World Cup – Thủ phạm 'sinh ra' trẻ ngoài ý muốn
Cập nhật lúc 09:30, Thứ Tư, 07/07/2010 (GMT+7)
16 em bé bị bỏ rơi trong một tháng qua cửa hầm này và dự đoán con số này sẽ tăng vọt sau World Cup 9 tháng. Phần đa trong số này được sinh ra từ gái mại dâm vì họ không thể nuôi nấng con mình. Theo tờ Rosanna Greenstreet, các trại mồ côi Nam Phi đang bị áp lực để chuẩn bị đối phó với tình trạng này.
TIN BÀI LIÊN QUAN |
|
---|---|
Trẻ bị bỏ rơi |
’Thùng trẻ em’ được mục sư Cheryl Allen của nhà thờ xây dựng vào năm 1999, sau khi bà nhận thấy một số trẻ sơ sinh bị bố mẹ bỏ rơi và tử vong trong nhà vệ sinh, ở trong những thùng rác, trên cánh đồng và bụi rậm. Nam Phi là nước có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới, và một nửa dân số sống dưới mức đói nghèo.
Cả hai yếu tố này khiến tình trạng bố mẹ trẻ sơ sinh bỏ rơi con mình diễn ra phổ biến. Ước tính chỉ riêng Johannesburg có khoảng 50 bé bị bỏ rơi mỗi tháng, có những trường hợp trẻ em bị vứt ra đại lộ và thật đau thương khi những chiếc ô tô chạy đè qua. Vì vậy thùng trẻ em Johannesburg theo đó được dựng lên chí ít cũng để những người phụ nữ bỏ rơi con họ được an toàn tối đa.
Kate Allen, con dâu của mục sư đồng thời là quản lý 3 trại mồ côi của nhà thờ giải thích: ’có một bộ cảm biến nặng trong thùng trẻ em. Khi mẹ cháu bé đặt cháu vào thùng, tiếng chuông sẽ reo vang đến ngôi nhà trẻ em. Chúng tôi đi xuống, mở thùng và bế cháu bé và mang về gia đình chúng tôi. Những đứa trẻ thường là mới sinh, mặc dầu người mẹ nỗ lực chăm sóc chúng khoảng 2 đến 3 tháng và sau đó bở rơi chúng’.
Đến tháng Tám này là thùng trẻ em ’Cánh cửa hy vọng’ hoạt động được 11 năm và đã đón nhận 890 cháu. Kate nói: ’Lúc đầu lần đầu chúng tôi đón từ 4 đến 6 em mỗi tháng. Sau đó tăng lên 8 cháu và năm ngoái là 12 cháu. Từ đầu năm nay, chúng tôi nhận 16 cháu mỗi tháng’.
Kate cho rằng tình trạng gia tăng trẻ em bị bỏ rơi là do suy thoái kinh tế khiến Nam Phi mất đi 1/4 việc làm. ’Người dân đang nỗ lực chu cấp cho gia các gia đình họ và còn nhiều tệ nạn mại dâm. Những bà mẹ là gái điếm sẽ sinh con, bỏ rơi chúng và sau đó đi làm trở lại. Thật khủng khiếp. Chúng tôi từng nghe hoặc thấy họ, phần lớn trẻ em bị bỏ rơi vào ban đêm và không khó khăn hình dung nỗi đau đớn của những người mẹ đó khi họ bỏ rơi con mình trong thùng và chạy đi’.
Hiện Kate đang chuẩn bị bổ sung thêm một thùng trẻ em trong khoảng thời gian chín tháng vì World Cup. Các cổ động viên từ 32 quốc gia tập trung về những thành phố đẹp nơi các trận bóng được tổ chức. Ước tính khoảng 450.000 khách du lịch là đàn ông và mặc dù dịch vụ tình dục là bất hợp pháp ở Nam Phi, nhưng nhiều trẻ em vẫn được thụ thai ngoài ý muốn do những người phụ nữ làm gái mại dâm trong thời gian diễn ra giải đấu.
