221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
882890
Quan hệ Iran - Mỹ: hố sâu khó lấp
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Quan hệ Iran - Mỹ: hố sâu khó lấp
,

Đúng như mong đợi, Nhóm nghiên cứu Iraq (ISG) đã khuyến nghị chính quyền của Tổng thống Bush đối thoại với Iran về vấn đề Iraq. Mặc dù vậy, khuyến nghị này chắc khó có thể trở thành hiện thực.

Soạn: HA 1000209 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sinh viên Iran biểu tình phản đối cuộc bỏ phiếu của LHQ về dự thảo nghị quyết trừng phạt Iran

Không phải ISG sai. Thật ra Mỹ không thể hy vọng bình ổn Iraq mà không có sự ủng hộ ngầm của Iran. Tuy nhiên, có rất nhiều trở ngại và những trở ngại này lại vô cùng phức tạp.

Mỹ và Iran đã bất đồng về mọi vấn đề chiến lược tại Trung Đông và thế giới Hồi giáo rộng lớn hơn, từ xung đột Palestine - Israel cho tới nỗ lực nửa vời của Mỹ nhằm thúc đẩy các hình thức dân chủ ''an toàn'' trong khu vực. Quả thật, với tình trạng thù địch sâu sắc và căng thẳng tới vậy, viễn cảnh tốt nhất mà hai bên có thể hy vọng là ngăn chặn ''Cuộc chiến tranh lạnh'' của họ khỏi leo thang thành xung đột quân sự.

Mâu thuẫn chưa từng có

Quan hệ Mỹ - Iran kể từ năm 1979 tới nay thực sự là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử các quan hệ quốc tế hiện đại. Sự đóng băng hoàn toàn các quan hệ trong hơn 1/4 thế kỷ sẽ chẳng có gì lạ nếu có nhiều sự đối xứng hơn giữa hai nước. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh lạnh không cân sức này lại diễn ra giữa một quốc gia bá chủ thế giới với những nguồn lực dường như vô hạn với một cường quốc khu vực có nguồn lực khiêm tốn hơn.

Sự đối đầu đó diễn ra ở cấp lịch sử, tư tưởng và chính trị.

Cuộc cách mạng Iran năm 1979 là điểm khởi đầu xung đột. Sự nghi ngại của chế độ mới tại Iran đối với Mỹ thực chất có liên quan tới lịch sử và xoay quanh vai trò đáng ngờ của Mỹ trong đời sống chính trị hiện đại tại Iran, từ việc tổ chức cuộc đảo chính 1953 chống lại chính phủ dân tộc chủ nghĩa của Mohammad Mossadegh cho tới việc ủng hộ chế độ độc tài Pahlavi. Tuy nhiên, việc Mỹ từ chối công nhận chế độ mới đã biến những nghi ngại của các nhà cách mạng Iran thành sự thù địch.

Từ bình diện của các nhà cách mạng, Mỹ không tôn trọng chủ quyền của Iran. Tuy nhiên, cũng còn một yếu tố tư tưởng góp phần vào sự đóng băng các mối quan hệ.

Cuộc cách mạng Iran thiên về việc đưa những tư tưởng mới vào vốn từ vựng chính trị - tôn giáo của những người Hồi giáo hơn là khẳng định sự độc lập và chủ quyền của Iran. Ngay từ đầu, các lãnh đạo của cuộc cách mạng đã tuyên bố rõ cuộc cách mạng của họ là một cuộc cách mạng ''Hồi giáo chính thống'', Hiểu theo cách thông thường thì cuộc cách mạng này là dự án vĩ đại nhất phục hưng đạo Hồi chính thống của kỷ nguyên hiện đại. Các nhà cách mạng Iran coi sự lãnh đạo của lãnh đạo tối cao Ruhollah Khomeini là cực điểm của những di sản do các nhà phục hưng đạo Hồi chính thống để lại.

