221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
872248
Siêu cường và “sân sau” không bình yên
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Siêu cường và “sân sau” không bình yên
,

(VietNamNet)-Không hoa hồng, không màu cam, những quân cờ đôminô thiên tả lần lượt đổ xuống Mỹ Latinh, khiến 'sân sau của Mỹ” thành “miền đất dữ”

Một diện mạo mới cho Mỹ Latinh

Không hoa hồng, không màu cam cũng chẳng có hoa tuy líp, những quân cờ đôminô thiên tả đã lần lượt đổ xuống ở Mỹ Latinh trong những ngày gần đây: Daniel Ortega ở Nicaragua, Rafael Correa ở Ecuador và mới đây nhất là Hugo Chavez tái đắc cử ở Venezuela. Mỹ Latinh đang chuyển mình, tạo ra một diện mạo mới và “sân sau của nước Mỹ” đang có nguy cơ trở thành “miền đất dữ” đối với chính quyền ở Washington.

Soạn: HA 975391 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chiến thắng của các đảng thiên tả ở Mỹ Latinh, thường được coi là các đảng dân túy, chủ yếu dựa trên những luận điệu tranh cử chống lại ảnh hưởng bá quyền của Mỹ trong khu vực và những viễn cảnh chính sách thiên tả và chú trọng hơn đến các khía cạnh xã hội của tái việc phân bổ nguồn thu từ tài nguyên, những điều mà các chính phủ cách hữu thân Mỹ từ lâu này đã không thể mang lại cho dân chúng.

Việc đảng thiên tả ở một loạt các nước Mỹ Latinh giành thắng lợi đã làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng giữa các đảng phái tại vùng đất vốn được coi là “sân sau của nước Mỹ” và làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng của Washington ở vùng đất này.

Với những quân cờ đôminô mới đổ, bàn cờ chính trị ở Mỹ Latinh giờ đây không còn là “sân sau dễ chịu” đối với những toan tính chiến lược của ông Bush trong tư cách là một “Tổng thống vịt què”. Tình thế chiến lược của Mỹ ở Mỹ Latinh giờ đây đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Với những Cuba, Bolivia, Uruguay, Brazil, Argentina, Costa Rica, Haiiti và thậm chí cả Chile, giờ đây những Nicaragua với người quen cũ Daniel Ortega, Ecuador với Rafael Correa và Venezuela của người hùng dầu lửa Hugo Chavez đang làm đổi mầu gần như cả Mỹ Latinh, điều mà Mỹ và những đồng minh của họ đã cố công sắp đặt ở các không gian hậu Xôviết xa xôi với các cuộc “cách mạng hoa và màu sắc” đang phai tàn.

Như là những điều an ủi đối với người Mỹ, một vài biểu hiện của xu hướng thị trường và thiên hữu như ở Mexico của Tổng thống mới nhậm chức Felipe Calderon, ở Colombia của Alvaro Uribe hoặc ở Peru của Alan Garcia lại là những sắc màu ngoại lệ tô điểm và làm nổi bật màu sắc chủ đạo ở ngay sân sau của nước Mỹ. Và ngay cả tại những nước này, không phải lúc nào các chính đảng thiên hữu nắm quyền cũng có một thái độ thân thiện với Mỹ của Tổng thống Bush. Người tiền nhiệm của Tổng thống Felipe Calderon ở Mexico chưa bao giờ tán đồng cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và cho dù cùng với Mỹ và Canada tạo thành khối NAFTA, chính quyền thiên hữu của Vicente Fox cũng không ngần ngại bày tỏ mong muốn gia nhập vào đại gia đình Mỹ Latinh với MERCOSUR là đầu tầu của hội nhập khu vực.

Và khi “sân sau” trở thành “miền đất dữ”

Với việc đảng Dân chủ quay trở lại nắm quyền ở cả Thượng và Hạ viện, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng quan hệ giữa Mỹ và phần còn lại của châu Mỹ sẽ vượt qua những ngày đen khó khăn nhất. Tuy nhiên, khó mà có thể xoay chuyển tình thế hiện nay trong một sớm một chiều. Micheal Shifter, phó Chủ tịch Hội đồng Đối thoại liên Mỹ cho rằng “cho đến nay, điều duy nhất mang tính tích cực trong chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh là trong lĩnh vực thương mại. Ở mọi phương diện còn lại, tiêu cực vẫn là sắc thái chủ đạo, từ chính sách nhập cự, chống buôn bán ma túy đến chính sách chống khủng bố...”

