221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1234620
Cúm H1N1 - đại dịch toàn cầu, đối phó địa phương
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Cúm H1N1 - đại dịch toàn cầu, đối phó địa phương
,

Đại dịch mang tính toàn cầu nhưng cách thức các nhà chính trị đối phó với nó thì hoàn toàn mang tính địa phương.  

Quan chức y tế Trung Quốc kiểm tra hành khách trên một chuyến bay. 
(Ảnh: Yale Global)

Khi dịch cúm lợn (gây nên bởi virus H1N1) bùng phát trong thời gian vừa qua, người ta nhận thấy một số nhà chức trách đối phó với nó bằng một kịch bản tương tự đã được áp dụng với dịch SARS năm 2003, đặc biệt là các hình thức nhằm hạn chế du lịch và các biện pháp cách ly. Tuy nhiên, theo ông Yanzhong Huang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu, phương thức phòng chống dịch bệnh như vậy chỉ như muối bỏ bể.

Trên thực tế, virus H1N1 có khả năng lây lan với tốc độ chóng mặt hơn dịch SARS, kể cả khi con bệnh chưa có biểu hiện cụ thể. Bên cạnh đó, mùa thu đến cùng lúc với sự lây lan của H1N1 ở Bắc bán cầu khiến nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong tình trạng lay lắt càng thêm chao đảo. Thêm nữa, việc phân phối tài nguyên không hợp lí có khả năng gây hại rất lớn cho cả các chính phủ - vốn đang phải vật lộn với các chương trình kích thích kinh tế - và các cá nhân, khi nguồn tài chính bị dùng chủ yếu vào các kế hoạch chính trị thay vì sức khỏe cộng đồng. Trong thời buổi bệnh dịch là một phần tất yếu của kỷ nguyên toàn cầu hóa, qui mô những phản ứng từ phía chính quyền lại không được rộng khắp như vậy.

Trung Quốc: Bị chỉ trích vì mạnh tay “không phải lối”

Dịch cúm lợn đang đe dọa toàn thế giới, tuy vậy, những tính toán của các nhà cầm quyền để đương đầu với tình trạng này lại thiếu sự đồng nhất.

Không chỉ gây ra cái chết của 2.185 ca nhiễm bệnh, virus H1N1 còn khiến toàn thế giới rơi vào tình trạng hoang mang bất ổn. Mặc dù đã ra tuyên bố công nhận dịch cúm là hiểm họa toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới lại không khuyến khích các biện pháp nhằm hạn chế du lịch. Mặt khác, Trung Quốc - quốc gia đã từng bị WHO chỉ trích nặng nề do các biện pháp đối phó với đại dịch SARS chỉ mang tính hình thức và hời hợt - thì giờ đây lại phớt lờ lời khuyên của WHO để thiết lập các rào cản du lịch chặt chẽ. Các cơ quan y tế và dư luận thế giới đang hướng sự quan tâm vào hai câu hỏi: Liệu cách xử sự của Trung Quốc có đúng không?

Ngày mồng 1/5, mặc dù không có thêm trường hợp nhiễn cúm nào được xác nhận, chính quyền Trung Quốc vẫn cho hoãn những chuyến bay trực tiếp từ Mexico đến Thượng Hải. Trong vòng hơn hai tháng, đây là quốc gia duy nhất tiến hành kiểm tra nhiệt độ của hành khách trên máy bay và cho cách ly các nhóm hành khách. Đến đầu tháng 6, Trung Quốc đã buộc hàng ngàn người, kể cả trẻ em đang trong kỳ nghỉ hè, vào những khu đặc biệt do chính quyền lập ra. Biện pháp cứng rắn này của Trung Quốc đã đi ngược lại hoàn toàn với chính sách phản đối hạn chế du lịch của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cách ly và hạn chế du lịch: Lợi hay hại?

Những biện pháp cách ly phổ biến trong thời kỳ bùng phát của dịch SARS được các quốc gia như Trung Quốc chính thức sử dụng để đối phó với virus H1N1 theo kiểu “thuốc chữa bách bệnh”. Hình thức cách ly đã được chứng minh là thiếu hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm năm 1918 ở Tây Ban Nha. Trường hợp tương tự cũng xảy ra đối với đại dịch H1N1 năm 2009. Tính tới ngày 18/6, những số liệu cập nhật nhất về dịch cúm lợn cũng cho thấy thỉ có 23 trường hợp được phát hiện thông qua hình thức cách ly bắt buộc.

Các biện pháp này không chỉ hạn chế trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà còn gây nên những tác động tiêu cực lên tình trạng kinh tế toàn cầu vốn đã suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nền thương mại và du lịch của các quốc gia, cản trở tính linh hoạt và cởi mở cần thiết. Mexico, quốc gia cũng áp dụng các biện pháp cách ly mạnh mẽ như Trung Quốc đã mất khoảng 2,3 tỉ đô la trong tuần đầu tiên bệnh dịch bùng phát.

