221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1266397
Cuộc đời hình sự của điệp viên nguyên tử (II)
0
Article
null
Cuộc đời hình sự của điệp viên nguyên tử (II)
,

Klaus cảm thấy thoải mái ở Anh. Chủ nghĩa chính trị độc đoán tồn tại ở Đức suốt thời trai trẻ của Klaus không có ở Anh trong những năm 1930, cho dù vẫn có những tranh cãi giữa các đảng phái chính trị. Tranh luận diễn ra khắp nơi nhưng Klaus vẫn có thể bày tỏ quan điểm Marxist của mình mà không lo lắng về hậu quả. Ở đây tồn tại một bầu không khí trí tuệ hơn là hà khắc.

s
Harry Gold. (Ảnh: rosenbergtrial)

Anh yêu mến Bristol và những vùng đất xung quanh nó. Làm việc với tấm bằng tiến sĩ không cho phép anh có quá nhiều thời gian để nhìn ngắm, nghiên cứu kỹ xung quanh, nhưng anh hiểu rằng, nước Anh đem lại cho anh sự đảm bảo “đây là vùng đất xanh và dễ chịu”. Chủ nhà tốt bụng, các giáo sư luôn ủng hộ, ngày cuối tuần là những cuộc trò chuyện vui vẻ, ca hát nhảy múa và ăn uống.

Sau khi giành được học vị cao, Klaus với sự giới thiệu nhiệt tình của các giáo sư hướng dẫn, đã tìm được một vị trí nghiên cứu ở Birmingham. Giờ đây, với thu nhập tạm ổn, anh có một nơi của riêng mình, để thoải mái thực hiện những nghiên cứu khoa học. Anh có những người bạn tốt và một cuộc sống tốt.

Sau đó là chiến tranh và một cương vị thực tập sinh ở Canada. "Tôi không nuôi dưỡng ý tưởng thù hận chống lại đất nước đã tiếp nhận tôi. Họ đã làm những gì phải làm, tôi hiểu điều đó”, những năm sau này, anh đã tâm sự như thế.

Năm 1942, khi bắt đầu sự nghiệp điệp viên, Klaus xuất hiện cái mà anh tự gọi là “bệnh tâm thần phân liệt có kiểm soát”. Nó giúp anh phân chia những cảm xúc của mình. Nó có tác dụng khi anh bội phản lại bạn bè và những người bạn vẫn yêu quý anh khi anh tiết lộ bí mật của họ.

* * *

Giữa năm 1942, sau khi Klaus gia nhập Tube Alloys, những cuộc gặp với cô gái từ Banbury bắt đầu. Cho dù Klaus không quan tâm lắm nhưng “Cô gái từ Banbury" đích thực là chị của Jurgen Kuczynski tên là Ursula. Theo đúng cách hoạt động điệp viên, những cuộc gặp đều bí mật và rất ngắn gọn. Đầu tiên, Klaus chỉ lướt qua mọi thông tin về công việc nghiên cứu khoa học của anh, đưa cho Ursula bản copy tài liệu nghiên cứu.

Công việc diễn ra thuận lợi. Những đóng góp của Klaus cho dự án Tube Alloys ngày càng trở nên quan trọng và Michael Perrin cho rằng, đã tới lúc đảm bảo rằng Klaus có thể tiếp cận với những thông tin được phân loại để công việc của anh tạo ra các đóng góp lớn hơn. Perrin đỡ đầu Klaus để xin nhận quyền công dân. Vào tháng 9, Klaus Fuchs, một người di cư Đức, đã thề trung thành với vương triều ở Anh, trở thành một công dân, một người mang quốc tịch Anh. Thậm chí quá khứ là một thành viên Đảng Cộng sản Đức của anh được mọi người biết tới, nhưng họ không có lý do gì để nghi ngờ rằng, Klaus hoạt động như một người cộng sản kể từ khi anh đến Anh chín năm trước. Dự án cần anh, và anh trả lời bằng hiệu quả công việc của mình.

Klaus trở thành một công dân Anh khi sự nghiệp điệp viên vừa bắt đầu.

Klaus Fuchs, một công dân Anh, được cấp trên xác nhận và đảm bảo, bắt đầu dấn thân vào phần thú vị nhất cuộc đời là điệp viên. Một ngày, Perrin nói với anh về sự hợp tác ngày càng gia tăng giữa các nhà khoa học Mỹ và Anh về việc chế tạo bom nguyên tử. Ông yêu cầu Klaus tới Mỹ như một trong những người đại diện của mình.

