221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
720840
Để phiên toà Saddam xử đúng người đúng tội
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Để phiên toà Saddam xử đúng người đúng tội
,

Dù thích hay không - Toà án đặc biệt Iraq cũng đã bắt đầu sứ mệnh xét xử cựu Tổng thống Saddam Hussein và các bị cáo khác. Cho đến nay, nhiều chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ từng được mong chờ hỗ trợ cả ''vật chất lẫn tinh thần'' về cơ bản đều đã tẩy chay toà án này. Tuy nhiên, họ đều hiểu một thực tế rằng, toà án này có thể chưa hoàn thiện nhưng không thể không có. Giờ chính là thời điểm cần ''những giao ước mang tính xây dựng hơn''. 

Soạn: AM 591430 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cựu Tổng thống Iraq Saddam tay cầm kinh Koran trước toà.

Trong danh sách những chính phủ, tổ chức tẩy chay toà án có tên - có lẽ là quan trọng nhất chính là Liên Hợp Quốc, tổ chức cấm tiệt các nhân viên của mình, trong đó có cả những người từng tham gia vào các phiên toà xét xử tội phạm chiến tranh khác, tư vấn hoặc đào tạo cho Toà án đặc biệt nói trên của Iraq. Ngoài LHQ, còn có hầu hết các chính phủ trên thế giới, đặc biệt là EU - khối luôn ra tay hỗ trợ xây dựng năng lực tư pháp tại các nền dân chủ non trẻ và giúp đỡ tài chính, kỷ thuật cho các phiên toàn xét xử tội phạm chiến tranh khác. Đặc biệt, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ từng tham gia giúp đỡ những toà án xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư, Rwanda và Campuchia cũng nằm trong danh sách tẩy chay toà án Iraq. Tuy nhiên, Australia, Anh và Kuwait vẫn hỗ trợ khiêm tốn cho toà án đặc biệt này.

Tất cả những điều trên biến Mỹ trở thành ''người ủng hộ lớn nhất'' cả về ''vật chất lẫn tinh thần'' cho toà án đặc biệt xét xử Saddam. Washington đã trực tiếp cấp kinh phí, luật sư, nhân viên điều tra...Chẳng có gì ngạc nhiên, trong bối cảnh gây tranh cãi về chính sách của Mỹ đối với Iraq, bản thân sự ủng hộ của Mỹ cũng là một nhân tố đứng đằng sau làn sóng tẩy chay nói trên. Các quan chức Mỹ chính là công cụ để làm nên toà án ngay từ những ngày đầu Mỹ chiếm đóng Iraq và đặc tính chính xác nhất giữa Mỹ và toà án này chẳng gì khác ngoài sự mập mờ, hoài nghi về ranh giới giữa ủng hộ và kiểm soát. Vai trò mờ nhạt của giới lãnh đạo Iraq chính là nhân tố nuôi dưỡng sự hoài nghi đó.

 

Đối thoại giữa Saddam Hussein và Chánh án tại toà
Nguyên văn mẩu đối thoại giữa cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein và Chánh án Rizgar Mohammed Amin tại buổi khai mạc phiên xử nhân vật này ngày 19/10.
 

Tuy nhiên, vẫn đề chủ chốt hiện nay chính là bản án tử hình. Căn cứ vào luật hình sự Iraq, toà án muốn tuyên phạt Saddam án tử hình. Và sự phản đối án tử hình dành cho Saddam đã được nâng lên thành quan điểm thần học giữa những người phản đối. Về nguyên tắc, điều đó có thể hiểu được trừ khi một ai đó bác lại rằng, sự phản đối tương tự đã không thể cản được LHQ và các chính phủ phương Tây hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp cho phép thực thi án tử hình như ở Afghanistan...Hơn nữa, luật pháp quốc tế không cấm toà án đặc biệt Iraq áp dụng án tử hình. Từ quan điểm thực tế trên, chắc chắn những người phản đối chỉ muốn được đảm bảo rằng, án tử hình phải được áp dụng đúng người, đúng tội theo đúng những tiêu chuẩn cao nhất của một quá trình xét xử hợp lý.

Thêm nữa, sự hoài nghi còn bắt nguồn từ tình trạng thiếu kinh nghiệm của đội ngũ thẩm phán Iraq trong lĩnh vực luật quốc tế. Những khó khăn trên khiến họ khó có thể tách mình khỏi ''Chính trị Iraq''. Điển hình nhất là sự kiện phó Thủ tướng Ahmad Chalabi, lợi dụng vỏ bọc giải tán đảng Ba'ath, cố gắng sa thải 19 thẩm phán và nhiều thanh viên chủ chốt khác của toà. 

Tuy nhiên, những lo lắng trên có thể được giảm nhẹ bằng cách tham gia mang tính xây dựng hơn với toà án. Điều đó không có nghĩa chỉ trích những lỗ hổng của toà. Thực sự, tham gia xây dựng có thể tạo cơ hội phát hiện và khuyến kích sửa chữa những khiếm khuyết của toà. Bản thân toà án phải gánh trách nhiệm biến điều đó thành hiện thực. Cho đến nay, toà án vẫn bị chỉ trích vì thiếu thái độ ''cởi mở'' với lời khuyên của các chuyên gia luật quốc tế. Quá trình và thủ tục tố tụng vẫn mập mờ và chưa khẳng định được việc xét xử công bằng, công tâm. Như vậy, mời tư vấn nước ngoài chính là bước cần thiết theo hướng tích cực hơn.

