Các thị trường khắp toàn cầu rúng động do sự thiếu táo bạo của giới lãnh đạo chính trị thế giới trước những cuộc khủng hoảng hiện thời.
TIN BÀI MỚI: |
---|
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp bùng phát hồi tháng 2, các thị trường tài chính đã biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực trầm trọng. Đồng Euro giảm khoảng 15% so với đồng USD trong năm ngay, còn chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã xuống mức tồi tệ nhất trong vòng 40 năm qua vào tháng 5. Trong khi đó, lãi suất cho vay liên ngân hàng đã tăng gấp đôi trong vòng vài tuần qua và giá dầu mỏ thì leo thang. Ít nhất một xu hướng ngầm mới và mạnh mẽ đã lý giải sự lo âu trong giới đầu tư và thương nhân: sự tăng trưởng lượng tử nguy cơ chính trị.
Các thị trường chứng khoàn khắp thế giới lo lắng về tình hình ở châu Âu.
Định nghĩa nguy cơ chính trị nhìn chung ám chỉ nguy cơ chiến tranh, đảo chính, việc chính phủ sung công các tài sản cá nhân hay sự tăng vọt hoặc thất thường hoạt động điều chỉnh. Tuy nhiên, ngày nay, sự lo ngại của thị trường đi kèm một khái niệm mở rộng về nguy cơ chính trị, bao gồm cả sự bất lực ngày càng tăng của chính phủ nhằm xác định chính xác độ lớn của những thách thức mà họ đang đối mặt, rồi sau đó đề ra và thực thi những chính sách phù hợp với mức độ của các vấn đề đó. Nguy cơ chính trị cũng bao gồm cả khả năng hạn chế ngày càng tăng của các chính phủ trong việc phối hợp với chính phủ khác nhằm giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Các thị trường căm ghét nguy cơ chính trị, vì nó liên quan tới việc định lượng sự yếu kém của con người và các tổ chức, một thứ gì đó không ăn khớp với các mô hình máy tính Phố Wall. Dưới đây là một số ví dụ về việc nguy cơ chính trị đang tăng lên như thế nào:
Các thị trường lo lắng rằng Đức, Pháp và những nước sử dụng đồng Euro khác không có khả năng thực thi những cải cách kinh tế theo kêu gọi của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU). Ví dụ, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách từ 11,2% GDP năm 2009 xuống còn 3% vào năm 2013, một sự cắt giảm gây choáng váng. Chỉ tuần trước, chính phủ Madrid đã thông qua cái sẽ là nhiều lần cắt giảm hơn nữa với số phiếu ủng hộ sít sao 169 /168.
Tuy nhiên, hiện giờ, GDP dự kiến sẽ còn tăng chậm hơn nữa và số phận chính trị của Tổng thống José Luis Rodriguez Zapatero thì đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Cả hai điều này khiến việc cắt giảm thêm ngân sách ở quốc gia này trở nên rắc rối hơn. Một tấn kịch tương tự có thể diễn ra ở Pháp, khi nhà cầm quyền ban hành đạo luật vào mùa hè này, quy định tăng tuổi nghỉ hưu để được nhận lương trong ngành dịch vụ công từ 60 tuổi lên 62 tuổi.
Các thị trường hiện vẫn hoài nghi việc Hy Lạp và các nước khác có thể tìm được cách thoát khỏi nợ nần, ngay cả với gói cứu trợ mới trị giá 1.000 tỉ USD. Họ cũng nhận định việc tái cấu trúc nợ - một thuật ngữ tao nhã dành cho "sự vỡ nợ" - là một điều chắc chắn. Tuy nhiên, nếu các chính phủ chờ quá lâu để trì hoãn nỗi đau này, như họ có xu hướng làm thế, thì khi đó, các quá trình vỡ nợ sẽ trở nên lộn xộn và tạo nên những lớp sóng khuấy động khắp các thị trường, vượt ra ngoài khu vực đồng Euro.
Cả Mỹ, Anh và Nhật đều đang trải qua thời kỳ thâm hụt liên quan tới GDP chưa từng có tiền lệ trong thời bình. Mỗi nước này sẽ không chỉ phải cắt giảm đáng kể ngân sách cũng như tăng thuế, mà còn phải thu hẹp nhiều biện pháp bảo đảm lương hưu và trợ cấp nhà nước. Tất cả cần phải cắt giảm dần chi phí an ninh, y tế và giáo dục công. Các thị trường nghi ngờ rằng, số vụ cắt giảm được tiến hành sẽ không đủ trước khả năng chắc chắn về sự thụt lùi chính trị liên tục và lớn mạnh. Họ cũng lo lắng về kiểu rối loạn kinh tế xuất phát từ sự tê liệt tài chính.
Phẩm chất của chính phủ ở Trung Quốc cũng bộc lộ nguy cơ chính trị cao, đặc biệt kể từ khi mọi quyết định kinh tế lớn bắt nguồn từ Bắc Kinh. Trung Quốc đang đối mặt với áp lực chồng chất về việc phải tránh những bong bóng vẫn thường thấy và vẫn có tính cạnh tranh cao trong khi đồng thời phải đối mặt với áp lực tăng lương, tái định giá đồng nội tệ và xuất khẩu sang một thế giới phương Tây phát triển chậm hơn. Nếu Trung Quốc vấp ngã, tất cả những đặt cược vào một sự khôi phục toàn cầu có thể sẽ chấm dứt.
