Giết hại, phá thai hoặc bỏ mặc, ít nhất 100 triệu bé gái đã biến mất - và con số này còn tăng lên.
Tin bài mới:
Hãy hình dung bạn đại diện cho một đôi vợ chồng trẻ mong đợi đứa con đầu lòng nhanh lớn, ở miền quê nghèo nàn. Bạn thuộc tầng lớp trung lưu; thu nhập của bạn đang dần tăng; bạn muốn một gia đình nhỏ. Nhưng tập tục truyền thống luôn là áp lực quanh bạn, quan trọng là bạn thích sinh con trai hơn con gái. Có lẽ lao động chân tay vất vả vẫn còn cần thiết đối với cuộc sống gia đình. Và chỉ con trai mới có thể thừa kế đất đai. Còn con gái được coi là về gia đình khác khi lấy chồng và bạn muốn ai đó chăm sóc bạn khi trở về già.
Giờ hãy hình dung bạn đã từng chiếu siêu âm; tốn khoảng 12 đô la và bạn có khả năng chi trả. Siêu âm cho thấy bào thai là bé gái. Bản thân bạn lại thích một bé trai; gia đình bạn phản đối. Bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc bỏ bé gái, bạn sẽ làm gì?
Đối với hàng triệu đôi vợ chồng, câu trả lời là: phá thai và cố sinh con trai. Ở Trung Quốc và phía nam Ấn Độ, tỷ lệ hơn 120 bé trai được sinh thì chỉ có 100 bé gái.
Tạo hoá chỉ ra rằng nam được sinh ra nhiều hơn nữ ở mức độ vừa phải nhằm bù lại bệnh tật mẫn cảm tuổi thơ của con trai. Nhưng không có gì dựa theo tỷ lệ này.
Đối với những người phản đối phá thai thì đây là trọng tội. Với những người như ở bài báo này, họ cho rằng phá thai nên “an toàn, hợp pháp và ít khi” (sử dụng cụm từ của Bill Clinton) tuỳ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, nhưng hệ quả dồn lại cho xã hội về những tác động cá nhân thật thảm khốc. Chỉ riêng Trung Quốc việc đối phó với nhiều đàn ông trẻ chưa kết hôn - họ cũng được biết – như toàn bộ dân số đàn ông trẻ ở Mỹ. Ở nhiều nước đàn ông trẻ không có gốc rễ báo hiệu sự bất ổn; ở các xã hội châu Á, hôn nhân và trẻ em là con đường được công nhận hoà nhập xã hội, những người đàn ông độc thân gần như là ngoài vòng pháp luật.
Tỷ lệ tội phạm, buôn bán phụ nữ, bạo lực tình dục, ngay cả tỷ lệ nữ giới tự vẫn đang gia tăng và còn gia tăng mạnh khi các thế hệ mất cân đối lên đến đỉnh điểm.
Không cường điệu gọi đây là sự phá thai theo ý muốn lựa chọn giới tính. Phụ nữ mất đi hàng triệu người con – phá thai, giết và bỏ quên. Vào năm 1990, một nhà kinh tế học Ấn Độ là Amartya Sen, đặt con số là 100 triệu, và tổng số cao hơn hiện nay. Niềm an ủi nhỏ là một số nước còn giảm nhẹ được nỗi đau, đó là Hàn Quốc, đã thấy được điều tồi tệ và ngăn chặn. Một số nước khác cần học hỏi từ Hàn Quốc nếu họ muốn ngăn chặn tình trạng phá thai.
Cái chết của những em gái bé bỏng
Nhiều người biết Trung Quốc và bắc Ấn Độ có số lượng lớn con trai trái với tự nhiên. Nhưng ít người đánh giá đúng vấn đề đó tồi tệ như thế nào, hoặc vấn đề đó đang gia tăng. Ở Trung Quốc, tỷ lệ mất cân đối giới tính là cứ 108 nam thì chỉ có 100 nữ đối với thế hệ sinh vào những năm 1980; đối với thế hệ sinh vào đầu những năm 2000 là 124 nam mà chỉ có 100 nữ. Ở một số tỉnh của Trung Quốc, một tỷ lệ chưa từng có là 130 nam và chỉ có 100 nữ. Tình trạng phá thai ở Trung Quốc đã lan rộng. Một số nước và vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á, gồm cả đảo Đài Loan và Singapore, ở tây Balkan và Caucasus, ngay cả bộ phận dân số của châu Mỹ (Trung Quốc - Nhật Bản – châu Mỹ, ví dụ): tất cả đã bóp méo tỷ lệ giới tính. Tình trạng phá thai do sở thích giới tính vẫn tồn tại hầu hết ở các châu lục. Nó tác động đến giàu và nghèo, giáo dục và mù chữ; Hindu, Hồi giáo, Nho giáo và Cơ đốc giáo cũng vậy.