Cộng đồng quốc tế tham gia đã đành, toà án cần mở cửa đón nhận sự giám sát và hỗ trợ để đảm bảo các phiên xét xử công bằng. Các thẩm phán có điều hành phiên toà một cách công tâm phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và tính không thiên vị của họ khi làm nhiệm vụ. Người Iraq muốn và xứng đáng được thấy chế độ Saddam Hussein bị xét xử đúng tội. Thực tế là toà án đặc biệt Iraq là công cụ duy nhất thực hiện điều đó lúc này.

Thái độ của người Iraq với phiên toà xét xử Saddam

Fawzi Mohammad, 48 tuổi, giám đốc nhà máy ximăng ở Falluja, nói: "Người dân ở đây không nghĩ đây là phiên tòa công bằng. Nhưng họ cũng chẳng làm gì vì họ không quan tâm đến ông ấy nữa. Ông ấy giờ đây trở thành quá khứ của chúng tôi, giống như một đồng tiền cũ, không có giá trị".
 
Ngay cả những người Shiite và Kurd, những người từng là nạn nhân của chính phủ người Sunny do Hussein đứng đầu cũng có nhiều thứ khác để lo hơn: điện nước không có, an ninh bất ổn, thêm nữa là đất nước bị chiếm đóng, chính phủ chưa có quyền lực thực sự... Guardian cho rằng phiên tòa xét xử Saddam Hussein giống như một sân khấu, nơi có đủ diễn viên nhưng khán giả thì không.
 
Amal Ali, một giáo viên về hưu nói: "Tôi cho rằng chính phủ nên tập trung thực hiện nhiệm vụ của mình là đem lại an ninh, ổn định và một cuộc sống đầy đủ cho người dân. Việc báo chí rùm beng về phiên toà chỉ là chiến thuật nhằm đánh lạc hướng của người dân".
 
Một số người khác lại tỏ ra hoài nghi về động cơ đằng sau phiên toà. "Các quan chức Mỹ và Iraq muốn xử Saddam và tập trung sự chú ý của dư luận vào các tội lỗi của ông nhằm che đậy cho thất bại của họ trong việc không tìm thấy dấu hiệu của vũ khí huỷ diệt hàng loạt tại Iraq", Muhammed Salih al-Aswad,một luật sư người Iraq nói.
 
Tuy nhiên, cũng có người tỏ ra cảm thông với cựu Tổng thống. Abu Ali, một chủ cửa hiệu nói: "Chính phủ Iraq đang sử dụng phiên toà này để phục vụ cho mục đích chính trị. Đối với chúng tôi, Saddam đã ra đi kể từ khi Iraq bị chiếm đóng. Ông ta là tù nhân của nhà tù Mỹ. Chúng tôi chỉ hy vọng ông ta sẽ được xét xử công bằng, như bao người dân Iraq khác".
 
Hình ảnh của cựu Tổng thống Saddam Hussein quả thật đã không còn hiện diện nhiều trong tâm trí người dân Iraq nữa khi mà chân dung và các tờ giấy bạc có hình ông đã được thay thế từ lâu. Những băng video về các bài diễn văn của ông cũng khó tìm hơn là những băng video có khẩu hiệu tuyên truyền của các nhóm nổi dậy.
 
Tờ The New York Times của Mỹ thì cho rằng, phiên tòa xét xử ông Saddam Hussein đã được chuẩn bị một cách vội vã. Hồ sơ của các cơ quan Chính phủ Iraq thời kỳ ông cầm quyền liên quan đến các quyết định của ông đã lên đến 40 tấn. Đã có nhiều lời cáo buộc từ các nhóm nhân quyền phương Tây cho rằng ông đã gây ra cái chết của 300.000 người Shiite và Kurd.
 
Có phần chắc là phiên tòa sẽ phải tốn rất nhiều thời gian do liên quan đến nhiều người và do sức khỏe của quan tòa lẫn bị cáo, tương tự như phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Melosevic đến nay đã kéo dài 4 năm.
 
Một vấn đề khác mà báo The New York Times chỉ ra đó là sự can thiệp quá sâu của Mỹ vào tiến trình xét xử. Không giống như phiên tòa xử cựu Tổng thống Nam Tư Milosevic do tòa án quốc tế La Haye xét xử, tòa án Iraq phải trông cậy quá nhiều vào Mỹ.
 
Mỹ tổ chức, tài trợ và hướng dẫn tòa án Iraq, trong đó chi 138 triệu USD để sửa trụ sở của đảng Baath cũ tại Baghdad thành phòng xử án; đưa nhóm 50 người Mỹ, Anh và Australia gồm luật sư, các nhà điều tra, chuyên gia pháp y... tới Iraq. The New York Times đặt vấn đề: ảnh hưởng của Mỹ đằng sau phiên tòa sẽ mang tính quyết định.(theo Dân Trí)
 

  • Trần Kiên (tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN:
"Phiên tòa xử Saddam Hussein sẽ mở trong 2 tháng tới"
Phiên toà xử Saddam bắt đầu ngày 19/10
Phiên toà xử Saddam sẽ được truyền hình trực tiếp

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,