Tại Mỹ

Tháng 12/1943, Norfolk, Virginia tràn ngập hoạt động thời chiến. Hàng loạt công xưởng tập trung vào chế tạo tàu thuyền, thuỷ thủ và người đóng tàu hiện diện khắp nơi. Đó là một nơi cực kỳ bận rộn. Klaus và bốn cộng sự đã đến đây, sau một chuyến đi bình an khác hẳn chuyến đi của bốn năm trước – lúc anh phải chen chúc trên một tàu buôn nhỏ để đến Canada và chịu chín tháng giam hãm. Lần này, anh tới Mỹ trong vai trò một công dân Anh đáng ngưỡng mộ, theo cách thúc đẩy hiệu quả chiến tranh hơn nữa.

Sau vài thủ tục kiểm tra, đoàn đại biểu khoa học Anh đáp tàu tới Washington, D.C., nơi họ tuyên bố lời thề trung thành và lòng tin của Klaus được Perrin kiểm chứng. Sau đó, họ lên một con tàu khác và tới New York City, nơi người Anh tham gia dự án nghiên cứu tại Đại học Columbia. Khi ổn thoả chỗ nghỉ ngơi trong một khách sạn nhỏ, anh muốn tới thăm em gái Kristel, đã lập gia đình và sống ở Cambridge, Massachusetts. Nhưng đầu tiên, anh có một cuộc gặp, một cuộc gặp với người đàn ông có tên là Harry Gold, người mà Klaus chỉ biết gọi là Raymond.

Trước khi rời Anh, Klaus được chỉ dẫn cách tiếp xúc với chỉ huy ở Mỹ. Vài tháng trước khi tới Mỹ, anh đã cung cấp các thông tin mới với chỉ huy Liên Xô, Ursula. Anh ngày càng đi sâu hơn vào sứ mệnh điệp viên. Theo lời hẹn, Klaus gặp một người đàn ông ở New York City, ở một điểm hẹn trước, mang theo một quyển sách bìa màu vàng. Người liên lạc của anh sẽ mang theo một gói bọc giấy nâu và buộc dây xung quanh. Họ sẽ đến một nơi khác theo địa điểm hẹn trước, và bắt đầu liên lạc.

s
Mỹ thả bom nguyên tử xuống Thành phố Nagasaki, Nhật Bản ngày 9/8/1945 (Ảnh life)
Năm mới 1944, sự nghiệp điệp viên của Klaus Fuchs trên đất Mỹ bắt đầu.

* * *

Thông tin tới Harry Gold trở nên chi tiết hơn. Gold nhận chỉ thị yêu cầu Klaus những thông tin đặc biệt, câu hỏi đến từ các nhà khoa học Nga tới KGB, và người chỉ huy Yakovlev. Thông qua việc trả lời các câu hỏi, Klaus có thể cung cấp chi tiết hơn về việc chế tạo nguyên liệu hạt nhân. Việc tách Uranium 238 thành Uranium 235, rồi đến Plutonium, đã thành công hơn hẳn kết quả mà người Nga có thể hình dung. Đây là vật chất cơ bản để làm bom nguyên tử.

Gold và Klaus có một mối quan hệ không dễ dàng. Fuchs nội tâm, bình tĩnh lại gặp Gold nóng tính, thâm trầm khiến anh cảm thấy không thoải mái. Gold biết một số kiến thức hoá học, nhưng lại thật lạc lõng với những nguyên tắc vật lý. Ông không phải là người mà Klaus có thể thảo luận về bản chất khoa học của vật lý nguyên tử.

Nhưng Gold vẫn cố gắng xây dựng một tình bạn với Fuchs, song Klaus không hứng thú khi đi ăn hay uống với người liên lạc của mình. Một hai lần khá miễn cưỡng, họ gặp nhau trong bữa tối. Klaus lơ đãng nhả đầy khói vào không khí trong khi Gold vẫn mang áo choàng và đội mũ khi vào bar, cố gắng dùng con mắt điệp viên của mình nhìn xuyên khói thuốc, trao đổi với người đàn ông lạ mặt gốc Đức. Giống như thu hút câu trả lời từ hòn đá tảng, Gold nghĩ vậy. Người liên lạc biết rất ít về đối tượng của mình, mặc dù Fuchs có thể hiểu rằng Gold đến từ Philadelphia, và có đủ kiến thức hoá học để làm việc trong công nghiệp hoá chất.

Tháng 8/1944, Gold đột nhiên phát hiện bản thân đang nằm trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Fuchs không xuất hiện trong một cuộc hẹn đã lên kế hoạch. Gold phải đối mặt với nhiệm vụ không mấy dễ chịu là báo cáo cho cấp trên (A.A. Yakovlev) rằng Fuchs đã biến mất. Yakovlev chỉ thị cho Gold tới thăm nhà em gái của Fuchs ở Cambridge.

