221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
576908
Vĩ thanh có vị đắng
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Vĩ thanh có vị đắng
,

Bất ngờ lớn nhất trong kết quả cuộc bầu cử ở Iraq ngày 30/1/2005 không phải là tỷ lệ phiếu bầu thấp cho phe của thủ tướng lâm thời Allawi, mà ở những thông điệp từ đó.

Theo kết quả mới được Uỷ ban bầu cử Iraq công bố thì Liên minh Iraq thống nhất của người Iraq dòng Shi'ite đã thắng cử tuy không giành được đa số tuyệt đối. Với hơn 48%, Liên minh này bỏ xa Liên minh người Kurd (26%) và  Liên minh tranh cử của đương kim thủ tướng lâm thời Allawi.

Nếu lưu ý rằng có đến hơn 100 đảng phái chính trị và liên minh tranh cử tham gia cuộc bầu cử này thì việc phiếu bầu được tập trung rõ ràng cho 3 đảng phái chính trị nói trên cũng là điều bất ngờ ở kết quả ấy.

Chinh quyền Mỹ và chính phủ lâm thời ở Iraq tuy hết lời ngợi ca cuộc bầu cử, nhưng cũng không giấu nổi những thất vọng vì cái vĩ thanh của nó lại có vị đắng về không ít phương diện.

Trước hết là vị thế quyền lực nổi trội của người Shi'ite trong nghị viện mới. Điều này có nghĩa là người Iraq dòng Sunni sẽ phải chấp nhận sự mất mát quyền lực chính trị ở đất nước này. Mâu thuẫn quyền lực và sắc tộc gần như muôn thủa giữa hai dòng tôn giáo này sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến ổn định trên chính trường và an ninh, phát triển của đất nước Iraq trong tương lai. Với vị thế quyền lưc mới, liên minh Iraq thống nhất phải nhảy qua được cái bóng của chính mình - đó là việc mà người Shi'ite chưa làm được cho tới nay - mới có thể lôi kéo được đại diện của người Sunni vào chính phủ liên hiệp mới.

Tiếp đến là địa vị chính trị của người Kurd. Người Kurd không chỉ đã liên minh được với nhau, mà còn trở thành lực lượng chính trị mà không có đảng phái chính trị nào khác ở Iraq có thể bỏ qua được. Sự phân chia và cuộc chung cư quyền lực giữa ba bộ phận dân cư Iraq này vì thế đã thay đổi và sẽ phức tạp hơn. Ấy là chưa kể đến láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thích thú gì khi người Kurd ở Iraq có được vị thế và vai trò chính trị mới,  và rồi cũng sẽ chẳng bó tay đứng nhìn, bàng quan như người ngoài cuộc.

Rồi nữa là tỷ lệ phiếu bầu thấp dành cho phe phái của cả vị tổng thống lâm thời Jawer (2%) lẫn thủ tướng lâm thời Allawi (13,8%) vốn được chính quyền Mỹ hậu thuẫn. Kết quả bầu cử này không thể được coi là sự công nhận uy tín và khả năng cầm quyền của những chính trị gia Iraq được chính quyền Mỹ gây dựng nên. Cả khía cạnh đối nội lẫn đối ngoại, chính trị xã hội lẫn ổn định và an ninh của vấn đề Iraq chưa thể được giải quyết, mà chỉ bắt đầu chuyển sang dạng thức mới.

  • Lục Quán Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,