Khi không phận ở khắp khu vực Trung và Đông Âu (CEE) đóng cửa trong suốt ba ngày, các hãng hàng không lớn bắt đầu lo lắng rằng, an toàn chuyến bay sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính vốn không mấy tốt đẹp của họ.
Tin bài mới
Không một chuyến bay cất cánh, hạ cánh nào được thực hiện dịp cuối tuần ở khắp Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Poland, Romania và Serbia...
Núi lửa Iceland tiếp tục làm hàng không châu Âu lao đao (Ảnh Reuters)
Thực tế này khiến CEE khốn khổ khi họ hầu như vừa trải qua mức sụt giảm 30% doanh thu năm 2009. Bộ trưởng Vận tải Romania, Marin Anton, ước tính, mây tro bụi từ núi lửa có thể khiến các hãng hàng không nước này tổn thất 1,8 - 2 triệu euro (2,4 - 2,7 triệu USD)/ngày. Riêng doanh thu của hãng hàng không quốc gia Romania Tarom thiệt hại tới 1,1 triệu euro/ngày.
Không phận đóng cửa bộc các công ty hàng không dân sự phải hủy bỏ khoảng 590 chuyến bay tại các sân bay Rominia, ảnh hưởng tới 60.000 - 65.000 hành khách.
Chính quyền Romania dự kiến sẽ cổ phần hóa Tarom năm 2011, nhưng quá trình tư nhân hóa còn phụ thuộc vào lợi nhuận chung của công ty. Năm ngoái, Tarom thất thu 22 triệu euro (29,7 triệu USD). Dự kiến đạt lợi nhuận 6,3 triệu USD của công ty năm nay đang có nguy cơ không thành vì núi lửa phun tại Iceland.
Hãng hàng không quốc gia Hungaria Malev tuyên bố sẽ trả lại vé cho các hành khách. Hãng này từ chối công bố mức tổn thất do núi lửa. Năm ngoái, Malev thu lỗ 124 triệu USD.
Hãng hàng không LOT của Ba Lan dự kiến cổ phần năm 2011. Công ty từ chối nói về tình hình tài chính năm 2009. LOT đã đứng sát bờ vực phá sản do giá nhiên liệu tăng kỷ lục năm 2008 với khoản lỗ khổng lồ 262 triệu USD.
Hôm qua (18/4), Bulgaria đã tạm thời đóng cửa toàn bộ không phận. Sân bay Sofia đang chịu tổn thất tài chính nặng nề do hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ.
-
Kỳ Thư (Theo THX)