221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
687514
Bỏ qua ARF - Sự lựa chọn "đáng tiếc" của Condi Rice
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Bỏ qua ARF - Sự lựa chọn 'đáng tiếc' của Condi Rice
,

Quyết định không tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ngày mai (29/7) của Condi Rice đã gây ra sự khó hiểu về thái độ của Washington đối với khu vực Đông Nam Á.

Soạn: AM 498453 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngoại trưởng Mỹ Condi Rice tiếp Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đường Gia Triền tại Bộ Ngoại giao.

Thay vì đích thân đi dự, bà Rice sẽ cử Thứ trưởng ngoại giao Robert Zoellick, một nhân vật được đánh giá rất cao, tới dự. Hồi tháng 5, ông Zoellick đã có chuyến đi rất thành công tới 6 nước Đông Nam Á, song việc Ngoại trưởng Mỹ bỏ qua cơ hội đầu tiên được gặp trực tiếp toàn bộ 10 đối tác trong ASEAN và các đối tác Đông Á vẫn được nhiều người đánh giá là "sự lạnh nhạt không cần thiết".

Mặc dù cả hai cựu Ngoại trưởng của chính quyền Clinton là Warren Christopher và Madeleine Albright không thường xuyên tham dự các diễn đàn kiểu này, nhưng người tiền nhiệm trực tiếp của bà Rice là Colin Powell lại tham dự tất cả 4 cuộc gặp ARF trong thời gian ông tại nhiệm. Colin Powell cho rằng những diễn đàn như vậy "rất, rất hữu ích", không chỉ thúc đẩy cơ chế đa phương tại khu vực mà còn tạo cơ hội cho các cuộc gặp ngoài lề quan trọng khác. Chính bản thân cựu Ngoại trưởng Powell từng ký một tuyên bố chung với ngoại trưởng của 10 nước ASEAN cam kết hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời nhân dịp này tiến hành hội đàm với người đồng nhiệm CHDCND Triều Tiên để khôi phục đối thoại.

Về phần mình, như để "vớt vát" cho việc không tham dự ARF, trong chuyến thăm Đông Á vừa qua, Ngoại trưởng Rice đã ghé thăm chớp nhoáng Thái Lan. Chuyến thăm chỉ kéo dài trong vỏn vẹn 18 giờ đồng hồ phần nào chứng tỏ "Mỹ quan tâm tới Đông Nam Á". Lý do mà bà Rice không tham dự ARF, theo tờ New York Times là: bà có chuyến công du quan trọng khác cùng thời điểm ARF diễn ra. Trên thực tế bà Rice đi châu Phi trước khi ARF khai mạc song đã trở về Washington trước khi Zoellick đi Lào.

Dù muốn dù không, sự "lạnh nhạt" của bà Rice đã vấp phải thái độ phản kháng của dư luận trong khu vực, và trở thành tiêu đề của báo chí. Những đề tựa như: "Condoleezza Rice: Quá bận để quan tâm tới Đông Nam Á?", hay những lời nhận định tựa như: "Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice rõ ràng không coi khu vực Đông Nam Á quan trọng tới mức bà phải dành nhiều sự quan tâm" hoặc "Việc bỏ qua Đông Nam Á trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng đầu tiên có thể gây tổn hại cho quan hệ Mỹ-ASEAN..." xuất hiện khá thường xuyên trên một số tờ báo trong khu vực.

Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Young đã cố gắng đưa ra một số dự đoán tích cực về việc này như: "Bob Zoellick hiểu rõ khu vực và ông ấy sẽ làm tốt chức năng của mình", song vẫn phải thừa nhận: "Nước chủ nhà vẫn đang tìm cách thuyết phục bà Rice tham dự", và còn coi việc bà không thể tới "sẽ là điều đáng tiếc".

Soạn: AM 498431 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Tinh (thứ hai từ trái sang phải) cùng các đối tác Đông Á và ASEAN.

Trong lúc này, một số nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang cân nhắc về một nhân vật mới ở Bộ Ngoại giao Mỹ được bổ nhiệm giữ chức vụ trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Christopher Hill. Hồi cuối tháng 5, ông Hill đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới khu vực để tham dự cuộc họp quan chức cao cấp chuẩn bị cho diễn đàn đối thoại Ngoại trưởng ASEAN. Mặc dù Hill được nhiều người đánh giá là tạo ấn tượng tốt đối với các đồng nhiệm trong khu vực, song một số vẫn bày tỏ quan ngại riêng về khuynh hướng ưu tiên Đông Á và châu Âu của ông. Lo ngại này là có căn cứ vì trước đây, Hill từng là Đại sứ Mỹ tại Ba Lan, rồi Hàn Quốc và hiện là đại diện cao cấp của Mỹ tại các cuộc hội đàm 6 bên về vấn đề Triều Tiên. Gần đây, khi Hill vội vàng tới châu Âu tham dự "Đối thoại chiến lược Âu-Mỹ về Đông Á" ngay sau chuyến đi Viêng Chăn, quan ngại càng tăng cao. Trả lời câu hỏi về thái độ của Mỹ đối với cơ chế đa phương ở Đông Á, ông Hill vẫn khẳng định: "Chúng tôi hết sức ủng hộ các cơ cấu đa phương ở châu Á". Tuy nhiên, câu trả lời này lại được đưa ra ở Brussels, mà không phải Brunei.

Một số nhà phê bình thì gắn quyết định không tham dự ARF của bà Rice với việc Myanmar tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên ASEAN giữa năm 2006, sau khi Malaysia hoàn tất nhiệm vụ này. Trước đó, Mỹ đã nhấn mạnh sẽ không cử các quan chức cao cấp tới dự bất kỳ hội nghị nào do Myanmar chủ trì. Tuy nhiên, tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Viêng Chăn, Myanmar đã chính thức rút khỏi vai trò này để tập trung vào công việc nội bộ và nhường cho Philippines theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái. Nếu như quyết định của bà Rice là nhằm mục đích này, dường như nó đã đem lại kết quả ngoài mong đợi. Ít nhất thì sự "hờ hững" của Ngoại trưởng Mỹ đã làm "mất tác dụng" thông điệp của cả ông Zoellick và ông Hill rằng: Mỹ luôn coi trọng Đông Nam Á.

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ "bận rộn" với những chuyến đi "quan trọng" của mình sang châu Phi, Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Tinh đã tham dự hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, tiếp sau đó là chuyến thăm không báo trước tới Myanmar. Gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành một chiến lược ngoại giao "vũ bão" tại Đông Nam Á. Cụ thể, hồi tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang thăm 3 nước Indonesia, Brunei và Philippines. Sang tháng 5, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc thăm Singapore và Malaysia. Cũng trong tháng 5, Ngoại trưởng Lý Triều Tinh gặp các đối tác ASEAN tại hội nghị bộ trưởng Á-Âu ở Kyoto và trước đó nữa, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thăm Indonesia, tham dự một hội nghị lãnh đạo đặc biệt để bàn giải pháp cứu trợ nạn nhân sóng thần. Bắc Kinh thậm chí còn tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN (TAC) - một động thái tạo điều kiện cho Trung Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên tại Malaysia tháng 12 tới. Trước một Trung Quốc luôn năng động, cởi mở, thân thiện như vậy, quyết định của bà Rice là một dấu hỏi lớn về thái độ của Washington đối với khu vực.

  • Huyền Trang - (Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,