Tuy nhiên, ngay cả trong lĩnh vực thương mại, hai hiệp định tự do thương mại đang còn bị treo tại Nghị viện Mỹ (một với Peru và một với Colombia) và còn tiếp tục có nguy cơ bị trì hoãn với xu hướng bảo hộ của Nghị viện mới. Nhiều nghị sĩ Dân chủ đã lên tiếng yêu cầu đàm phán lại các hiệp định này trong khi đó, Micheal Shifter đã chỉ rõ rằng “nếu chúng không được thông qua, điều đó sẽ gửi đến toàn châu lục thông điệp rằng họ chẳng có nhiều ý nghĩa chiến lược đối với nước Mỹ”.

Thêm vào đó là vấn đề nhập cư hết sức khó khăn và nhạy cảm đối với cả Mỹ và các đối tác trong châu lục. Các nước Mỹ Latinh nhìn nhận bức tường dài 1100 km ngăn cách Mỹ và Mexico như là một biểu tượng cho thái độ của Mỹ đối với toàn châu lục, một “bức tường Berlin” mới giữa châu Mỹ phát triển và phần còn lại của châu Mỹ. Nghịch lý thay, chính “bức tường Berlin” mới này lại đang nuôi dưỡng sự nghi ngờ của người dân Mỹ Latinh đối với nước Mỹ và cung cấp những lập luận dân túy hiệu quả nhất cho các đảng thiên tả bài Mỹ.

Cho dù đã thành công trong việc ngăn cản việc Venezuela trở thành thành viên không thường trực HĐBA LHQ, Washington đã không thể làm nhiều hơn để ngăn cản chiến thắng của Hugo Chavez trong cuộc bầu cử hôm chủ nhật vừa qua. Và dù không thể trực tiếp tố cáo những “âm mưu ác quỷ của chính quyền Washington” tại diễn đàn HĐBA, với chiến thắng này, ông Chavez đã buộc người Mỹ phải chung sống với một Venezuela không hề thân thiện thêm 6 năm nữa, một Venezuela cung cấp tới 11% nhập khẩu dầu lửa của nước Mỹ siêu cường.

Những gì diễn ra ở sân sau của nước Mỹ không chỉ có hệ quả đến các lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực khi mà nước Mỹ siêu cường đang phải bận tâm đối mặt với hàng loạt những điểm nóng ở khắp nơi trên thế giới mà nó hiện diện. Từ hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên đến Iran, từ mớ bòng bong Afghanistan đến bãi lầy thảm hại ở Iraq, từ xung đột không có lối thoát giữa đồng minh thân cận nhất là Israel với Palestin đến cuộc “nội chiến thứ ba” ở Trung Đông là Lebanon, mọi chiến lược của Washington theo đuổi đang vấp phải quá nhiều chỉ trích và bị coi hoặc được thừa nhận là thất bại.

Không kể đến sự phụ thuộc ở mức độ đáng kể vào nguồn nguyên và nhiên liệu đến từ Mỹ Latinh, một quan hệ trên mức bình thường giữa Caracas và Teheran, một nguồn cung dầu lửa không thể xem nhẹ của thị trường thế giới, không phải hoàn toàn vô hại đối với nước Mỹ. Một “liên minh chống bá quyền” dựa trên sức mạnh của nguồn vàng đen mà ông Chavez đã cố công vận động dù không thành cũng đã là một cảnh báo đối với siêu cường.

Nhưng liệu những đảng thiên tả Mỹ Latinh có thể làm gì nhiều hơn là gây bối rối cho chính quyền Washington? Câu trả lời trước hết đến từ chính họ và chính từ khả năng đoàn kết của họ trước siêu cường láng giềng phương Bắc cũng như từ cách thức mà họ sẽ điều hành đất nước họ.

Người Mỹ đã nhanh chóng nhận biết được điều này và chắc chắn sẽ không buông xuôi chờ những quân bài đôminô tiếp tục đổ xuống và một liên minh bài Mỹ hình thành ngay ở sân sau của họ. Người Mỹ cũng biết rằng xu thế chiến thắng của các đảng thiên tả ở các nước Mỹ Latinh là khó tránh khỏi sau nhiều thập kỷ dưới sự dẫn dắt của nước Mỹ siêu cường. Nhưng họ cũng biết rằng đó không phải là một cánh tả duy nhất mà đúng hơn là nhiều đảng thiên tả với vô vàn những khác biệt.

Hơn thế nữa, họ, như trong báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cũng chỉ ra rằng ngay trong các xu hướng thiên tả này ở Mỹ Latinh đã bao hàm những yếu tố cho phép Mỹ có thể tránh được một tình thế xấu nhất. Một Hugo Chavez luôn được coi là “hết sức có tài trong việc tự cô lập” sẽ là một nhân tố chia rẽ hơn là nhân tố gắn kết của Nam Mỹ. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà một báo cáo mới đây của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ đã khuyến cáo Mỹ “phớt lờ những lời lẽ khoa trương” của ông Chavez, người được cho là “làm ẫm ĩ nhiều hơn là thực sự gây nguy hiểm” cho nước Mỹ.

  • Hồng Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,