Nếu so sánh đẳng cấp GDP và tỷ lệ tử vong vì giao thông có thể phát hiện, nước nào có GDP bình quân đầu người càng cao thì giao thông nước đó càng an toàn, thế nhưng ở những nước có GDP bình quân đầu người tương đương nhau thì tình trạng nguy hiểm trong giao thông của các nước này lại không giống nhau.
Tin liên quan:
Kinh hoàng giao thông Việt Nam. (Ảnh: vtv) |
Một ví dụ làm người ta ngạc nhiên nhất là Bỉ và Hà Lan. GDP bình quân đầu người của hai nước này trên thực tế bằng nhau, hai nước là láng giềng thậm chí còn dùng chung ngôn ngữ, nhưng khi lái xe ở Bỉ sẽ nguy hiểm hơn .Câu trả lời là "hủ bại" ở Bỉ lớn hơn.
Chỉ số hủ bại ở Bỉ tương đối cao, khiến dân chúng không muốn tuân thủ qui tắc giao thông. Một nhà kinh tế học Bỉ đã chỉ ra, người Bỉ tràn đầy ý thức phản kháng, so với người Hà Lan, ý thức chống đối của họ trước những qui định về an toàn giao thông như thắt dây an toàn, hạn chế tốc độ, cũng như không lái xe sau khi uống rượu v.v. rất mãnh liệt.
Ở những nước hủ bại ít nhất như Thụy Điển, Singapore là những nơi lái xe an toàn nhất.
20 giờ và 4 ngày
Bài học mà chúng ta nên tiếp nhận là: dường như sự giầu có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trong giao thông, nhưng hủ bại có ảnh hưởng tới việc này lớn hơn nhiều. Một điều tra của một số nhà kinh tế Mỹ cho thấy, hiện tượng hủ bại và tỷ lệ tử vong trong giao thông có quan hệ còn chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa thu nhập và tỷ lệ tử vong trong giao thông, bởi vì muốn giao thông an toàn cần phải có những qui định pháp luật đáng tin và những người đáng tin chấp hành.
Nga là nước có hiện tượng hủ bại nghiêm trọng nhất trong các nước có trình độ phát triển trung bình, và theo tin tức đã đưa, số tử vong vì giao thông trên các con đường ở Châu Âu có tới 2/3 là người Nga.
Một phóng viên Anh tại Camơrun - nước nghèo nhất châu Phi và cũng là một trong những nước hủ bại nhất - đã cùng một người lái xe tải nước này chở đầy bia đi 480 km, hành trình này đáng lý chỉ cần 20 giờ, nhưng chuyến xe đã phải chạy trong 4 ngày, ngoài việc đường xá xấu gây ra nguyên nhân chủ yếu là họ phải dừng lại trước 47 trạm kiểm soát và tại mỗi trạm người lái đều phải hối lộ nhân viên kiểm tra.
Hủ bại bôi trơn bánh xe
Ấn tượng của người ta về sự hỗn loạn trong giao thông tại thủ đô New Delhi là: rất nhiều lái xe hầu như không đủ tư cách để nhận bằng lái. Một nghiên cứu về 822 người lái phát hiện, những người muốn có bằng lái nhanh nhất thường phải thông qua những “nhân vật trung gian” để tăng nhanh tiến trình thi lấy bằng.
Số này chiếm 69% tổng số. Ở đây hủ bại đã bôi trơn bánh xe, hủ bại đã trở thành vật thay thế kỹ năng lái xe thực tế.
- DQA (gt)