Kể từ khi tướng của thành phố Thebes, Epaminondas, tập hợp quân để tấn công Sparta gần 2.400 năm trước tại Leuctra, lối đánh sát sườn đối phương vẫn là cách triển khai quân đáng tin cậy nhất trong chiến tranh.
Tin bài mới
Những cuộc tấn công giáp lá cà có thể được thấy trong chiến thuật tấn công bên sườn (đánh vu hồi) của Frederick đại đế trong các trận đánh thế kỷ 18 của ông, trong chiến thuật bao vây của Erwin Rommel khi đánh Anh tại Bắc Phi năm 1941, và của tướng Norman Schwarzkopf đánh tan toàn bộ đội quân Iraq năm 1991. Đánh sát sườn như thế đã có truyền thống từ rất lâu.
Trong chiến tranh mạng, kẻ thù không dễ phát hiện. (Ảnh: FP)
Đánh giáp lá cà còn là cơ sở cho trận đánh tại khu vực Lưỡng Hà của quân đội Mỹ năm 2003. Nhưng một số điều khác biệt đã diễn ra vào thời điểm này. Theo ngôn từ của sử gia quân sự John Keegan, một phần lớn quân đội Iraq gồm hơn 400.000 lính chỉ "biến mất". Không có trận đánh và cuộc bao vây lớn nào, mà chỉ có một vài cuộc đấu súng nhỏ trên đường tới Baghdad. Thay vào đó, Iraq chủ yếu chờ đợi cho tới khi quân Mỹ tràn sang rồi sau đó mở cuộc tấn công nổi dậy dựa trên các cuộc tập kích và đánh bom.
Vì thế mà chiến tranh không còn được quyết định bởi những cuộc đối đầu lớn mà bằng những "trò trốn tìm". Ở cuộc chiến trong thế giới được kết nối mạng, quân đội sẽ phải điều chỉnh lại cách chiến đấu của mình, ghi nhớ rằng phải "xác định" được kẻ thù trong tương lai trước khi có thể nghĩ tới chuyện đánh bại họ.
Tại Iraq, không có những vụ giết chóc lớn, mà là kiểu chiến tranh bất ngờ mới, trong đó một loạt các vụ tấn công nhỏ không còn báo hiệu sẽ có sự gia tăng lực lượng chuẩn bị cho trận đánh lớn. Đây là con đường mà Taliban tại Afghanistan lựa chọn và rõ ràng cũng là quan điểm hoạt động toàn cầu của al Qaeda.
Cùng lúc đó, quân đội Mỹ đã cho thấy có thể thích nghi với cuộc chiến như vậy. Thực tế, khi lực lượng này cải thiện tình trạng của mình tại Iraq, thay đổi được quyết định đáng kể bởi khả năng tìm kiếm kẻ thù được củng cố. Mạng lưới vật chất các tiền đồn nhỏ được liên kết và hỗ trợ mạnh mẽ bởi một mạng xã hội của những chiến binh bộ lạc sẵn sàng phối hợp với các lực lượng Mỹ. Những nhân tố này, tổng hợp lại, đã làm lộ rõ al Qaeda tại Iraq, và nhờ có khả năng "rọi sáng" như thế mà quân đội Mỹ có thể dễ dàng phát hiện các thế lực thực tế đang tiến hành chiến dịch chống lại mình.
Hãy nghĩ tới điều này như một vai trò mới của quân đội. Theo truyền thống, họ chủ yếu tự coi mình gần như là "tổ chức chỉ biết bắn"; ở kỷ nguyên này, họ còn cần phải trở thành "tổ chức biết tìm kiếm".
Cách tiếp cận này có thể sẽ có hiệu quả tại Afghanistan cũng như Iraq - hay trong chiến dịch chống nổi dậy ở nơi khác - và khi đó, Mỹ cần tập trung đúng mực vào việc tạo ra hệ thống cần thiết cho cuộc tìm kiếm. Ở một số nơi, các thành phần bộ tộc thiện chí có thể ít quan trọng hơn các phương tiện công nghệ, mà đáng kể nhất là trong chiến tranh mạng thứ mà al Qaeda coi là "thiên đường an toàn ảo".
Khi chiến tranh thay đổi từ đánh giáp lá cà sang tìm kiếm, người ta hy vọng rằng thay vì làm kiệt quệ quân đội bằng những cuộc viễn chinh lớn chống lại những kẻ thù đang ẩn nấp, thành công có thể đạt được thông qua những lực lượng "phát hiện" nhỏ, kết nối với nhau. Vì thế cuộc xung đột như chiến tranh chống khủng bố không thể do một số cường quốc lãnh đạo, mà nhiều nước cùng phải tham gia, góp phần vẽ nên bức tranh chính xác về sức mạnh và cách bố trí lực lượng của kẻ thù.
Sự thay đổi thứ hai này - sang tìm kiếm - có tiềm năng tạo sức mạnh rất lớn cho các đơn vị "nhiều và nhỏ" cần thiết theo nguyên tắc 1. Tất cả điều này cần làm là cân nhắc kỹ lưỡng quan niệm chiến dịch sẽ dẫn đường cho họ.
- Đình Ngân (Theo FP)