Có ít nhất ba lý do chính giải thích tại sao Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran lại là đột phá chiến lược nhất đối với phong trào Hồi giáo chính thống hiện đại mà nổi lên vào cuối thế kỷ 19.

Trước nhất, nó đánh dấu lần đầu tiên ''những người Hồi giáo chính thống'' hiện đại lên nắm quyền. Thứ hai, các nhà cách mạng Iran đã bắt tay vào một kế hoạch dài hạn, đầy tham vọng nhằm hồi giáo hoá xã hội Iran. Thứ ba, chế độ mới, mặc dù vẻ ngoài Shiite muốn xuất khẩu ''cách mạng Hồi giáo chính thống'' ra toàn thế giới. Mặc dù Ảrập Xê-út (với sự ủng hộ của Mỹ) đã rất nỗ lực hạn chế tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng ở người Shiite lúc đầu và sau đó giới hạn chỉ ở những người Shiite tại Iran song Cộng hoà Hồi giáo Iran ngay từ ngày đầu đã tuyên bố rõ là một thực thể phi bè phái, hết lòng hiến dâng cho chính kiến của chủ nghĩa liên hồi.

Để củng cố và xuất khẩu cuộc cách mạng, các lãnh đạo Iran đã phát triển một cơ sở tu từ học Hồi giáo chính thống mới, dựa trên các thuật ngữ và khái niệm Hồi giáo chính thống. Những thuật ngữ như mustazafin (bị tước quyền sở hữu), estekbar (kiêu căng) và taghout (sự thống trị xấu xa) thịnh hành khắp thế giới Ảrập. Ngày nay, những thuật ngữ này vẫn được sử dụng rộng rãi bởi Jihadi Salafis - những người thể hiện sự căm ghét sâu sắc đối với Iran.

Nói rộng ra, những thuật ngữ này tạo nên ngôn ngữ cơ bản của người Hồi giáo chính thống ở khắp mọi nơi, bất kể lập trường của họ đối với nhà nước Iran. Mặc dù cuộc cách mạng Iran không giành được sự ủng hộ lớn trong thế giới Hồi giáo, ngôn ngữ và hình ảnh của nó đã được chấp nhận ở mọi nơi. Về mặt này, các lãnh đạo Iran có thể coi đây là thành công.

Tấn công ''Đại Satan''

Ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo cách mạng Iran đã chĩa một số lời công kích mạnh nhất của họ vào Mỹ. Chẳng hạn lãnh đạo tối cao Khomeini đã gọi Mỹ là ''Đại Satan''. Thông điệp của cuộc cách mạng Iran thật đơn giản: Mỹ - vì di sản, giá trị, quyền lực và tham vọng của nước này - là mối đe doạ lớn đối với an ninh và thịnh vượng của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu.

Vào những năm 1980, khái niệm coi Mỹ là ''Đại Satan'' và cực điểm của ''sự ngạo mạn toàn cầu'' chỉ giới hạn ở các chiến binh Shiite. Ban đầu người Sunnis không phản ứng với thông điệp này vì ba lý do. Trước nhất, các điều kiện thúc đẩy tính chiến đấu Hồi giáo chống Mỹ vẫn chưa phát triển trong các cộng đồng Hồi giáo Sunni. Thứ hai, sự tuyên truyền của Ảrập Xê-út rất hiệu quả trong việc ngăn chặn thông điệp của cuộc cách mạng Iran. Và cuối cùng, thánh chiến ở Afghanistan không hút nhiều năng lượng của người Hồi giáo chính thống dòng Sunni mà còn trung hoà nhiều cảm tưởng chống Mỹ của họ do thánh chiến của họ một phần được Mỹ tài trợ.

