221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
572532
Có như không, có hơn không
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Có như không, có hơn không
,

(VietNamNet) - Cuộc bầu cử ở Iraq đã được tiến hành và bên ủng hộ cũng như bên chống đối đều có thể lý giải quá trình và kết quả theo cách của riêng mình.

Cử tri người Shiite ở Najaf xếp hàng chờ bỏ phiếu.

Bên ủng hộ thì cho rằng có cuộc bầu cử này vẫn hơn không, còn bên chống đối lập luận cuộc bầu cử này không có tác dụng gì, nó được tiến hành cũng như không. Bên nào cũng có cái lý riêng và mục tiêu riêng với lập luận ấy.

Mỹ, các đồng minh của Mỹ và chính phủ lâm thời Iraq cần cuộc bầu cử này để có bằng chứng rằng họ kiểm soát được tình hình ở Iraq, rằng chính sách mà họ đang theo đuổi ở Iraq, biện pháp mà họ đang thực hiện và lộ trình mà họ đang lần theo ở Iraq là đúng đắn và khả thi. Việc tiến hành được cuộc bầu cử này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Mỹ Bush. Nó là bộ phận rất quan trọng trong thể diện và uy danh của ông Bush. 
 

Ông Bush hy vọng cuộc bầu cử này sẽ đưa lại sự thay đổi cơ bản trong tình hình chính trị và an ninh ở Iraq vì chỉ có như vậy ông Bush mới có cơ may giành được thế chủ động trong việc định ra lộ trình rút quân đội Mỹ khỏi Iraq và không phải tiếp tục đổ tiền đổ của vào Iraq, binh lính Mỹ không còn là mục tiêu tấn công ở Iraq và ông Bush có điều kiện tài chính và nội bộ thuận lợi cần thiết để thực hiện những trọng tâm chính sách khác trước khi  mãn nhiệm.

Vấn đề Iraq có thể đem lại cho ông Bush rất nhiều, nhưng cũng có nguy cơ huỷ hoại thanh danh và tham vọng của ông Bush. Bạo lực tiếp diễn ở Iraq cho thấy nguy cơ này không phải không thực tế mặc dù tỷ lệ cử tri Iraq tham gia cuộc bầu cử ngày 30/1 vừa qua tương đối cao là một con chủ bài tuyên truyền sáng giá đối với ông Bush.

Cuộc bầu cử ở Iraq diễn ra trong bạo lực, những lá phiếu được bỏ vào thùng dưới bóng phủ của súng ống và tiếng vọng của bom đạn, ám ảnh của chết chóc và căng thẳng. Thực tế đó cho thấy cho dù với kết quả gì thì cuộc bầu cử này cũng chưa thể vãn hồi được hoà bình ở Iraq, đưa lại an ninh và ổn định cho đất nước này. Những mối xung đột nội bộ, bất hoà giữa người Iraq và quân đội nước ngoài, vấn đề người Kurd không chỉ ở trong Iraq mà còn liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, rồi cả cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo hiện nay ở Iraq sẽ còn là những gam màu chính trên bức tranh Iraq thời gian tới. Bên nào cũng thắng mà đồng thời cũng có phần thất bại ở cuộc bầu cử này là như thế đó.

  • Lục Quán Anh

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,