221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1233116
Tân Chính phủ Nhật và 5 cách đại tu kinh tế
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Tân Chính phủ Nhật và 5 cách đại tu kinh tế
,

Ngay trong những giây phút đầu tiên nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước, Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) và chủ tịch đảng này, Yukio Hatoyama, không để phí chút thì giờ nào khi chuẩn bị cho một sự chuyển giao chính phủ.

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Nhật Bản Yukio Hatoyama tại trụ sở của đảng ở Tokyo ngày 31/8. (Ảnh: Reuters)

 


Trong cuộc bầu cử lịch sử ngày 30/8, người Nhật đã chấm dứt nửa thế kỷ thống trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Đảng của ông Hatoyama giành được 308 trong tổng số 480 ghế tại Hạ viện, thiếu 12 ghế nữa là đạt đa số 2/3 đủ để họ tự thông qua các dự luật mà Thượng viện phản đối. LDP thu về 119 ghế, chỉ nhỉnh hơn 1/3 số ghế họ đã có được trước khi Thủ tướng Taro Aso giải tán Quốc hội hồi tháng 7. Ông Aso từ chức chủ tịch LDP ngay sau khi thất bại.

Được trao sứ mệnh chèo lái con thuyền Nhật Bản khỏi cơn khủng hoảng kinh tế và một hệ thống xã hội không còn hoạt động, Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản và đảng của ông cần phải lấy lại lòng tin đã mất của dân chúng đối với ban lãnh đạo chính phủ. Bất cứ một sơ suất, bê bối hay thiếu can đảm nào trong cải cách sẽ khiến họ phải trả giá trong các cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 7 năm sau, sự kiện được xem như bài sát hạch đối với khả năng của chính quyền mới. 
 

Các chuyên gia chỉ ra 5 lĩnh vực mà đảng cầm quyền mới ở Nhật Bản có thể chú trọng để đưa con tàu đất nước trở lại đường ray. 

Kiểm soát tốt ngân sách 

Giữa tháng 9, DPJ sẽ chính thức trở thành đảng lãnh đạo. Nghị viện sẽ bầu ông Hatoyama làm Thủ tướng và một loạt bộ trưởng được bổ nhiệm. Chính quyền mới sẽ có 100 ngày để phác thảo ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo, đòi hỏi không được tăng thâm hụt quốc gia (hiện ở mức 180% GDP) - nhưng lại vẫn phải thực hiện tốt những cam kết vốn rất tốn kém trong cương lĩnh tranh cử. Nếu như ngân sách quốc gia không được chuẩn bị xong vào cuối năm nay, những tín hiệu phục hồi kinh tế rất có thể sẽ bốc hơi.

DPJ cho biết, đảng này có thể thu lại 97,8 tỷ USD tiền "chi tiêu phung phí", một phần thông qua các kế hoạch cắt giảm chi tiêu của công chức và các văn phòng chính phủ, để thực hiện những cam kết đã đưa ra trong vòng 4 năm tới. Những cam kết này bao gồm phân phát tiền mặt cho gia đình có con nhỏ, miễn phí giáo dục phổ thông, không thu thuế đường cao tốc, ổn định thuế tiêu dùng trong 4 năm (hiện ở mức 5%) và hạn chế phát hành trái phiếu.

DPJ phải thực hiện những lời hứa kể trên mà không được phép tăng mức tài chính thâm hụt để "chứng tỏ trách nhiệm của mình", theo Gerald Curtis, một giáo sư về chính trị Nhật Bản tại trường Đại học Columbia.

 Nhưng không phải ai cũng tin DPJ có thể làm được như vậy, Masaaki Kanno, kinh tế trưởng tại Công ty chứng khoán JPMorgan ở Tokyo, tỏ ra nghi ngờ rằng cắt giảm chi tiêu lãng phí và tìm kiếm các nguồn dự trữ khó có thể bù được các khoản ngân sách đang ngày một phình to; chẳng hạn, an sinh xã hội sẽ cần thêm 1,5 nghìn tỷ Yên hàng năm.

"Chỉ trong vòng 2 năm, DPJ sẽ phải cho dân chúng thấy một biện pháp bền vững nhằm tạo nguồn tiền cho các khoản chi bổ sung", ông nhận định. "Nhu cầu tăng trưởng không liên quan tới tư tưởng chính trị. Nó là tính đúng của các phương trình kinh tế".

Tìm đường mới để phát triển

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã giáng một cú mạnh vào nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản. Tămg trưởng kinh tế cần phải dựa nhiều hơn vào tiêu dùng và đầu tư trong nước, và điều đó đòi hỏi một sự thay đổi lớn.

Xu hướng bớt phụ thuộc vào xuất khẩu không có nghĩa là giảm xuất khẩu nếu kích thích tiêu dùng nội địa, theo Naohiro Yashiro, một giáo sư kinh tế tại trường Đại học International Christian ở Tokyo.