Những trại mồ côi ở các thành phố như Johannesburg và Durban đang tự tăng cường cho đợt trẻ em bị bỏ rơi gia tăng. ’Tất cả chúng tôi làm là chuẩn bị khoảng trống cho chúng’ Kate nói tại ’Cánh cửa hy vọng’ ’ Chúng tôi đang mong muốn tạo ra một ngôi làng trẻ em và ở đó chúng tôi có thể xây những ngôi nhà tranh. Chúng tôi đã tìm được nơi phù hợp và chúng tôi cần khoảng khoảng 700.000 đôla cho phi phí. Hiện chúng tôi đang bế tắc về phương thức và đang nỗ lực tìm không gian thích hợp’.
Ở Durban, hoạ sỹ Lara Mellon 40 tuổi đã bắt đầu chiến dịch gọi là Every ONE Counts (Tạm dịch: Mọi Người Cộng vào) nhằm gây quỹ cho trại mồ côi Shepherd Keep của thành phố. Bà được khích lệ bởi câu chuyện mà nhà sáng lập tổ chức Shepherd’s Keep ông Colin Pratley nói về một chiến lược nhằm đối phó với vấn đề World Cup - trái lại thị trưởng thành phố Durban ông Michael Sutcliffe đã gạt bỏ vấn đề này và coi như không quan trọng. ’Ông ta nói rằng kể cả 1000 gái mại dâm bỏ rơi 1000 trẻ em thì điều đó cũng không bảo đảm cho hậu quả của nó nảy sinh ’Lara nhớ lại. ’Tôi thực sự sửng sốt. Chỉ một đứa bé bị bỏ rơi cũng là quá nhiều rồi’.
Cứ 48 giờ đồng hồ thì có 3 đứa bé bị vứt bỏ ở tỉnh KwaZulu-Natal, nơi có Durban là thành phố lớn. Lara cảm thấy buộc phải làm gì đó cho những đứa bé World Cup bị bỏ rơi đang có xu hướng gia tăng. Bà nói: ’Tôi nằm trên giường và hình dung một gian trưng bày với 1000 bức hoạ, thể hiện 1000 đứa bé đề cập đến trong bài báo đó. Tôi gửi thư tới tất cả những người bạn nghệ sỹ của tôi và đề nghị họ đóng góp tác phẩm và nhận được sự hưởng ứng rất nhiều’.
Các hoạ sỹ gắp thế giới đang tặng những tác phẩm cho chiến dịch Every ONE Counts và mỗi tác phẩm sẽ được bán khoảng 160 đô la. ’Đến nay chúng tôi được hứa tặng 300 bức tranh ’ Lara nói. ’Chúng tôi đã nhận được 150 trong số đó và 52 bức tranh đã được bán. Đầu tiên những bức tranh được bán qua mạng Facebook. Tất cả mọi thành phần đều mua chúng, ở New York, New Zealand và ở Anh, trong đó thậm chí có nhiều người không thường đến thăm phòng trưng bày’.
Trại mồ côi Shepherd’s Keep không có thùng trẻ em, nhưng nhân viên của họ làm việc gần gũi với cảnh sát Durban và họ mang những đứa bé bị bỏ rơi tìm thấy trong khu vực đến cho trại mồ côi. Michelle Potgieter, giám đốc Shepherd’s Keep cho biết: ’Hôm nay chúng tôi nhận một bé sơ sinh tìm thấy trong công viên. Tháng trước, chúng tôi nhận một bé bị bỏ rơi trong bụi rậm- mẹ cháu bé không bao giờ hy vọng cháu bé được phát hiện. Cháu bé đã bị trầy da từ đầu tới chân do phơi nắng và kiến đỏ bám trên từng phân thịt của cháu. Cháu bé bị bỏ rơi ở bụi rậm 2 hoặc 3 ngày và không thể khóc được nữa. Cháu bé hoàn toàn bị khàn cổ. Như nhiều bé khác, cháu bé gái này đã được chẩn đoán mắc chức hoảng loạn. Cháu ngủ đến khi thức giấc vàĩe hét lên trong sợ hãi’.
Michelle cũng nhận thấy xu hướng mới đáng quan ngại. Bà nói: ’Chúng tôi phát hiện rất nhiều bé trong nhà vệ sinh và trong túi nilong do phá thai. Thật tồi tệ khi một số người quảng cáo phá thai cho phụ nữ mang thai đã 7 tháng. Một bà mẹ uống thuốc kích thích đẻ non và nghĩ rằng bà ta đã sẩy thai thế nhưng không phải, bà ta vẫn sinh nở và đứa bé vẫn sống, cháu bé bị cuộn trong túi ni lông và bỏ mặc cho đến khi tử vong’.
