221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
950704
Liệu Gordon Brown có tạo ảnh hưởng với Mỹ?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Liệu Gordon Brown có tạo ảnh hưởng với Mỹ?
,

Mang một bức ảnh tân Thủ tướng Anh Gordon Brown tới Đồi Capitol và hỏi người đi đường đó là ai. Chỉ rất ít người có thể nói đấy là "Gordon Brown"!

Gordon Brown là khuôn mặt ít được biết đến ở Mỹ.

Gordon Brown là khuôn mặt ít được biết đến ở Mỹ.

"Tony Blair" - một người liếc vào tấm ảnh và trả lời. "Paul Wolfowitz nhiều tóc" là một câu trả lời kỳ dị khác.

Những phản ứng như trên cho thấy một thực tế là Gordon Brown ít được biết đến ở Mỹ và là người thực sự xa lạ ở Nhà Trắng.

Gordon Brown đã đến DC rất nhiều lần để tham gia các cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, ông mới gặp mặt Tổng thống Bush lần đầu tiên tại Nhà Trắng cách đây vài tháng - nhưng không có chiếc máy ảnh nào chứng thực cho sự kiện đó.

Về sau này - giống như một người đàn ông bị bắt quả tang đang làm chuyện bí mật - ông Brown tỏ vẻ đó là một "cuộc gặp tình cờ".

Brown cho biết ông đang gặp gỡ cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ thì ông Bush ngó qua cửa. Nhưng nững việc như vậy không thể xảy ra tình cờ được.

Một số người tin rằng tân Thủ tướng nước Anh là một người khéo léo khi giữ khoảng cách.

Quan hệ với phe Cộng hòa

Nhiều thành viên Cộng hòa giờ đây đang đặt lòng tin vào tân Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy để lấp đầy khoảng trống mà ông Blair để lại.

Thực sự là mối quan hệ của ông Brown với Đảng Dân chủ tốt hơn nhiều so với mối quan hệ của ông với chính phủ Cộng hòa. 

Thủ tướng nước Anh có thể coi John Kerry và Ted Kennedy như những người bạn và thăm họ nhân kỳ nghỉ ở Cape Cod. Họ cũng nằm trong số những người chỉ trích cuộc chiến Iraq gay gắt nhất.

Ông Bush và ông Blair có một tình bạn chặt chẽ.

Ông Bush và ông Blair có một tình bạn gắn bó.

Nhưng ông chỉ có vài "bạn tâm tình" có quan hệ với Đảng cộng hòa và Alan Greenspan - cựu Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang - là một trong số này. Alan cho rằng ông Bush và ông Brown là "những người chuyên nghiệp" và khẳng định "họ sẽ hòa hợp".

Một nhân vật nữa là nhà kinh tế học thân Anh Irwin Stelzer, người nhận xét Brown rất "tài tình" và rằng ông biết nếu muốn giải quyết các vấn đề - chẳng hạn như xóa đói giảm nghèo ở châu Phi - ông sẽ cần đến sự giúp đỡ của Mỹ.

Tuy nhiên, Stelzer thực sự tin rằng mối quan hệ giữa hai người sẽ "yên ắng hơn" một khi Tony Blair ra đi.

Còn với Tổng thống Bush, ông cũng đã bày tỏ sự thán phục đối với tân Thủ tướng Anh và nói đó là "một người bạn tốt".

Và mặc dầu một số người dự đoán hai người sẽ có những bất đồng về Iraq thì chúng cũng không quá lớn. Tony Blair đã công bố rằng Anh sẽ giảm sự hiện diện của quân đội tại Iraq từ khoảng 7.000 xuống còn 5.000. 

Ông Brown - trong chuyến công du gần đây tới Iraq - đã loại bỏ khả năng sớm rút số quân còn lại.

Nile Gardiner - cựu cố vấn của bà Margaret Thatcher và giờ thuộc Quỹ Heritage trung hữu ở Washington - dự đoán rằng bất đồng lớn hơn có thể là về cách thức giải quyết vấn đề Iran.

Nhưng những khác biệt rõ rệt nhất mang phong cách hơn là về căn bản.

  • T.H (Theo BBC) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,