Sự kiểm soát chặt chẽ thái quá cũng có thể gây cản trở đối với việc theo dõi tình hình bệnh dịch của một quốc gia - những người xuất hiện triệu chứng bệnh có khả năng sẽ lảng tránh các cơ quan y tế do sợ bị cách ly hoặc xấu hổ.

Theo kết quả một nghiên cứu của WHO năm 2004, hình thức hạn chế du lịch hoàn toàn vô hiệu trước sự lây lan của dịch SARS. H1N1 đang tạo ra một thách thức mới đối với việc di chuyển xuyên quốc gia: Không giống SARS, loại virus này có thể lây lan từ nước này sang nước khác mà không thể hiện bất kì triệu chứng nào ra bên ngoài. Mặt khác, tốc độ lây lan của nó lớn hơn nhiều so với SARS nên không thể dùng các hình thức cách ly cũ để ngăn chặn. Vì thế, chỉ có chưa đến một phần ba các trường hợp nhiễm cúm của Trung Quốc được phát hiện qua các thiết bị kiểm tra ở sân bay.

WHO cũng lúng túng

Ngược đời thay, mặc dù các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch trên đã được chứng minh là hoàn toàn vô hiệu, vẫn có một số quốc gia lưỡng lự trong việc chuyển sang cơ chế “thoáng” hơn. Đối với những nước vẫn bị ám ảnh bởi những gì đại dịch SARS gây ra, phản ứng thái quá như thế là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng không giống SARS, virus H1N1 lại thuộc dạng “lành” hơn. Độ nguy hiểm của nó chỉ ở mức gần với cảm cúm theo mùa, nhỏ hơn rất nhiều so với virus gây ra đại dịch khủng khiếp năm 1918 và SARS.

Mặt khác,vào thời điểm đại dịch SARS xảy ra năm 2003, WHO lại khuyến khích các hình thức kiểm tra ở lối ra sân bay và hạn chế du lịch, đối lập hoàn toàn với chính sách hiện nay dành cho virus H1N1. Những tín hiệu lẫn lộn được gửi đi bởi WHO bị các nhà khoa học hàng đầu của châu Á chỉ trích và chính quyền một số nước đã lấy đây làm cớ để đi theo chính sách riêng của mình.

Trong con mắt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thất bại trong việc chỉ ra sự khác biệt giữa SARS và H1N1 không quan trọng bằng việc chỉ cho nhân dân trong nước cũng như toàn thế giới hình ảnh một chính quyền đầy trách nhiệm. Hàng tháng trời trước lễ kỷ niệm sự ra đời của nhà nước Nhân dân Trung Hoa lần thứ 60, hành động cứng rắn của chính phủ chống lại H1N1 càng khẳng định tính pháp lý của nó: một cuộc điều tra của China Youth Daily cho biết 85% người dân Trung Quốc ủng hộ các biện pháp cứng rắn của chính phủ. Như Caijing, tạp chí hàng đầu của Trung Quốc lưu ý, chi phí phát sinh từ đội ngũ nhân viên y tế, bệnh nhân H1N1 và những người đã tiếp xúc với họ không thể so được với sự ổn định kinh tế xã hội của Trung Quốc.

Tuy thế, độ nguy hiểm thấp của virus H1N1 đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất tới việc kiểm soát đại dịch trên toàn thế giới. Do tỉ lệ tử vong cao gây ra bởi virus H5N1 - một thời được coi là ứng cử viên nặng kí nhất cho đại dịch cúm tiếp theo, hệ thống báo động đại dịch của WHO tập trung vào sự lây lan theo khu vực của đại dịch cúm.

Chính sự lây lan chóng mặt của virus có độ nguy hiểm thấp H1N1 (thay vì virus nguy hiểm chết người H5N1) năm 2009 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những kẽ hở trong hệ thống báo động đại dịch của WHO. Chỉ trong vòng một tuần, tình trạng báo động của WHO đã lên tới mức 5, đồng nghĩa với việc nguy cơ xảy ra đại dịch là rất cao. Tới 8/5, tình trạng báo động đã lên tới mức cao nhất mặc dù phải đến ngày 11/6 cơ quan này mới công bố đại dịch bùng phát.

Phản ứng của cộng đồng quốc tế trước dịch cúm lợn năm 2009 lần này là bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt trong việc nắm rõ tình hình dịch bệnh. Vài quốc gia vẫn giữ nguyên các phương pháp cổ hủ nhằm ngăn chặn sự lây lan chóng mặt của H1N1. Đã đến lúc những nhà làm luật cần phải đổi mới suy nghĩ của mình về những nguy cơ từ bệnh tật và đưa ra những chiến lược thực sự hiệu quả trong thời đại toàn cầu hóa này.

  • Thu Trang (Theo YaleGlobal)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,