Trong khi đó những bà mẹ khác bỏ rơi con mình gần một nhà thờ hay bệnh viện với hy vọng ai đó sẽ thấy con mình và chăm sóc chúng, cùng với đồ dùng cá nhân được gói ngăn nắp. ’Một hộp sữa nhân tạo dành cho trẻ em đủ để nói lên rằng bà mẹ đã nhiễm HIV’ Michelle nói’ Bởi ở đây nuôi con bằng sữa mẹ là truyền thống, các bạn sẽ hiểu rằng bà mẹ đã để lại tài sản quý nhất của mình bởi vì bà ta biết mình sắp chết. Thật đáng buồn’.
Shepherd’s Keep chăm sóc những bé sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Khi một bé 6 sáu tháng tuổi, các xét nghiệm y tế cần thiết sẽ được hoàn tất và nhân viên công tác xã hội sẽ có những nguồn bố mẹ nuôi. Phần lớn sống ngoài Nam Phi- ở Đan Mạch, Australia, New Zealand, Canada và Anh. Nếu không tìm được bố mẹ nuôi phù hợp, đứa bé được chuyển đến trại mô côi chính phủ.
’Chúng tôi nan giải về vấn đề nhận con nuôi trong nước’ Michelle giải thích. ’Có những nơi tỷ lệ nhiễm HIV là 1/2. Điều này tác động đến khả năng chăm sóc các cháu. Hơn nữa ( đại đa số trẻ em bị bỏ rơi là da đen), và đàn ông không mong muốn nhận nuôi con của người khác.
Trong 54 em hiện sống tại các trại mồ côi "Cánh cửa hy vọng’ ở Johannesburg có 3 em nhiễm HIV. ’Không dễ dàng sắp xếp trẻ em nhiễm HIV’ Kate Allen nói, ’vì vậy các em này thường ở những nơi đặc biệt, tuy nhiên tuần tới chúng tôi sẽ có ngôi nhà đầu tiên dành cho trẻ nhiễm HIV. Nếu những em này có chế độ ăn uống và chữa trị thích hợp, hy vọng chúng sẽ có cuộc sống khả quan hơn.
’Không cứ phải tất yếu đứa bé đó dương tính nếu người mẹ dương tính’ bà cho biết thêm. ’Nếu một bé mới vài ngày tuổi, chúng tôi thử nghiệm kháng thể của người mẹ theo máu của bé. Nếu kết quả dương tính, chúng tôi cho cháu bé Nevirapine ( một loại thuốc có thể kìm hãm virus HIV nếu cháu bé chưa đầy 72 giờ tuổi).
Tại Shepherd’s Keep ở Durban, Michelle lạc quan nói. ’Các bé đến trong tình trạng hoảng sợ, nhưng khi rời chúng tôi đều khoẻ mạnh ngay cả bé nhiễm HIV. Chúng tôi khẳng định thuốc antiretroviral áp dụng phù hợp với các em và chương trình dinh dưỡng trong đó có các loại vitamin nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch cho các cháu. Rõ ràng các cháu phải cuộc sống gìn giữ, nhưng tôi không hiểu sao các cháu không thể sống thọ hơn.
Vào những ngày đầu, có người nói ’Bà đang lãng phí tiền cho các em bé nhiễm HIV bởi đằng nào thì các cháu cũng sẽ chết’. Tôi trả lời ’bạn sẽ không nói rằng nếu đứa bé này bịu ung thư’. Quan điểm dịch Every ONE Counts của Lara Mellon cho rằng trẻ em đều có giá trị như nhau bất kỳ chúng đến từ đâu’
Mới đây, một luật sư người Anh và vợ ông ta trở lại Durban với 2 cô gái nhỏ mà họ nhận con nuôi từ Shepherd’s Keep vài năm trước. Hai bé gái bị bỏ rơi tách biệt nhưng cùng tuổi nên được nhận như cặp sinh đôi. . Michelle nói: ’Thật hạnh phúc khi thấy cuộc đời chúng đã đổi thay. Hiện các bé gái đi du lịch trên thế giới, nghe tiếng Anh, và nghĩ đến nơi chúng đến, thật kỳ diệu’.
Hãy hy vọng những cháu bé sinh ra sau World Cup có một kết cục hạnh phúc.
- Quốc Toản (Theo Dailymail)
,