DPJ dự định sẽ thực hiện điều này bằng cách tăng cường thu nhập hộ gia đình thông qua các khoản trợ cấp cho trẻ nhỏ hàng tháng và miễn thuế đường cao tốc - các biện pháp có thể mang lại hiệu quả giống như cắt giảm thuế. Đảng này cũng tập trung phát triển các loại công nghệ môi trường mới, tạo việc làm trong các ngành điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp.

Toshihiro Ihori, một giáo sư kinh tế tại trường Đại học Tokyo, cho rằng bên cạnh cải cách về các quy định thì việc đưa ra một chính sách ưu đãi đối với lao động ngoại quốc lành nghề và các tập đoàn nước ngoài sẽ kích thích đầu tư và các hoạt động kinh tế trong nước.

Giảm bớt quyền lực của bộ máy công chức 

Hệ thống ở Nhật Bản không giống như ở Mỹ. Các viên chức ở Nhật Bản nắm giữ nhiều quyền lực hơn - đôi khi còn nhiều hơn cả các quan chức đắc cử - và từ lâu họ được xem như những phát đạn bắn vào mọi thứ, từ công thức tính ngân sách cho tới chính sách ngoại giao.

DPJ cam kết sẽ mở rộng quyền hạn của văn phòng Thủ tướng và Nội các, chính sách mà các thủ tướng trước kia của Nhật Bản từng theo đuổi. Thế nhưng, đây là một công việc nhảy cảm, và rất dễ khiến cho xấu đi.

DPJ dự trù sẽ chỉ định 100 chính trị gia giám sát các bộ. Để tăng thêm quyền lực cho Nội các - và giảm bớt quyền lực của các viên chức cấp bộ - DPJ cũng sẽ thay thế Hội đồng Kinh tế và Chính sách tài chính, một cơ quan tư vấn cho văn phòng Thủ tướng được lập ra năm 2001, bằng Văn phòng Chiến lược quốc gia (NSB) có trọng trách báo cáo cho Thủ tướng.

 NSB sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tính toán ngân sách và chính sách ngoại giao. DPJ cũng muốn hủy bỏ amakudari - chính sách đặt các viên chức về hưu vào các công việc sang trọng.  

"Đây là một cách làm mới ở đất nước này", giáo sư Curtis nhận xét. "Nhưng bạn không thể mạnh tay và làm nản lòng các viên chức. DPJ phải tìm cách lấy lòng họ vì lợi ích của chính mình".

Kết thân với phần còn lại của châu Á

Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và là một nguồn lực phát triển ở châu Á. Nhật Bản - nước đã giúp xây dựng khu vực bằng công nghệ và hỗ trợ kinh tế - cần tiếp tục nuôi dưỡng tiềm năng kinh tế của châu Á và củng cố các mối quan hệ ngoại giao.

"Nhật Bản có thể hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng cao ở châu Á, ngay cả khi nhu cầu nội địa thấp", kinh tế gia trưởng Kanno của công ty JPMorgan nói. Quan hệ thân thiết với các nền kinh tế châu Á, theo ông, là một việc cần làm, đặc biệt là trong trao đổi nông nghiệp và các thỏa thuận tự do thương mại.

"Nếu Nhật Bản chấp nhận nhập khẩu nông sản nhiều hơn, họ sẽ có quan hệ chặt chẽ hơn và khối lượng thương mại sẽ gia tăng". Ông Kanno cho biết, cải cách nông nghiệp có tiềm năng mang lại hiệu quả lớn hơn là đại tu hệ thống bưu điện tốn kém và to lớn của Nhật Bản, một kế hoạch cải cách "con cưng" của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi.

Coi tuổi già là lợi thế

Với tỷ lệ sinh chỉ khoảng 1,3 và gần một nửa tổng số 95 triệu dân sẽ qua tuổi 60 vào năm 2050, Nhật Bản là quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới.

Nhân khẩu học từ lâu vẫn bị xem là một yếu tố nguy cơ và cản trở sức sản xuất. Tuy nhiên, nó có thể lại là một cơ hội tuyệt vời. Ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang lớn mạnh, và các công nghệ được phát triển để đối phó với tình trạng dân số già hóa sẽ được các nước khác sử dụng khi đến lượt họ.

Mở rộng những ngành đang phát triển như y tá và chăm sóc y tế sẽ cho phép khách hàng trả thêm cho các dịch vụ bảo hiểm, và từ đó thúc đẩy nhu cầu nội địa. Trong khi bảo hiểm y tế công cộng là cần thiết, các nhà kinh tế cho rằng, các bệnh viện tư nhân cao cấp thu phí đắt hơn có thể thuê thêm bác sĩ.

Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc. Và mọi con mắt giờ đây đang tập trung xem chính quyền mới ở nước này sẽ xử lý thế nào với những gì đang ló dạng ở phía chân trời.

  • Thanh Hảo (Theo TIME)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,