221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1306451
Đột nhập ’ổ’ sản xuất giày rởm ở Trung Quốc (II)
0
Article
null
Đột nhập ’ổ’ sản xuất giày rởm ở Trung Quốc (II)
,

Công nghệ giày giả ở Phủ Điền hoạt động công khai. Chỉ cần đánh chữ "Nike Phủ Điền" lên bất kỳ công cụ tìm kiếm nào trên Internet, lập tức sẽ nhận được hàng trăm kết quả, dẫn bạn tới các trang web ở Phủ Điền bán giày giả.

TIN BÀI LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif
 
Rất khó phân biệt giày giả và giày thật. (Ảnh: NY TIMES)
Rất khó phân biệt giày giả và giày thật. (Ảnh: NY Times)

Tình trạng hàng giả hàng nhái ở Trung Quốc thực sự rất phức tạp. Ngay cả các thương hiệu giày nội địa nổi tiếng cũng trở thành nạn nhân. Và cuộc tranh cãi trong nước về đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ có từ ít nhất giữa thế kỷ 19, theo Mark Cohen - người tới Bắc Kinh năm 2004 để đảm nhậm cương vị đại diện thường trực đầu tiên về sở hữu trí tuệ của Văn phòng Thương hiệu và Sáng chế thuộc Đại sứ quán Mỹ. 

Lin, một người làm hàng giả ở Phủ Điền, nói với tôi về một số lần, khi các nhà chức trách địa phương kiểm tra nhà máy của anh, thậm chí buộc anh phải đóng cửa ban ngày thì anh sẽ cho nó "chạy" vào ban đêm. Và sản xuất vẫn tiếp tục. 

Rõ ràng, ngày nay có "rất nhiều" giày dởm ở Trung Quốc, Mỹ, Italy và phần còn lại của thế giới. Nhưng với nhiều hãng, im lặng có lẽ tốt hơn. Peter Humphrey, ngơời sáng lập hãng tư vấn mạo hiểm ChinaWhys ở Bắc Kinh cho rằng, có một trong hai lý do: hoặc không muốn làm các nhà chức trách Trung Quốc "khó chịu", hoặc "sợ chấp nhận quá công khai" rằng họ có vấn đề về hàng giả hàng nhái.

"Bởi vì khi tin tức lan đi trên thị trường, mọi người bắt đầu sẽ thắc mắc liệu giày họ mua là thật hay giả", ông Humphrey nói thêm.

Ở Phủ Điền, Lin tiết lộ với tôi nghe về những tham vọng thật sự của anh: "Sản xuất giày giả chỉ là một lựa chọn quá độ", anh nói. "Chúng tôi đang phát triển thương hiệu của riêng mình. Về dài hạn, chúng tôi muốn làm tất cả theo nhãn mác riêng, tạo danh tiếng riêng". 

Công nghệ giày giả ở Phủ Điền hoạt động công khai. Chỉ cần đánh chữ "Nike Phủ Điền" lên bất kỳ công cụ tìm kiếm nào trên Internet, lập tức sẽ nhận được hàng trăm kết quả, dẫn bạn tới các trang web ở Phủ Điền bán giày giả.

"Những người sản xuất hàng và bán hàng không còn giữ bí mật nữa", theo Harley Lewin, một luật sư về sở hữu trí tuệ thuộc hãng luật McCarter & English. "Ngày trước, người bán hàng thường không muốn tiết lộ họ ở đâu, còn ngày nay, rất dễ tìm thấy họ". 

Phố Sinh viên ở trung tâm Phủ Điền là một con đường hai làn với các cửa hàng dày kín hai bên bán toàn giày quần vợt giả. Tôi dành một buổi chiều để tìm hiểu. Cũng giống như các loại giày, chất lượng các cửa hàng ở đây cũng đủ kiểu. Tôi bước vào một cửa hàng và phát hiện ra một phòng đơn với hai bức tường áp vào nhau, trên đặt nhiều giày đế mềm bọc trong túi nhựa: Air Jordans, mẫu mới nhất của LeBron James, Vibram FiveFingers và nhiều nữa. 

Tôi lấy một đôi giày Nike Frees màu đen ra khỏi giá, xoay xoay và gập gập chiếc đế giày, kéo mạnh đường khâu và ngửi mùi keo dán. (Tôi chưa bao giờ có têể phát hiện được mùi của keo "đểu"). Đôi giày, có giá 12 USD tại các cử hiệu phố Sinh Viên, có lẽ không khác gì đôi giày mà vợ tôi đã mua với giá 85 USD ở Mỹ. "Tôi không biết liệu tôi có thể nói ngay lập tức về một chiếc giày giả không", Ballman, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quyền sở hữu trí tuệ quốc gia, nói với tôi.

