sản phẩm ô tô và thịt gà xuất khẩu của Mỹ, nhằm trả đũa quyết định áp thuế lên lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc của Tổng thống Obama hôm thứ 6. 

Vụ việc bắt nguồn từ kiến nghị của liên đoàn công nhân thép Mỹ rằng kể từ năm 2004, nhập khẩu săm lốp ô tô từ Trung Quốc tăng mạnh đã làm mất đi hơn 5.000 việc làm tại Mỹ. 

Phía Mỹ đã viện dẫn mục 421 của Luật Thương mại năm 1974, theo đó cho phép Chính phủ quyết định liệu một sản phẩm nhập khẩu từ phía Trung Quốc có tăng ở mức “làm rối loạn” thị trường đối với các nhà sản xuất trong nước sản xuất cùng loại sản phẩm hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay không. Điều luật này còn được sự đồng ý của Trung Quốc khi đàm phán tham gia Tổ chức thương mại thế giới năm 2000. 

Động thái phản đối mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc diễn ra sau sự đả kích mạnh mẽ đối với Mỹ trên các trang web của Trung Quốc. 

Từ căng thẳng kinh tế tới căng thẳng chính trị 

Vụ tranh chấp này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới ngành sản xuất lốp xe, các sản phẩm từ gà, và ô tô. Cả hai chính quyền đang phải đương đầu với áp lực từ trong nước phải có quan điểm mạnh mẽ hơn đối với những vấn đề kinh tế của bên kia. Nhưng tranh chấp thương mại còn làm gia tăng căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia ngay cả khi hai nước này còn đang nỗ lực cùng nhau vực dậy nền kinh tế toàn cầu và giải quyết những mối đe dọa an ninh của nhau như tham vọng hạt nhân của Iran và Triều Tiên.

Tổng thống Obama đã quyết định đánh mức thuế 35% trong năm đầu, 30% trong năm thứ 2 và 25% trong năm thứ 3. Mức thuế quan này sẽ có hiệu lực chậm nhất là ngày 26 tháng 9.  

Ban đầu Trung Quốc đã đưa ra sự chỉ trích khá mang tính “công thức” về vụ tranh chấp liên quan đến lốp xe này hôm thứ 7. Nhưng chủ nghĩa dân tộc đang lên cao tại Trung Quốc sẽ khiến các quan chức nước này khó có thể che đậy sự chỉ trích đối với Mỹ. 

Eswar Prasad, từng là người đứng đầu Quỹ tiền tệ quốc tế tại Trung Quốc, nói: “Vụ tranh cãi về lốp xe và các sản phẩm từ gà có thể sẽ trở nên xấu đi rất nhanh.” 

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008, nhập khẩu lốp xe của Mỹ từ Trung Quốc tăng 215%, trong khi nhập khẩu mặt hàng này từ các quốc gia khác giảm 5%, còn sản lượng lốp xe của Mỹ giảm 27%... 

Trung Quốc xuất khẩu tới 1,3 tỷ USD lốp xe sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm nay, trong khi Mỹ chỉ thu được 800triệu USD từ các sản phẩm ô tô và 376 triệu USD từ thịt gà xuất khẩu sang Trung Quốc, theo số liệu từ Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu tại Columbia.

Nhiều năm qua, các chính trị gia Mỹ vẫn có thể lấy lòng tin từ phía người dân thông qua việc chống lại Trung Quốc bằng cách thực thi các biện pháp mà chủ yếu mang tính biểu tượng đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc dựa trên các danh mục được hạn chế trong phạm vi hẹp. Trong 5 năm trở lại đây, Bộ Thương mại Mỹ đã hạn chế nhập khẩu hàng hóa hết sức đa dạng từ Trung Quốc. 

