221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
713362
Trung Quốc - người khổng lồ của thế kỷ 21
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Trung Quốc - người khổng lồ của thế kỷ 21
,

Napoleon từng nhận xét một câu nổi tiếng: ''Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ. Hãy để nó nằm ngủ, bởi khi nó thức dậy nó sẽ làm cả thế giới ngạc nhiên''. Giờ đây, người khổng lồ đó đã thức dậy! Trước tiên là thương mại, sau đó là công nghệ và giờ đây là quân sự. Trung Quốc thực sự đang trở thành một siêu cường của thế giới.
 

Soạn: AM 569114 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phố Đông - Thượng Hải, biểu tượng của sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, người khổng lồ mang tên Trung Quốc dường như là tiêu điểm thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Những bài viết, bình luận, xã luận... về sức trỗi dậy mạnh mẽ của quốc gia đông dân nhất thế giới này nhan nhản trên mặt báo.

Để tả sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc, người ta không tiếc lời giật các title lớn như: ''Bước chuyển quyền lực thế giới đang diễn ra'', ''Trung Quốc - một cường quốc đang nổi'', ''Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một thế lực kinh tế toàn cầu'' hay ''Trung Quốc đã trở thành siêu cường khu vực và đang trở thành cường quốc thế giới''...

Vị thế một siêu cường

Vị thế siêu cường của Trung Quốc chắc chắn được cộng đồng thế giới hết sức quan tâm. Trong bài xã luận mang tên ''Bước chuyển quyền lực thế giới đang diễn ra'', cây bút James Hoge từng viết: ''Bước chuyển quyền lực từ Tây sang Đông đang diễn ra và không lâu sẽ làm thay đổi sâu sắc hoàn cảnh giải quyết các thách thức toàn cầu. Nhiều nước phương Tây đã nhận ra sức mạnh đang gia tăng của châu Á...''

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ SPIEGEL, nhà chính trị lỗi lạc Singapore Lý Quang Diệu cũng từng nhận xét: ''Trên phương diện kinh tế, có một sự chuyển dịch từ Ấn Độ dương sang Thái Bình dương và bạn có thể chứng kiến khối lượng hàng hoá vận chuyển tại các hải cảng của Trung Quốc. Mọi tuyến vận tải đường biển đều cố gắng vươn tới hải cảng Trung Quốc''.

Ngày nay, Trung Quốc cường quốc đang nổi rõ nét nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác. Nền kinh tế Trung Quốc đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm hơn 9%. Dự kiến, đến năm 2010 nền kinh tế nước này sẽ gấp đôi quy mô kinh tế của Đức và ''qua mặt'' nền kinh tế thứ hai thế giới là Nhật Bản trước năm 2020.

 

Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách kinh tế, Trung Quốc giờ đây đã qua mặt Mỹ để trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về phương diện tiêu thụ các mặt hàng nông nghiệp và công nghiệp cơ bản. Theo báo cáo của Viện Chính sách Địa cầu: quốc gia đông dân nhất thế giới này đã đạt được một dấu mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa, và sự trỗi dậy của kinh tế Trung quốc đang tạo ra những tác động toàn cầu chẳng những về mặt kinh tế và môi trường mà còn ảnh hưởng đến các chính sách ngoại giao và quốc phòng.

Ông Lester Brown, Chủ tịch Viện Chính sách Địa cầu, nhận xét rằng: Trung Quốc giờ đây đã không còn là một nước đang phát triển nữa mà đang trở thành một siêu cường kinh tế và là một nước "đang viết nên lịch sử kinh tế thế giới". Theo ông Brown, với địa vị của quốc gia có số dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới và là nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung quốc giờ đây không thể được coi như một quốc gia đang phát triển theo ý nghĩa thông thường.

 

Trung Quốc chính là ''người chơi khổng lồ'' trong nền kinh tế toàn cầu. Nước này đã trở thành một ''động cơ'' kéo các nền kinh tế châu Á khác đi lên sau cuộc khủng hoảng trong những năm 90 của thế kỷ trước. Ví dụ, Nhật Bản trở thành ''kẻ đắc lợi lớn nhất'' từ việc tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc. Nhờ có Trung Quốc, Nhật Bản đã đứng dậy sau một thập kỷ lâm vào khủng hoảng.

 

Theo dự đoán của các nhà phân tích, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều thập kỷ nữa.

 

Thách thức

 

Tuy nhiên, nước này cũng sẽ đối mặt với những thách thức phát sinh từ tốc độ tăng trưởng ''khủng khiếp'' như vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, tỷ lệ thất nghiệp cao, nợ ngân hàng lớn và đặc biệt là nạn tham nhũng.

 

Hiện tại, Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức chính - bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng đang phải vật lộn với hàng loạt vấn đề như lạm phát gia tăng, tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản, sự thiếu hụt các nguồn lực chính như dầu lửa, nước, điện và thép...

 

Bắc Kinh đang thắt chặt các hoạt động cấp và cho vay ngân hàng, trong khi không ngừng ''làm trong sạch'' khu vực kinh tế này. Mới đây, nước này đã quyết định tăng giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ nhằm ''hạ nhiệt'' nền kinh tế.

 

Với những nỗ lực hiệu quả giải quyết các vấn đề trên, không gì có thể cản được sự vươn dậy của người khổng lồ Trung Quốc. Và chắc chắn, nước này đang vững bước tiến tới vị trí một siêu cường.

  • Trần Kiên - (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,