Nếu ai đó chuyên về bản quyền không chắc về sự khác biệt thì làm sao một người bình thường như tôi có thể? (Ballman nói điểm chủ chốt của giày rởm là mùi cồn rất "nặng").  

"Ông muốn mua hay bán?", một phụ nữ khoảng 30 tuổi hỏi tôi khi tôi xem xét đôi Nike Frees. Chồng cô ngồi ngay đằng sau, dán mắt vào màn hình máy tính. Đứa con gái nhỏ ngồi bên cạnh một máy tính khác, đeo tai nghe và chơi games. 

Người phụ nữ sau đó tiết lộ rằng vợ chồng cô điều hành một nhà máy nhỏ và cửa hiệu này. Họ đang tìm cách đưa giày của mình ra thị trường. "Chúng tôi có thể giảm giá nếu ông mua với số lượng lớn", cô nói. 

Tôi hỏi mất bao lâu thì sản xuất được 2.000 đôi. "Ngay khi ông gửi cho chúng tôi mẫu thì một tháng sau là xong" - người phụ nữ quả quyết.

Chồng cô nói chen vào và đảm bảo với tôi rằng giày "sẽ có chất lượng cao nhất. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi nguyên liệu tốt nhất có ở Phủ Điền". 

"Vậy làm thế nào tôi đưa được 2.000 đôi giày giả qua mặt hải quan ở Mỹ?" - tôi hỏi. "Chúng sẽ không xuất từ Phủ Điền", anh ta nói. Hoặc ít nhất, các tài liệu sẽ không chứng tỏ điều đó. "Trên đường tới Mỹ, chúng tôi thường chuyển hàng qua Hongkong. Không phải lo. Chúng tôi làm thế thường xuyên mà". 

Một tuần sau, tôi tới Hongkong để gặp một thám tử tư có tên Ted Kavowras. Kavowras điều hành công ty Tư vấn Panoramic, một hãng điều tra có 20 nhân viên ở Trung Quốc và Hongkong. Điểm mạnh của ông là điều tra các nhà máy sản xuất hàng giả và các mạng lưới phân phát. 

"Cho tới cách đây 7 năm, xuất khỏi Trung Quốc phức tạp hơn nhiều, bởi vì không có Internet và không có cửa vào thế giới. Vì vậy, đa số hàng xuất ra khỏi trung Quốc phải thông qua các công ty vận chuyển của nhà nước. Nhưng giờ thì thoải mái hơn nhiều".

Kavowras ước tính ông đã xỷ lý khoảng 800 vụ mỗi năm, bao gồm mọi thứ từ giày đế mềm tới đồng hồ...

Trong năm 2002, New Balance thuê ông điều tra một nhà máy ở Trung Quốc do một thương gia Đài Loan tên là Horace Chang quản lý. Trước kia, Chang có hợp đồng sản xuất và phân phối giày với New Balance nhưng quan hệ giữa hai bên xấu đi và New Balance hủy hợp đồng. Tuy nhiên, Chang tiếp tục sản xuất giày mang nhãn New Ballance mà không được phép. New Balance yêu cầu Kavowras tìm hiểu hoạt động của Chang và báo cáo lại.

"Tôi sử dụng một phương pháp điều tra tuyệt vời và nó hiệu quả như mơ", Kavowras kể khi tôi hỏi ông làm cách nào một cựu cảnh sát đường phố đến từ Broklyn,
New York City,
lại có thể hoạt động bí mật ở Trung Quốc. "Những kẻ buôn bán thuốc phiện phải giao hàng còn những người làm hàng giả thì phải bán hàng. Khi tôi xuất hiện tại một nhà máy hàng giả, tôi trông giống như một cô gái xinh đẹp đi dạo vào ban đêm. Tôi trông như một vị khách mà họ có thể xuất bán rất nhiều hàng hóa".

Rốt cục, Chang đã thôi sản xuất những chiếc giày dởm mang thương hiệu New Balance.
Khi được hỏi là ông nghĩ rằng lĩnh vực hàng giả sẽ đi tới đâu, Kovowras trả lời: "Đó là một cuộc chiến không bao giờ dứt".

Ngày càng nhiều công việc trong lĩnh vực công nghiệp được chuyển tới những nước đang phát triển. Nó sẽ trở nên quốc tế hóa hơn. Và điều đó có nghĩa là sẽ có thêm những mật vụ, thêm những thám tử và thêm cả tiền dành để truy gom những đôi giày giả mà không ai chắc có thể nhận biết được chúng.

 

  • Thanh Hảo (Theo NY Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”
Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”

Khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

,
,
,