Một nguy cơ chính trị khác là sự điều chỉnh tài chính đã tăng lên ở Mỹ và châu Âu, nơi sự thiếu phối hợp xuyên Thái Bình Dương đang tạo ra nỗi ám ảnh về mớ hổ lốn các quy tắc mâu thuẫn, dẫn tới những cơ hội làm mất ổn định quá trình kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh. Ngay cả sau một năm nỗ lực sâu rộng, bao gồm cả 3 hội nghị thượng đỉnh G-20, hiện vẫn không rõ các ngân hàng sẽ bị đánh thuế như thế nào, mức độ dữ trữ mà họ sẽ phải thực hiện, các điều luật kiểm soát việc bán khống cũng như những biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng đối với việc giao thương khế ước tài chính phái sinh và hơn thế nữa.
Các thị trường đang dõi theo các quốc gia thâm hụt lớn như Mỹ và các nước thặng dư lớn như Trung Quốc và Đức để tìm những dấu hiệu cho một sự tái cân bằng kinh tế toàn cầu trọng yếu, một đòi hỏi chủ chốt cho một hệ thống kinh tế toàn cầu ổn định hơn. Họ hầu như không nhìn thấy bất kỳ tiến triển nào. Tỉ lệ tiết kiệm của Mỹ đã đạt tới trạng thái bình ổn, còn Bắc Kinh và Berlin muốn duy trì hệ thống cũ, hệ thống đã góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.
Các thị trường cảm nhận rằng, trong trường hợp suy thoái hai con số, các chính phủ không còn trong tình trạng được dự trữ đầy đủ về tiền tệ, tài chính, và có thể buộc các ngân hàng trung ương in tiền để mua các khoản nợ, do đó dẫn đến việc lạm phát nghiêm trọng. Ngân hàng trung ương châu Âu hiện đang bị chỉ trích vì đã mua các trái phiếu tỉ giá thấp của Hy Lạp.
Các thị trường nhận ra rằng, cái có thể hợp lý với một quốc gia không thể hiệu quả đối với tất cả số còn lại. Họ phân vân liệu cả Mỹ và châu Âu có thể giành lại sự cạnh tranh thông qua hỗ trợ các đồng tiền yếu, chống đỡ ngấm ngầm các hy vọng tương lai của riêng họ mà không cần thực thi hàng loạt sự phá giá cạnh tranh nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước như thế nào.
Không cần mất công tưởng tượng nhiều thì người ta cũng hình dung được những viễn cảnh, trong đó các chính phủ vẫn chưa sẵn sàng, vì họ còn quá choáng váng trước việc đối phó với những cuộc khủng hoảng hiện tại. Cái gì sẽ xảy ra nếu một cơ quan định giá đánh giá thấp nợ của một quốc gia lớn, như Nhật - nước đang quanh quẩn nạn giảm phát cũng như có nợ chồng chất và chính phủ yếu - điều đã được minh chứng bằng sự từ chức mới đây của Thủ tướng Yukio Hatoyama, vị lãnh đạo chính phủ thứ 4 phải ra đi trong vòng 4 năm qua? Điều gì sẽ xảy ra nếu một thành phố lớn giống như Los Angeles tuyên bố phá sản, gây ra các đợt sóng chao đảo khắp các thị trường tài chính cấp thành phố trên toàn thế giới?
Chúng ta không nên ngạc nhiên nếu các chính phủ gặp khó khăn lớn nảy sinh từ các thách thức mà họ đang đối mặt. Rốt cuộc, vài thập niên qua đã tôn vinh sự bãi bỏ các quy định và việc giảm các rào cản thương mại và tài chính, trong khi các công việc kinh doanh thu nhập cao đã hút hết những tài năng hàng đầu từ ngành dịch vụ công. Và vấn đề mà cả xã hội đối mặt - ví dụ như sự tăng trưởng phi thường của các thị trường tài chính hoặc những vấn đề sâu sắc xung quanh sự thay đổi khí hậu - đã trở nên phức tạp hơn do sự tinh vi của công nghệ và các liên kết toàn cầu.
Nếu nguy cơ chính trị trở nên ít đe doạ hơn đối với các thị trường thì kiến thức và kinh nghiệm của các chính trị gia cần phải được nâng lên đáng kể. Các lãnh đạo chính trị của chúng ta cần sự quả cảm để tạo ra những thay đổi táo bạo trong các chương trình kinh tế và xã hội cũng như trong việc tổ chức bộ máy quan liêu, chưa kể đến việc đối mặt với sức nóng chính trị từ các công dân, những người đang cảm thấy buồn phiền. Việc gia tăng đáng kể sự phối hợp quốc tế cũng vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng, tất cả những điều này xảy đến kịp thời. Dẫu vậy, hiện rất khó để không thông cảm với những người ở Phố Wall vốn coi viễn cảnh này còn quá xa vời.
-
Thanh Bình (theo Yale Global)