Thịnh vượng không ngăn chặc được tình trạng này. Đài Loan và Singapore đã mở cửa, các nền kinh tế giàu có.
Chính sách một con của Trung Quốc chỉ có thể là một phần của vấn đề, và chính sách này đã tác động đến một số nước khác.
Tóm lại, tình trạng phá bỏ thai nhi gái là sản phẩm của ba áp lực: sở thích con trai từ cổ xưa; mong muốn kiểu mẫu gia đình nhỏ và công nghệ siêu âm và một số công nghệ khác xác định giới tính bào thai. Ở những xã hội có 4 hoặc 6 con phổ biến, rốt cuộc con trai cũng được ưu ái hơn; sở thích con trai đến mức không cần tính đến việc trả giá sinh mệnh của con gái. Hiện nay những cặp vợ chồng muốn có hai con, như ở Trung Quốc, chỉ được phép có một con, họ sẽ bỏ bào thai gái để có được con trai. Đó là nguyên nhân vì sao tỷ lệ giới tính bị bóp méo thời nay, phần lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Nó cũng cho thấy tại sao tỷ lệ giới ngày càng chênh lệch sau đứa con đầu lòng: bố mẹ có thể chấp nhận đứa con đầu lòng là gái nhưng sẽ làm tất cả để đảm bảo đứa con tiếp theo - có thể là đứa con út - là con trai.
Làm gì để ngăn chặn tình trạng này
Như vậy các bé gái là nạn nhân của sự kết hợp thành kiến tàn nhẫn xưa với sở thích gia đình nhỏ ngày nay. Chỉ một nước đã nỗ lực thay đổi hình mẫu này. Vào những năm 1990 Hàn Quốc có tỷ lệ giới tính chênh lệch gần như Trung Quốc. Nhưng đến nay, Hàn Quốc đang tiến đến mức cân bằng. Họ đạt được sự cân bằng này mà không cần vội vã, văn hoá đã thay đổi. Giáo dục nữ giới, chống phân biệt đối xử đồng thời luật quyền bình đẳng đã khiến tình trạng yêu thích con trai ở nên lạc hậu và không cần thiết.
Điều này diễn ra khi Hàn Quốc thịnh vượng. Nếu Trung Quốc hay Ấn Độ - với thu nhập 1/4 hoặc 1/10 của Hàn Quốc - đợi đến khi họ thịnh vượng, sẽ trải qua nhiều thế hệ. Để tăng tốc thay đổi, họ cần hành động theo lợi ích riêng của họ. Trung Quốc nên loại bỏ chính sách một con. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chống lại việc bãi bỏ chính sách này bởi họ lo ngại bùng nổ dân số; họ cũng gạt bỏ những quan ngại phương Tây về nhân quyền. Giới hạn ở một con thì không còn cần thiết cắt giảm sinh đẻ nữa. (Một số nước Đông Á cũng vội vã cắt giảm dân số như Trung Quốc) và họ đã làm tỷ lệ giới tính của đất nước chênh lệch quá lớn. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói rằng việc tạo ra “một xã hội hài hoà” là đường lối chủ đạo của ông. Xã hội đó không thể đạt được khi một chính sách ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống gia đình.
Tất cả các nước cần phải đề cao giá trị con gái. Họ nên khuyến khích giáo dục nữ giới, bãi bỏ các luật lệ và thuế má, bãi bỏ những quy chế ngăn cấm con gái thừa hưởng tài sản. Mao Trạch Đông từng nói: “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”. Thế giới cần hành động nhiều hơn để ngăn chặn tình trạng phá thai theo sở thích giới tính.
- Quốc Toản (theo Economist)