Trong bối cảnh căng thẳng hiện tại giữa hai miền Triều Tiên, câu hỏi đặt ra là, ai sẽ châm ngòi xung đột trước? Và, ở đám lửa đang âm ỉ trong quan hệ Hàn Quốc và Triều Tiên, tâm điểm giờ đây là sự khác nhau của điểm bốc cháy.
TIN BÀI MỚI |
---|
Đầu tiên tiên là vùng biển phía tây hay Hoàng Hải, nơi Triều Tiên thề sẽ bắn lại bất cứ tàu bè Hàn Quốc nào xâm nhập lãnh hải của họ.
Vấn đề ở đây là việc xác định ranh giới biển hai bên. Triều Tiên từ chối công nhận Đường Giới hạn phía Bắc – do LHQ đưa ra sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và đã từng có cuộc đọ súng chết người với Hải quân Hàn Quốc vào tháng 6/1999 và tháng 6/2002. Một tàu Triều Tiên bị chìm ở khu vực này với ít nhất 40 thuỷ thủ thiệt mạng; 6 thuỷ thủ khác chết trên một chiếc tàu tuần tra Hàn Quốc trong cuộc đụng độ thứ hai.
Và hầu như lại là tháng 6, thời điểm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên – cũng là lúc cao điểm của mùa đánh bắt ở vùng biển giàu tài nguyên.
Sau một báo cáo của tổ điều tra quốc tế về vụ chìm tàu chiến Cheonan, Hàn Quốc đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt Triều Tiên, và Bình Nhưỡng đã thẳng thừng tuyên bố huỷ bỏ một thoả thuận đạt được giữa hai miền vào năm 2004 để ngăn chặn đụng độ hai bên.
Có vẻ như hiệp định này là vô nghĩa bởi theo báo cáo của nhóm điều tra quốc tế, Triều Tiên đã dùng tàu ngầm tấn công ngư lôi vào tàu chiến Hàn Quốc, làm chìm tàu và cướp đi tính mạng của 46 trong tổng số 104 thành viên thuỷ thủ đoàn.
Hàn Quốc ngay lập tức có một cuộc tập trận chống tàu ngầm và tăng cường kiểm soát vùng biển với lệnh: Đầu tiên bắn cảnh báo sau đó có thể tấn công thẳng vào mục tiêu. Trong không khí hiện nay, chỉ huy quân sự hai bên có thể không muốn chơi một trò chơi chờ đợi.
Nếu Hoàng Hải là một chiến trường, thì bất cứ điểm nào dọc theo khu phi quân sự - dài 248km chia cách hai miền Triều Tiên sau khi chiến tranh chấm dứt - đều có thể bùng nổ đọ súng. Khả năng này có thể diễn ra sớm nếu Hàn Quốc dùng hệ thống loa phóng thanh cỡ lớn, tuyên truyền lợi ích hướng về phía hàng chục nghìn binh lính Triều Tiên.
Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ đáp trả bằng việc bắn vỡ loa phóng thanh Hàn Quốc. Hệ thống loa này chỉ ngừng tuyên truyền khi hai bên đạt được sự nhất trí cách đây sáu năm - thời điểm đỉnh cao của chính sách “Ánh dương” hoà giải hai miền Nam Bắc.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak khi nhậm chức đã đặt dấu chấm hết cho chính sách Ánh Dương vào năm 2008. Tuần này, ông đã tuyên bố ngừng giao dịch thương mại hai miền, cắt hầu hết viện trợ, không cho phép người Hàn Quốc sang Triều Tiên, mở một chiến dịch ngoại giao toàn cầu để thuyết phục thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, để lên án Triều Tiên, tăng cường các biện pháp cấm vận.
Chiến dịch ngoại giao của Hàn Quốc có thể không gây phiền Triều Tiên nhiều như việc hệ thống loa tuyên truyền rót vào tai binh lính của họ. Ông Lee đang đối mặt với cuộc thử nghiệm thần kinh nghiêm trọng khi biết rằng Triều Tiên có thể bắn vào hệ thống này.
Và nếu Triều Tiên làm vậy, thì các tay súng Hàn Quốc có bắn trả trở lại? Và chỉ một lần như vậy rất có thể là những phát súng khởi đầu cho một cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần hai. Hay nói một cách khác, bán đảo Triều Tiên có thể chìm vào sự hỗn loạn với hàng nghìn nếu không phải là hàng triệu người thiệt mạng.
Thực tế rất khó để hình dung ra mọi viễn cảnh. Có lẽ ông Lee sẽ quyết định ngừng lại kế hoạch dùng loa tuyên truyền. Thêm vào đó Triều Tiên lại có một con bài chủ chốt khác trong cuộc chơi. Họ đã sẵn sàng trục xuất một số quan chức Hàn Quốc từ khu công nghiệp chung Kaesong - chỉ cách Seoul 64km về phía bắc.
Giờ đây, Bình Nhưỡng tuyên bố có thể cắt mọi lối tiếp cận với khu công nghiệp nơi gần 1.000 kỹ thuật viên và kỹ sư hoạt động trong các nhà máy vừa và nhỏ của Hàn Quốc, nơi có hơn 40.000 người lao động Triều Tiên làm việc.
Điều đáng lo ngại là Triều Tiên có thể giữ người Hàn Quốc ở lại trong khu công nghiệp như những con tin cho tới khi Seoul nhất trí các yêu cầu bắt đầu xem xét lại Đường Giới hạn phía Bắc. Lo ngại tăng lên gấp bội nếu Triều Tiên khó chịu vì hệ thống loa tuyên truyền.
Những quan ngại ấy lan tới cả Vùng An ninh Chung tại ngôi làng ngừng bắn Panmunjom ngay gần Kaesong. Khoảng 600 binh lính nhận trách nhiệm tuần tra luân phiên đảm bảo an ninh, trong số này có 40 lính Mỹ.
Trong nhiều năm, Panmunjom đã trở thành một điểm đến du lịch. Hàng trăm khách du lịch tới đây mỗi ngày từ Seoul, cũng như từ phía bắc. Họ vẫn ở mỗi bên của một đường ranh giới cắt giữa vùng an ninh. Du khách phía nam trước khi tới đây được thông báo ngắn gọn là không tới gần lính bảo vệ Hàn Quốc.
Ở đây có một cây cầu từng là nơi diễn ra cuộc trao đổi tù binh khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt. Cây cầu là điểm dừng cuối cùng cho chuyến thăm tới Panmunjom. Và chắc chắn là, người Hàn Quốc sẽ bị cấm du lịch tới Panmunjom nếu tình hình trở nên nguy hiểm.
-
Kỳ Thư (Theo Atimes)