221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
965096
Cuộc gặp Bush-Brown: người vồn vã, kẻ lãnh đạm?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Cuộc gặp Bush-Brown: người vồn vã, kẻ lãnh đạm?
,

Theo dõi màn gặp gỡ giữa ông Bush và tân Thủ tướng Anh Gordon Brown, không ít người nhận thấy sự đảo ngược về vai trò.

>>Thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ Anh - Mỹ 

Tổng thống Bush và Thủ tướng Anh Brown.
Tổng thống Bush và Thủ tướng Anh Brown.

Thường thì, các thủ tướng Anh tới Washington để ’’ồn ào’’ tham dự lễ tiếp tại Nhà Trắng, để chiếm hầu hết thời lượng trên các kênh truyền hình, và là dịp để Nhà Trắng ’’tràn ngập’’ máy bay trực thăng, tiệc tùng với sự tham dự của các nhân vật nổi tiếng... Nhưng lần này lại khác. 

Vị tân Thủ tướng Gordon Brown không vội vã gặp Tổng thống George W. Bush và cũng không ’’bộc lộ tràn trề cảm xúc’’ như cách người tiền nhiệm Tony Blair thường bày tỏ mỗi lần gặp Bush. Trên thực tế, ông Bush cần ông Brown hơn nhiều so với ông Brown cần Bush. 

Trong khi ông Bush hùng biện về tự do, chủ nghĩa khủng bố thì ông Brown giữ câu trả lời cho riêng mình. Tại trại David, vị Thủ tướng Anh không nói với ông Bush rằng ông không thể phát biểu trước Hạ viện Mỹ... 

Dù ông Bush vẫn lái xe đưa ông Brown dạo vài vòng trên sân golf, dù hai ông vẫn ăn tối với nhau, vẫn nói về những vấn đề như thương mại, môi trường và Darfur, nhưng hai bên tránh không thảo luận về thảm kịch tại Iraq. 

Dù gì, ’’mối quan hệ đặc biệt’’ giữa hai lãnh đạo Anh - Mỹ không có gì có thể phủ nhận. Ngay trước chuyến đi, ông Brown tuyên bố, mối quan hệ đồng minh Anh - Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất và rằng, ông sẽ hợp tác chặt chẽ với ông Bush. Tuy nhiên, đây được coi là lần đầu tiên kể từ năm 1945, một thủ tướng Anh giữ khoảng cách với Nhà Trắng. 

Giờ đây, ’’mối quan hệ đặc biệt’’ Anh - Mỹ đã không cân xứng. Sức mạnh liên minh xuyên Đại Tây dương là mối quan tâm của người Anh. Nhưng người Mỹ hiếm khi nghĩ về nó. 

Chỉ ít thời gian trước khi đến Mỹ, ông Brown tuyên bố ’’Afghanistan mới là tiền tuyến chống khủng bố’’, đối nghịch với quan điểm của ông Bush rằng, Iraq là mặt trận trung tâm chống khủng bố. Khi ông Bush háo hức nói những kẻ khủng bố là ’’ác quỷ’’ thì ông Brown cho rằng ’’đó là tội phạm’’. Khi ông Bush coi cuộc gặp là ’’tự nhiên’’ và ’’thoải mái’’ thì ông Brown nhận xét là ’’đầy đủ và thẳng thắn’’ - một thuật ngữ ngoại giao chỉ sự ’’khắc nghiệt’’. 

Trong khi ông Bush hết lời ca ngợi người đồng nhiệm mới, giống như ông từng làm với Tony Blair, nào là ông Brown có tâm hồn dù chịu bi kịch gia đình, nào là ’’ông không phải là người Scotland nghiêm khắc. Ông thực sự là một người Scotland hài hước’’ thì ông Brown lịch sự: ’’Tôi rất cảm ơn vì lòng hiếu khách của ngài’’. 

Dù không phải là người hay bộc lộ cảm xúc, và cũng không cần phải như vậy nhưng không phải ông Brown không hiểu những sợi dây lịch sử, văn hoá, thương mại và quân sự gắn kết Mỹ và Anh. Cả hai nước đều cần nhau nhưng mỗi nước đều có một ’’chương trình nghị sự’’ riêng, đặc biệt là vấn đề Iraq. Có một điều khác biệt giữa hai nhà lãnh đạo, một mới lên và một sắp mãn nhiệm. 

Ông Bush quá quen với tính nồng nhiệt, vồn vã của ông Blair, và lần này ông quả là ’’vất vả’’ với một Brown luôn giữ khoảng cách với mình. 

  • Trần Kiên (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,