Kristel tỏ ra nghi ngờ về người đàn ông lạ mặt xuất hiện trước cửa nhà. Người này giới thiệu là bạn của anh cô, nhưng lại không giống như kiểu người mà Klaus làm bạn. Ông ấy quá tầm thường? và cô không chắc lắm. Nhưng, ông ấy dường như biết điều gì đó về sự nghiệp khoa học của Klaus. Cô nói với người lạ mặt rằng Klaus đã tới “nơi nào đó ở phía tây nam” và anh sẽ trở lại vào kỳ nghỉ Giáng sinh. Gold nhờ Kristel nói với Klaus liên lạc lại.

Họ gặp nhau vào tháng 1 ở Cambridge, khi Klaus đứng trước cửa nhà Kristel. Họ đồng ý sẽ gặp nhau lần nữa, vào tháng 6 trên cây cầu ở Santa Fe.

Harry Gold báo cáo với Yakovlev việc hoàn thành sứ mệnh liên lạc lại được với người điệp viên quan trọng nhất của họ.

"Tốt lắm, bây giờ, khi gặp Fuchs, Tôi muốn anh gặp cả một đại diện khác”, Yakolev nói với Gold. "Tên anh ta là David Greenglass, và cũng làm việc tại Los Alamos. Anh ta có thể có thứ gì quan trọng cho chúng ta”.

Trong lời thú nhận sau này, Gold kể đã phản đối. "Đây là việc quan trọng", Yakovlev nói. "Đưa cho anh ta dấu hiệu của chúng ta, anh ta sẽ biết anh đến từ đâu. Mang về tất cả những gì anh có từ Fuchs và Greenglass. Hãy làm sớm nhất có thể. Chúng ta cần những thông tin ấy. Hiểu chứ?".

Không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận chỉ thị. Gold là liên lạc viên và đó là những gì anh cần làm. Họ chỉ thu nhặt thông tin theo chỉ thị, không hề đưa ra câu hỏi nào. Vấn đề là Gold chưa từng tới phía tây Chicago, và suy nghĩ về hai cuộc gặp khiến anh lo lắng. Khi tới Santa Fe, anh ta mua một bản đồ. Đó là bản đồ thành phố Santa Fe.

Dự án Los Alamos kết thúc

Đó là một bữa tiệc thông thường của Los Alamos. J. Robert Oppenheimer có mặt ở đó. Edward Teller, Richard Feynman và mọi nhà khoa học chủ chốt của dự án Los Alamos. Họ tập trung thành những nhóm nhỏ, trò chuyện, hút thuốc và uống rượu. Như thường lệ, Oppenheimer vẫn luôn nở nụ cười, trò chuyện với vài phụ nữ. Teller, thì khoác lác về một ý tưởng mới. Klaus chỉ cười, ít nói.

"Chúng ta sẽ sẵn sàng cho một cuộc thử nghiệm”, Oppenheimer nói. “Sau đó, chúng ta sẽ thấy điều chúng ta làm cho loài người. Ý tôi là, cuộc chiến thực tế đã thắng lợi”.

Teller, thì cố đảm bảo với Oppenheimer rằng, sinh mạng hàng nghìn binh lính sẽ được cứu sống nhờ một loại vũ khí mới.

Klaus vẫn mỉm cười và ít nói.

Sáng hôm sau, Klaus tới Sante Fe trong một chiếc xe cũ mượn của cộng sự. Anh nói có người bạn cũ.

Anh đi tới cây cầu ở Sante Fe nơi Harry Gold đang chờ đợi.

* * *

Tháng 8/1945 là thời điểm khó khăn với các nhà khoa học Los Alamos. Những quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki, từ các báo cáo đều cho thấy sức hủy diệt lớn hơn nhiều họ hình dung. Klaus không chắc anh có quyết định đúng. Nhưng anh tin rằng, loại vũ khí siêu cường ấy phải tồn tại theo cách không một quốc gia nào mong muốn sử dụng nó lần nữa.

Perrin và hầu hết nhà khoa học trong đoàn Anh chuẩn bị rời Los Alamos. Perrin yêu cầu Klaus hoàn thành một số chi tiết để ông có thể xây dựng một mô hình tại Anh giống như Los Alamos. Klaus sẵn sàng kết thúc công việc này. Trong khi hăm hở trở lại Anh, anh không có lý do gì để từ chối chỉ thị của Perrin.

Rất nhiều cộng sự Mỹ của anh rời Los Alamos. Nhiều cuộc trao đổi nhỏ do Teller và những người khác diễn ra, nhưng Klaus chỉ chú tâm vào việc tập trung và chọn lọc những chi tiết của quả bom thả xuống Nagasaki. Đầu năm 1946, anh đáp tàu đến New York, thăm Kristel ở Cambridge và nói lời tạm biệt, rồi trở về nước Anh.

* Còn tiếp

  • Kỳ Thư (Theo Crime)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,