Hai diễn biến đã thay đổi tình hình trên. Sự suy yếu của thánh chiến tại Afghanistan đã đặt dấu chấm hết cho sự hoà thuận giữa Mỹ và các chiến binh Hồi giáo dòng Sunni. Tuy nhiên, quan trọng hơn có lẽ là người Hồi giáo chính thống bắt đầu chi phối cả lời nói và hành động phản kháng của Palestine đối với sự chiếm đóng của Israel. Sự nổi lên của Hamas vào cuối những năm 1980 thực sự là một sự phát triển chiến lược. Sự phát triển này chuyển biến không chỉ sự phản kháng của Palestine mà còn một số đặc trưng cơ bản trong xã hội Palestine.

Mặc dù ăn sâu vào phong trào Những người anh em Hồi giáo, Hamas là một tổ chức phức tạp. Ở cánh cực hữu của Hamas có những phần tử thân với cái gọi là Jihadi Salafis. Ở cánh cực tả có các phần tử không thể phân biệt được với thánh chiến Hồi giáo Palestine (JIP). Cho tới nay JIP là tổ chức Hồi giáo chính thống Ảrập duy nhất thể hiện sự trung thành mạnh mẽ với Iran. Tuy nhiên, tổng thế Hamas cũng vẫn thân với Iran. Thật không may là các nhà bình luận phương Tây thường thổi phồng ảnh hưởng của Iran đối với Hezbollah ở Lebanon song lại có xu hướng coi nhẹ tầm ảnh hưởng lớn của Iran đối với Hamas.

Cả PIJ và Hamas đều là công cụ truyền bá đặc ngữ và tầm nhìn chiến lược dài hạn của Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran tới các phong trào Hồi giáo chính thống Sunni Ảrập, trong đó có cả al-Qaeda và phong trào Jihadi Salafi rộng lớn hơn. Mặc dù vẻ ngoài Jihadi Salafis bác bỏ Hamas (do sự tham gia của Hamas vào các cuộc bầu cử và bản chất dân tộc chủ nghĩa ngày càng tăng trong cuộc chiến chống Israel của Hamas), họ đã bị ảnh hưởng bởi phương pháp luận và thành công của Hamas. Nói rộng ra, mặc dù Jihadi Salafis thể hiện sự căm ghét và khinh miệt sâu sắc đối với Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran song họ bám vào tầm nhìn địa chính trị dài hạn, thuật hùng biện và di sản của cuộc cách mạng này.

Thật mỉa mai, khi những người Hồi giáo chính thống dòng Sunni chấp nhận ngôn ngữ và tầm nhìn, Cộng hoà Hồi giáo Iran xa rời khỏi tư tưởng chống Mỹ vào những năm 1990. Điều này không chỉ phản ánh sự nguội lạnh của nhiệt tình cách mạng mà còn là dấu hiệu về sức nặng địa chính trị ngày càng tăng của Iran. Thất bại của quân đội Iraq trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 là một bước ngoặt đối với Iran và một lần nữa đặt quốc gia này là cường quốc hàng đầu trong khu vực.

Tuy nhiên, sự nguội lạnh của nhiệt tình cách mạng không làm thù địch giữa Mỹ và Iran giảm bớt. Trên thực tế sự thù địch ngày càng trở nên sâu sắc, chẳng hạn khi chính quyền Bill Clinton nỗ lực ngăn chặn các tham vọng địa chính trị chính đáng của Iran tại Trung Á, vùng Caspian và Tây Nam châu Á trong suốt những năm 1990.

Tức giận trước cuộc cách mạng Iran và cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 444 ngày ngay sau đó, các chính quyền Mỹ đã nuôi dưỡng sự thù ghét đối với Cộng hoà Hồi giáo Iran. Rốt cuộc thì Iran đã tài trợ cho các tổ chức chống Mỹ thành công nhất tại Trung Đông trong những năm 1980, nhất là Hezbollah - nhóm có thể tự hào về phần lớn công trạng trong việc đuổi Mỹ và các lực lượng phương Tây khỏi Lebanon vào những năm 1980.

Bức tường ngờ vực

Các lãnh đạo Iran thường mô tả những trở ngại đối với đột phá trong quan hệ thù địch của họ với Mỹ là một ''bức tường ngờ vực''. Thuật ngữ này phản ánh bản chất của vấn đề vì cả hai bên mâu thuẫn về mọi vấn đề chiến lược tại Trung Đông và thế giới Hồi giáo rộng lớn hơn.