Hầu hết các quan chức Trung Quốc tỏ ra không hài lòng, nhưng cũng hành động rất hạn chế vì họ vẫn ưu tiên bảo vệ mối quan hệ thương mại mà theo đó, cứ mỗi 4,46 tỷ USD hàng hóa Mỹ mua từ Trung Quốc thì đổi lại, Trung Quốc mới mua 1 tỷ từ phía Mỹ. 

Nhưng giờ đây, sự cân bằng mong manh lại đang bị đe dọa.

 Ăn miếng trả miếng 

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố hôm Chủ nhật rằng sẽ “điều tra một số sản phẩm ô tô và thịt gà nhập khẩu có nguồn gốc từ Mỹ” để xem liệu những sản phẩm này có đang được trợ cấp hay đã bán phá giá tại thị trường Trung Quốc hay không. Việc phát hiện sự trợ cấp hay bán phá giá nào sẽ cho phép Trung Quốc áp thuế đối với những sản phẩm nhập khẩu này. 

Bộ này không đề cập tới vụ tranh chấp liên quan đến lốp xe này trong tuyên bố trên, và giải thích rằng cuộc điều tra này “dựa trên luật pháp của Trung Quốc và những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới.” 

Nhưng cứ theo thời điểm tuyên bố được đưa ra – hôm cuối tuần, ngay sau khi có quyết định đánh thuế với lốp xe tại Washington – thì thông điệp trả đũa có vẻ là đã rõ. Trên trang web chính thức của Tân Hoa Xã đã có bài biết liên hệ giữa vụ tranh chấp này và cuộc điều tra từ phía Trung Quốc. 

Tuyên bố được đăng tải trên trang web của Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã ám chỉ những tổn thương mà “cuộc chiến thương mại” có thể gây ra trong khi các quốc gia phương Tây và Nhật đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế sau cuộc suy thoái nghiêm trọng này. 

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, ông Trần Đức Minh trong một bài phát biểu của  mình đã cho hay: Quyết định của Tổng thống Obama đã gửi đi tín hiệu sai lầm. Đó hoàn toàn là một thứ chủ nghĩa bảo hộ. Nó không chỉ vi phạm các quy định của WTO mà còn đi ngược lại các cam kết của Chính phủ Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh G20.” 

Vẫn phụ thuộc lẫn nhau 

Trung Quốc có tới 2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ, chủ yếu là trái phiếu ngân hàng của Mỹ và những tài sản giống đồng đô la và giữ giá trị đồng tiền nước này ở mức thấp, khiến cho hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn tương đối trên thị trường thế giới. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh – nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã vượt qua Đức và trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới - trong khi nhập khẩu lại giảm, trừ những hàng hóa như quặng sắt và dầu lửa, những thứ mà Trung Quốc đang thiếu. 

Lo ngại trước việc Trung Quốc có thể bán ra những trái phiếu của Bộ Thương mại Mỹ hay giảm mua chúng vẫn làm đau đầu cả chính quyền Bush và Obama khi họ vẫn đang cố gắng tính toán làm sao để đáp lại chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc. 

Trong khi đó, nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu sang Mỹ, còn kinh tế Mỹ thì ít phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc hơn. Xuất khẩu sang Mỹ, chiếm 6% tổng sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc, lớn gấp 13 lần so với mức xuất khẩu của của Mỹ sang Trung Quốc. 

Carol J. Guthrie, phát ngôn viên của văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho hay, Mỹ muốn tránh tranh chấp với Trung Quốc và sẽ tiếp tục đàm phán, nhưng đồng thời cũng sẽ theo dõi các quyết định thương mại của Trung Quốc xem liệu những quyết định đó có vi phạm quy định của WTO hay không. 

Thế nhưng, rủi ro lớn hơn đối với Trung Quốc mà các nhà kinh tế và các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn luôn cảnh báo là những vụ việc như thế có thể khiến các quốc gia khác xem lại sự phụ thuộc nặng nề của mình vào các nhà máy Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của mình.

  • Đình Ngân (theo Business Week, Washington Post)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,