221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
686426
Hội đàm vòng 4: Chỉ nói thôi...liệu có đủ?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Hội đàm vòng 4: Chỉ nói thôi...liệu có đủ?
,

Hôm nay, các cuộc hội đàm 6 bên nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên được tiếp tục tại Bắc Kinh sau 13 tháng trì hoãn. Liệu lần thứ 4 này, hội đàm có đem lại thành công? Một số người ở Trung Quốc và Hàn Quốc cho rằng chỉ riêng việc "nói chuyện" đã là một thành công bởi lẽ "nói" tất nhiên tốt hơn "không nói". Nhưng rõ ràng điều ấy là chưa đủ.

Soạn: AM 495835 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại diện 6 bên bắt tay thân mật trước khi bước vào hội đàm.

Ngay từ đầu, Mỹ đã nêu rõ: Mỹ hy vọng sẽ đạt được những tiến triển hướng tới mục tiêu cuối cùng là: phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên - một mục tiêu mà 5 bên khác tham gia đàm phán cũng đồng ý, ít nhất là trên giấy tờ. "Chúng tôi không có ý định tham gia hội đàm chỉ để nói chuyện suông", Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nhấn mạnh. Trên thực tế, cả 6 bên, bằng cách này hay cách khác, đều đã tuyên bố họ muốn chứng kiến tiến triển thực sự tại vòng 4 này.

Tiến triển là điều có thể xảy ra nếu Bình Nhưỡng nghiêm túc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và Washington cũng thực sự nghiêm túc trong việc đạt thoả thuận. Có một số dấu hiệu tích cực cho thấy giả thuyết trên có thể trở thành hiện thực. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il gần đây nói với Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Chung Dong-Young rằng Tuyên bố chung năm 1992 về Phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên là "niềm mong ước cuối cùng" của cha ông trước lúc ra đi và nó vẫn còn "nguyên giá trị". Câu nói ấy đã tạo cho ông Kim một vỏ bọc chính trị cần thiết để tiếp tục quá trình phi hạt nhân hoá. Về mặt từ ngữ, tuyên bố năm 1992 dù không bác bỏ các nhà máy điện hạt nhân (Hàn Quốc có một số nhà máy loại này), song đã cấm việc tái chế hạt nhân - một trong những điều khiến Washington lo ngại về chương trình năng lượng hạt nhân "phục vụ mục đích hoà bình" của Bình Nhưỡng.

Washington cũng ám chỉ họ sẵn sàng "linh động hơn" trong các sáng kiến kinh tế, ca ngợi đề xuất năng lượng gần đây của Hàn Quốc (đề xuất có lẽ đã ngăn cản việc tiếp tục dự án lò phản ứng nước nhẹ theo Thoả thuận khung năm 1994). Bà Rice lưu ý: "Nhu cầu năng lượng của CHDCND Triều Tiên sẽ được xem xét sau khi Bình Nhưỡng đồng ý dỡ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân". Tuyên bố này có ý nghĩa quan trọng vì lúc đầu, lập trường của Washington là: sẽ không có bất kì sự trợ giúp nào đối với CHDCND Triều Tiên cho tới khi chương trình vũ khí hạt nhân bị dỡ bỏ hoàn toàn. Trong khi Washington vẫn chưa chuẩn bị "cho kịch bản xấu", dường như họ sẵn sàng cho phép Seoul và các bên khác đưa ra động thái tương tự nếu như Bình Nhưỡng đồng ý điều kiện này.

Mặc dù quá trình thương lượng sẽ kéo dài, các nhà quan sát có thể đưa ra một dự đoán sớm về mức độ thành thật của Bình Nhưỡng. Có thể tóm tắt lại bằng 1 từ duy nhất: Uranium. Trở lại thời điểm 3 năm trước, cuộc khủng hoảng hạt nhân bắt đầu từ một tiết lộ Bình Nhưỡng đang thực hiện chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân bí mật dựa trên uranium, vi phạm thoả thuận năm 1994 giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên về phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên để đổi lại những trợ giúp về năng lượng (chuyển nhiên liệu và xây dựng hai lò phản ứng nước nhẹ). Theo phía Mỹ, Bình Nhưỡng đã bí mật thừa nhận về chương trình này nhưng lại công khai bác bỏ. Việc phi hạt nhân hoá hoàn toàn đòi hỏi Bình Nhưỡng phải thừa nhận mọi chương trình hạt nhân mà nước này đang thực hiện.

Soạn: AM 495837 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hội đàm diễn ra tại nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Một lần nữa, hy vọng lại nhen nhóm. Mỹ vẫn tuyên bố rằng CHDCND Triều Tiên có chương trình làm giàu uranium phục vụ sản xuất vũ khí. Còn theo các nhà thương thuyết Trung Quốc, mặc dù Bình Nhưỡng bác bỏ tuyên bố này, họ đã tỏ ra thận trọng hơn khi nói về sự tồn tại một chương trình làm giàu uranium phục vụ mục đích sản xuất năng lượng. Đặc biệt, việc Bình Nhưỡng thừa nhận sở hữu các máy li tâm - điều mà Washington có bằng chứng rõ ràng, sẽ mở đường cho hai bên thoát khỏi chướng ngại vật này.

Cuối cùng, nếu Bình Nhưỡng thực sự chấp nhận đề nghị của Hàn Quốc để đổi lại sự trợ giúp về năng lượng, họ sẽ không cần chương trình năng lượng hạt nhân "vì mục đích hoà bình" và có thể từ bỏ mọi phương tiên làm giàu uranium. Tất nhiên, còn quá sớm để tỏ ra lạc quan hay bi quan về triển vọng thành công của các cuộc hội đàm. Nhưng dễ nhận thấy là việc Bình Nhưỡng giải quyết hay không giải quyết vấn đề uranium sẽ là dấu hiệu rõ nhất giúp các bên còn lại nhận thấy sự thành thật của nước này.

  • Huyền Trang - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,