Mặc dù cuộc khủng hoảng về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran đang chi phối những phân tích về quan hệ Mỹ - Iran song vấn đề này không phải là sự chia rẽ quan trọng nhất giữa hai bên. Chính cuộc xung đột Palestine - Israel về căn bản chia rẽ Iran với Mỹ tại Trung Đông. Trong khi mục tiêu chính, dài hạn của Mỹ tại Trung Đông là sự sống còn của Israel thì mục tiêu của Iran lại trái ngược hoàn toàn.

Mọi mục tiêu khác của Mỹ trong khu vực (ngoại trừ an ninh năng lượng) bắt nguồn từ những cam kết dài hạn và dường như vô điều kiện của nước này với Israel. Những cam kết đó bao gồm dự án nửa vời truyền bá dân chủ trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ đã phát hiện ra rằng còn lâu mới tạo lập được các hình thức dân chủ ''an toàn'' tại đây, thậm chí các cuộc bầu cử tự do và công bằng có xu hướng trao quyền cho các tổ chức mà thách thức bá quyền của Mỹ trong khu vực. Chiến thắng của Hamas trong các cuộc bầu cử hồi tháng 1/2005 tại Palestine là minh chứng rõ ràng nhất.

Không nên đánh giá thấp cam kết của Iran với Hamas. Điều này thường bị bỏ qua trong các phân tích ở phương Tây và Ả rập, mà thường tập trung vào ảnh hưởng của Iran tại Iraq và Lebanon. Ở nhiều khía cạnh, ảnh hưởng của Iran đối với Hamas còn lớn hơn đối với các liên minh Hồi giáo chính thống dòng Shiite bên trong vùng Xanh ở Baghdad. Thực tế đúng là như vậy sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với chính quyền Palestine do Hamas kiểm soát. Hamas không chỉ giành được vị thế đứng đầu trong cuộc chiến chống Israel mà còn chậm chạp hồi giáo hoá toàn bộ Palestine, điều mà các lãnh đạo Iran muốn đạt được vào lúc đầu của Cuộc cách mạng Hồi giáo.

Nói rộng ra, Iran bất đồng hoàn toàn với chính sách ''dân chủ hoá'' của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, quan trọng hơn nhiều là hai bên bất đồng sâu sắc về những hậu quả địa chính trị và văn hoá của dân chủ. Iran coi các phong trào Hồi giáo chính thống là chìa khóa đối với chủ quyền quốc gia và cải cách dân chủ lâu dài thực sự trong khu vực. Trong khi đó, Mỹ coi các hình thức dân chủ ''an toàn'' là phương tiện hiệu quả nhất đảm bảo an ninh lâu dài cho Israel. Cái gọi là ''cuộc chiến chống khủng bố'' là một bộ phận quan trọng trong chiến lược này của Mỹ.

Cả hai bên hiện bất đồng về Iraq. Iran quan tâm tới thất bại của Mỹ tại Iraq. Iran công khai khẳng định sự phản đối của nước này đối với toàn bộ chính sách của Mỹ tại Iraq. ''Lập trường của Iran là phản đối chiếm đóng và giúp người dân Iraq chống lại những kẻ chiếm đóng'', TS Mohammad Jaafari thuộc Hội đồng An ninh tối cao quốc gia tuyên bố.

Với những mâu thuẫn nêu trên, rất khó biết trong trường hợp nào chính quyền Mỹ hiện nay sẽ xem xét việc thực hiện các khuyến nghị của Nhóm nghiên cứu Iraq: đối thoại với Iran. Sự thù địch giữa Iran và Mỹ chưa từng có trong thế giới hiện đại và là vấn đề xích mích nguy hiểm nhất trong các quan hệ quốc tế.

  • Minh Sơn (Theo Asia Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,